+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện kinh tế xã hội.
+ Các hoạt động sinh kế, thu nhập của người dân xã Ngọc Côn.
- Thông tin về các hộ điều tra tại xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Diện tích đất canh tác, đất rừng.
- Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp của nông hộ.
- Số hộ trồng và thu nhập về trồng trọt. - Số hộ nuôi và thu nhập về chăn nuôi.
+ Những khó khăn , trở ngại trong hoạt động sinh kế của người dân để đề xuất một số giải pháp cải thiê ̣n sinh kế tại địa bàn nghiên cứu.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin số liệu đã có sẵn từ tất cả các nguồn có thể tiếp cận được. Đó là các số liệu, tài liệu được thu thập từ UBND xã Ngọc Côn, từ thư viện của Khoa Kinh tế và PTNT (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên), từ các trang mạng khai thác trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm Google,…
Đây là những nguồn tài liệu có giá trị để xây dựng tổng quan, cũng như những thông tin cơ bản liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương.
3.3.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Một bảng hỏi (xem phụ lục) được hình thành, gồm nhiều bộ phận khác nhau, từ những thông tin cơ bản của chủ hộ, an ninh lương thực, sinh kế và thu nhập nông hộ, những liên quan đến tác động của can thiệp trong sản xuất sắn, những tác động liên quan đến chế biến thức ăn chăn nuôi và phát triển chăn nuôi trâu bò và lợn, thị trường,…
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động sinh kế, thu nhập và thời gian giành cho các hoạt động sinh kế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) của cộng đồng địa phương. Đây là cơ sở để có các tác động của can thiệp liên quan nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.
Số liệu được thu thập tại năm thôn xác định Phia Siểm, Nà Giáo - Đông Si – Tẩu Bản, Pò Peo, Phia Mạ, Bó Hay – Pác Ngà. Tổng số có 60 phiếu điều tra đã được thu thập tại 60 hộ trong 5 thôn trên. Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện.
Bảng 3.1: Cấu trúc phân loại hộ điều tra theo các thôn
Thôn Khá Cận nghèo Nghèo Tổng cộng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Bó Hay - Pác Ngà 5 8,3 7 11,7 6 10,0 18 30,0 Nà Giáo - ĐS – TB 4 6,7 2 3,3 4 6,7 10 16,7 Phia Mạ 4 6,7 5 8,3 3 5,0 12 20,0 Phia Siểm 2 3,3 4 6,7 4 6,7 10 16,7 Pò Peo 5 8,3 2 3,3 3 5,0 10 16,7 Tổng Cộng 20 33,3 20 33,3 20 33,3 60 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)
Theo tiêu chí phân loại hộ thì tại địa bàn xã số hộ nghèo, cận nghèo còn cao đa phần là hộ nghèo và cận nghèo.
Trong tổng số 60 hộ điều tra lựa chọn 20 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo, 20 hộ khá giả để chia đều theo tỉ lệ số hộ nghèo, cận nghèo và khá ở các thôn.
Trong đó có thôn Bó Hay – Pác Ngà có số dân nhiều nhất và được chọn nghiều hộ điều tra nhất chiếm 30% số phếu điều tra. Sau đó đến thôn Phia Mạ
chiếm 20,0%, ba thôn còn lại có số hộ tương đối như nhau nên số hộ lựa chọn cũng bằng nhau chiếm 16,7% tổng số hộ điều tra.
Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện và chính xác các thông tin về đời sống sinh hoạt, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, tư tưởng, ý thức của người dân.
- Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài.
3.3.3. Phƣơng pháp phân tích sử lý số liệu
- Các thông tin số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và sử dụng theo các phương pháp phân tích tài liệu thông dụng.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Ngọc Côn có liên quan đến sản xuất nông nghiệp sản xuất nông nghiệp
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện trùng khánh
a. Vị trí địa lý
Ngọc Côn là một xã thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Xã có vị trí:
Bắc giáp Trung Quốc
Đông giáp xã Ngọc Khê
Nam giáp xã Ngọc Khê, xã Phong Nặm
Ngày 13 tháng 12 năm 2007, xã Ngọc Côn được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 2.367,63 ha diện tích tự nhiên và 2.226 người của xã Ngọc Khê.
Ngọc Côn có tỉnh lộ 213 chạy qua và nối đến cửa khẩu Pò Peo trên biên giới với Trung Quốc. Trên địa bàn xã Ngọc Côn có núi Lũng An, núi Lũng Khuốt, núi Lũng Qua, núi Lũng Thoang, núi Pò Dao, núi Tôm Đeng. Ngọc Côn là nơi sông Quây Sơn chảy vào lãnh thổ Việt Nam.
b. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng trong khu vực gồm các loại đất sau: 1 Đất phù sa không bồi đắp.
2 Đất các bon nát.
3 Đất đỏ nâu trên đá vôi. 4 Đất thung lũng.
5 Đất đỏ nâu vàng trên núi đá vôi. 6 Đất đỏ vàng trên phiến sét.
7.Đất vàng nhạt trên sa thạch. c. Khí hậu thuỷ văn
+Khí hậu
Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 19,80 C. Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó từ tháng 12 đến tháng 2, nhiệt độ trung bình thấp hơn 150C . Nhiệt độ thấp nhất trong những năm qua là - 30C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình 24,20C; cao tuyệt đối là 36,30C.
Lượng mưa bình quân trong năm là 1665,5 mm; lượng mưa cao nhất đạt 2870,6 mm, lượng mưa thấp nhất là 1188 mm; lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm.
Độ ẩm bình quân năm là 81%. Từ tháng 11 đến tháng 1 có độ ẩm từ 9- 14%.
Mùa đông có gió mùa đông bắc (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau). Mùa hè có gió nam và đông nam.
+ Thuỷ văn
Nhánh sông chính của sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Đông Si - Nà Giào – Tẩu Bản - Pác Ngà - Bó Hay của xã có chiều dài 18 km, rộng trung bình là 9m.
d. Thực trạng cơ sở hạ tầng
+ Giao thông:
Tổ chức thi công xong đường bê tông ra vùng sản xuất tại xóm Nà Giáo và Kéo Giáo, Pác Ngà – Bó Hay được 210m rộng 2,2m do nhân dân đóng góp vật liệu và ngày công, Nhà nước hỗ trợ si măng; Giải phóng mặt bằng đường ra đồng được 50m ở Khưa Hoi và Phia Muông.
Khảo sát chuyển vị trí công trình đường bê tông thuộc CT 135 từ Lũng Thoang sang Pác Ngà – Đông Si.
Đề nghị Huyện cấp dầm sắt để làm cầu dân sinh cho nhân dân, trình UBND huyện, phòng Công Thương xem xét tu sửa Cầu Treo Pác Ngà (chưa thực hiện được do huyện chưa duyệt).
Phối hợp vs huyện nghiệm thu đường Nà Nhi – Mốc 785, nhưng chất lượng bê tông không đạt nên chưa bàn giao được, đề nghị sửa chữa, khắc phục lại.
Thực hiện kế hoạch số 324 của Ban CHQS huyện về việc phân công công tác chuẩn bị diễn tập, chỉ đạo ban CHQS xã phối hợp với Đồn Biên Phòng, Đoàn thanh niên và bà con nhân dân tổ chức sửa chữa cầu, làm đường giao thông được 370 công, với tổng chiều dài 370m, rộng 2,2m.
+ Thủy lợi:
UBND xã tập trung chỉ đạo các xóm nạo vét 2 tuyến kênh bắc Trùng Khánh và các kênh nội đồng, tu sửa mương phai đã xuống cấp và cụ thể là:
- Tu sửa và xây mới kênh mương nội đồng theo nghị định 67 của chính phủ được 400m do nhân dân đóng góp vật liệu và ngày công, Nhà nước hỗ trợ si măng, đạt 22% so với nghị quyết HĐND giao.
- Nạo vét được 1.100m các tuyến mương nội đồng với 900 công. Tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện các công trình kiên cố hóa kênh mương.
+ Năng lượng điện: Hệ thống điện lưới và vấn đề sử dụng điện đảm bảo đủ cho sản xuất, tiêu dùng 100% người dân sử dụng điện lưới quốc gia.
+ giáo dục và y tế:
- Giáo dục: UBND xã đã chỉ đạo các trường chú trọng nâng cao công tác giáo dục, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, vận động con em đến trường đạt 100% thường xuyên phát động và thực hiện tốt th đua “dạy tốt học tốt”, làm tốt công tác bán trú tại trường tiểu học và mầm non Ngọc Côn.
ở bậc tiểu học có 19 giáo viên với tổng số học sinh là 190 trong đó có giỏi 38 em, khá 72 em, trung bình 76 em và 04 em học sinh khuyết tật(không đánh giá) ở bậc mầm non có 01 quản lý, 10 giáo viên trong đó có 03 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 07 giáo viên dạy giỏi cấp trường. Toàn trường có 121 cháu học sinh.
- Y tế: thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và chuyển tiếp kịp thời. Duy trì chuẩn quốc gia về y tế. Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 11,4% (giảm 2%) giảm tỷ lệ suất sinh 6,6/000. Chỉ đạo nghành y tế tổ chức kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm được 03 đợt tại các điểm bán hàng trên xã.
Tổng số lần khám chữa bệnh trong năm là 2316 lượt người, trong đó: Khám trẻ dưới 6 tuổi 393 trẻ; Khám thai cho 112 trường hợp; Tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho 51 trẻ; Tiêm phụ nữ có thai UV2+ cho 31 trường hợp…
4.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội
a. Tình hình dân số và lao động Dân số:
Tổ chức giao ban định kỳ vào ngày 27 hàng tháng quán triệt, triển khai các văn bản cấp trên, kế hoạch thực hiện các mục tiêu quốc gia về dân số, nắm tình hình biến động dân số, vận động các cặp vợ chồng thực hiện biện pháp tránh thai để thực hiện chính sách dân số, trong năm có 02 trường hợp
sinh con thứ ba. Công tác chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em được quan tâm thường xuyên và kịp thời.
Biến động dân số trong năm :
Toàn xã có 568 hộ với 2435 nhân khẩu. trong đó số nhân khẩu nữ là 1219 nhân khẩu, tổng nhân khẩu từ 14 tuổi trở lên là 1903 nhân khẩu. Số trẻ em được sinh ra là 30 trẻ, số người chết là 14.
Công tác giảm nghèo:
Triển khai công tác rà soát hộ nghèo năm 2014, hiện nay đang hoàn thiện các hồ sơ, theo báo cáo sơ bộ tỷ lệ hộ nghèo thoát được khoảng 40 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo chiếm khoảng 9%. Số liệu cụ thể có báo cáo riêng sau khi đợt rà soát.
Lao động và việc làm:
Thông báo triển khai học nghề lao động nông thôn năm 2014 theo đề án 1956 của chính phủ và thông báo tuyển chọn thực tập sinh tại Nhật Bản tới các xóm. Thông báo tuyển lao động đi học và làm việc tại các công ty theo công văn số 14 của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh. Triển khai thông báo của sở lao động thương binh và xã hội, trung tâm giới thiệu việc làm v.v…
Về tuyển lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh và xuất khẩu lao động tới các xóm. Thông báo tuyển điều dưỡng viên, hộ lý sang Nhật Bản làm việc lần III.
b. Tình hình sản xuất kinh tế của xã * Thông tin về trồng trọt:
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, một số cây trồng chính qua 3 năm 2012, 2013, 2014 tại địa bàn xã Ngọc Côn.
Stt Loại cây
trồng
DIỆN TÍCH (ha) NĂNG SUẤT
(tạ/ha) ĐẠT CHỈ TIÊU ĐỀ RA (%) 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1 Lúa mùa 231,3 225,1 227,4 42 41,7 49,6 100,4 99,5 95 2 Ngô ruộng 63,5 65,3 64,5 30,2 31,3 31,6 110,4 101,3 101 3 Ngô rẫy 96 96 90,2 34 31 42 17,3 109 100, 2 4 Đậu tương xuân 13 26,28 6 7,5 8,5 7,5 139,3 278,7 37,5 5 Đậu tương hè thu 10 20 8,5 9 8,5 9 102,8 226,7 111 6 Sắn 15 16 8,5 230,5 200 58 75,1 142 82 7 Thuốc lá 28,8 64,68 64,75 22,3 21,3 18,5 71,3 80,5 95
(Nguồn từ UBND xã Ngọc Côn)
Qua bảng 4.1 ta thấy một số loại cây trồng chính đó là lúa, ngô, đậu tương, sắn, thuốc lá. Nhìn chung các cây trồng đều có diện tích giảm chỉ trừ cây thuốc lá có diện tích qua các năm tăng bởi vì sản xuất thuốc lá có hiệu quả kinh tế cao có đầu ra đảm bảo và có hỗ trợ của nhà máy Quyết Thắng.
Tổng sản lượng lương thực năm 2014 đạt: 1844,6/1561 tấn, bằng 118% so với kế hoạch giao bằng 107% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 757,5kg/người/năm bằng 111% so với
năm 2013.
Thực hiện mô hình lúa lai PHB71 tại xóm Phia Mạ, thực hiện tập huấn theo từng giai đoạn được 05 lớp về trồng lúa, 01 lớp về kỹ thuật trồng thuốc lá cho khuyến nông xóm. Thực hiện mô hình ủ chua tại xóm Khưa Hoi, Phia Mạ. Nhân rộng thêm diện tích trồng cỏ voi 0,29ha.
Thông tin về chăn nuôi:
Bảng 4.2: Bảng Thống kê vật nuôi của xã Ngọc Côn qua 3 năm.
Stt Loại vật nuôi
Số lƣợng vật nuôi (con) Đạt chỉ tiêu đề ra (%)
2012 2013 2014 2012 2013 2014 1 Trâu 785 818 757 110 92,74 104 2 Bò 564 579 571 91,7 108 96 3 Lợn 1454 2077 2410 91 104,7 102 4 Gia cầm 6250 4528 5178 89,2 66 124 5 Dê 94 122 0 6 Ngựa 19 16 0
(Nguồn từ UBND xã Ngọc Côn)
Chỉ đạo cán bộ thú y viên xã và các thành viên ban chỉ đạo phòng chống đói rét cho gia súc, gia cầm xuống xóm, tuyên truyền vận động bà con nhân dân che chắn, vệ sinh chuồng trại, dự trữ thức ăn cho trâu bò vào mùa đông. Tổ chức tiêm phòng, phun rửa trùng tiêu độc cho đàn gia súc trên toàn xã, tiêm phòng dại cho đàn chó được 93 con; Cần phát thuốc tẩy giun cho trâu, bò được 2340 liều; tiêm phòng lở mồn long móng cho trâu, bò được 250 con và phun rửa tiệt trùng độc tại 9/9 xóm, cấp phát 2000 liều thuốc Lasota gà cho các hộ gia đình, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Công tác phòng chống các chủng loại vi rút lây sang người, thực hiện được 04 điểm tiêu độc khử trùng các khu vực: Cửa khẩu Pò Peo mốc 784,785,797.
Chỉ đạo cán bộ thú y, ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm của xã tăng cường công tác kiệm tra ngăn chặn việc buôn ban kinh doanh, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới và các lối mở biên giới. Tuy nhiên do đường biên giới dài nhiều đường mòn đi qua, địa hình phức tạp nên để việc kiểm tra, ngăn chặn gặp rất nhiều khó khăn. Cuối năm 2013 đầu năm 2014 xảy ra dịch bệnh lở mồn long móng tại 2 xóm: Bản Miài và xóm Khưa Hoi làm chết 2 con nghé.
Thông tin về lâm nghiệp
Trong năm không có vụ chặt phá rừng và vụ cháy rừng nào xảy ra; Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế PCCCR giữ các lực lượng, rừng khoanh nuôi được bảo vệ, chăm sóc tốt. Thực hiện tuyên truyền các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng được 07 lần, trong đó 06 xóm, 01 lần tại UBND xã khoảng 350