MỘT SỐ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN KHỦNG HOẢNG KINH tế THẾ GIỚI đến nền KINH tế nước TA (Trang 32 - 34)

ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC TA

Trước tình hình khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới và nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, lạm phát tháng 10 đã ở mức -0,19%, tháng 11 là -0,76% so với tháng 10, nhưng vẫn đang ở trong tình trạng lạm phát cao. Do vậy, mục tiêu tổng quát về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009 đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 6/11/2008 là: “Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ

tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, bảo đảm an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010”.

Một số các biện pháp ngăn chặn sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến nước Việt Nam:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp chống lạm phát, nhất là tiếp tục chính

sách tiền tệ chặt chẽ nhưng linh hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường.

Sử dụng hiệu quả các công cụ tiền tệ với việc điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như: tỷ giá, lãi suất, hạn mức tín dụng…

Thứ hai, tăng cường sự giám sát của Chính phủ đối với hệ thống tài chính, ngân hàng và

thị trường chứng khoán.

Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, có chính sách hỗ trợ nông nghiệp khắc phục hậu

quả bão lụt, hỗ trợ người dân sản xuất lương thực, thực phẩm và người dân nghèo vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi đến các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

Thứ tư, tiếp tục các chính sách về chặt chẽ chi tiêu Chính phủ và đầu tư khu vực công

Thứ năm, cải cách và tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt

bằng, phê duyệt dự án và về giải ngân để tạo điều kiện các dự án, chương trình được triển khai nhanh, đặc biệt là đối với các công ty xây dựng

Thứ sáu, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, để tránh bớt tác động từ việc giảm nhập

khẩu của Mỹ và một số nước chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới và tăng cường các thị trường mới, chuyển hướng tới mở rộng thị trường trong nước. Áp dụng các biện pháp chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và giảm bớt nhập siêu. Thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt hỗ trợ xuất khẩu và tăng mức tín dụng ưu đãi cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Tăng cường và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, nhất là trong các khâu thu mua nguyên liệu nông sản bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa phát triển vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, phát triển hệ thống phân phối các vật tư quan trọng và hệ thống bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ bảy, theo dõi chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta, tiếp tục cải thiện

môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, trong đó theo dõi việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ và các nước Châu Âu để có thể hỗ trợ khi cần thiết.

Thứ tám, tổ chức, điều hành và giám sát tốt việc bảo đảm sự thông suốt của cơ sở bán lẻ

trong nước, không gây đầu cơ, ách tắc, khan hiếm hàng hoá. Đồng thời khuyến khích tiêu dùng hợp lý và nâng lương tối thiểu sớm cho cán bộ, công chức nhà nước và công nhân ở các doanh nghiệp.

Thứ chín, tăng cường công tác thông tin, quan hệ công chúng. Bám sát thường xuyên, cập

nhật thông tin trong và ngoài nước để có đánh giá đúng diễn biến tình hình; qua đó có được phản ứng chính sách thích hợp và kịp thời nhất

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN KHỦNG HOẢNG KINH tế THẾ GIỚI đến nền KINH tế nước TA (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w