Khu Thái học

Một phần của tài liệu giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám (Trang 31 - 33)

Giải mã biểu tượng văn hóa của cảnh quan kiến trúc

3.2.6. Khu Thái học

Đằng sau điện Đại Thành là khu Thái Học mới được khánh thành năm 2000 trên khu vực của đền Khải Thánh thời Nguyễn. Ở Khải Thánh môn (nay là Thái học mơn) có tượng hai võ sĩ đá cầm chùy đứng canh hai bên vốn mới được đưa về Văn Miếu – Quốc Tử Giám từ Văn chỉ Thọ Xương ở ngõ Văn Chỉ, số 222 phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào những năm 60 của thế kỉ XX. Khi đó khu Thái học vẫn thờ cha mẹ Khổng Tử là Khúc Lương Ngột và Nhan Thị. Có thể những người di chuyển đã có ý trong việc di chuyển tượng võ sĩ đá đứng trước cửa để canh gác, bảo vệ cho cha mẹ để thể hiện đạo hiếu nghĩa của người làm con dưới thời phong kiến. Đặt võ sĩ bảo vệ cho cha mẹ mình chứ khơng bảo vệ cho mình (Khổng Tử) là bởi người xưa ln quan niệm “Vạn ác Dâm vi thủ - Triệu thiện Hiếu vi tiên”: trong vạn điều ác thì tà dâm đứng đầu – trong triệu điều thiện thì hiếu đễ đứng đầu.

Điểm chốt cuối cùng của quần thể Văn Miếu Quốc Tử Giám là nhà Thái học, cơng trình có độ cao và kích thước lớn nhất. Điều đó cho thấy, chiều cao các cơng trình kiến trúc từ ngồi vào trong, từ trước vào sau cũng phần nào phản ánh tiến trình phát triển đi lên từ thấp lên cao trong “hành trình tri thức”. Khu Thái học với tả vu, hữu vu và Tiền tế. Chính đường trong thờ tượng Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An cùng ba vị vua: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tơng, những vị vua có cơng với nền học vấn nước nhà. Hai bên của nhà thái học là lầu chuông và lầu trống. Điều đặc biệt là ở sau Hữu vu của khu Thái học có một ngơi miếu nhỏ thờ Mẫu. Đây thực sự là một điểm nhấn trong việc thờ phụng của cha ông ta. Điều này cho thấy, trong văn hóa truyền thống Việt Nam dưới thời phong kiến, cha ông ta rất trân trọng và tơn vinh người phụ nữ. điều đó thể hiện việc hiện diện điện Mẫu ở Văn Miếu Quốc Tử Giám nơi tối cao Nho học thời phong kiến là

minh chứng sống động cho sự tôn vinh người phụ nữ người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam. [tài liệu 11].

3.3.Sơ bộ đánh giá, nhận xét

Qua việc giải mã ý nghĩa của các cơng trình kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chúng ta có thể nhận thấy được sự thống nhất trong ý tưởng xây dựng kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám mặc dù cơng trình này tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỉ, nhiều triều đại, những kiến trúc được xây dựng vào thời điểm khác nhau nhưng tổng thể kiến trúc của cơng trình vẫn nằm trong một thể thống nhất, ăn khớp với nhau.

Mỗi cơng trình mang một ý nghĩa văn hóa riêng nhưng khi đặt lại trong chỉnh thể thì chúng chỉ mang một ý nghĩa duy nhất – ý nghĩa của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi tôn nghiêm thờ tự các bậc Tiên sư, Tiên thánh của đạo Nho và là nơi đầu tiên đào tạo ra các nhân tài cho đất nước.

Trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi tối cao của Nho học thì người phụ nữ vẫn được đề cao qua cơng trình miếu thờ mẫu và chữ “hiếu” được đặt lên hàng đầu. Chính điều này đã nói lên tư tưởng của ơng cha ta.

Một phần của tài liệu giải mã hệ thống biểu tượng văn miếu quốc tử giám (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w