Giải mã biểu tượng văn hóa của cảnh quan kiến trúc
3.2.4. Khuê Văn Các và khu hiện thực – biểu tượng.
Khuê Văn Các – gác sao Khuê, ngôi sao biểu tượng của tri thức, học vấn là một cơng trình hiện thực – một “bông hoa kiến trúc” đặc sắc, được xây dựng vào năm Gia Long thứ tư nhà Nguyễn (1805) nhưng lại là biểu tượng về sự tỏa sáng của tri thức và học vấn. Sắc đỏ của kiến trúc gác Văn Khuê biểu tượng cho văn chương. Vầng tròn tỏa sáng những tia sáng của tri thức, học vấn được đặt trên một
nền vuông cao, vững chãi trong biểu tượng về “trời trịn, đất vng”, về “Trời Cha – Đất Mẹ”. Biểu tượng của tri thức và học vấn này không tách rời Cơng cha – Nghĩa mẹ đã có cơng sinh thành dưỡng dục. Gác Văn Khuê được đặt trên bốn trụ bê tông vuông vững chãi.
Tiếp nối là giếng Thiên Quang (giếng soi ánh sáng bầu trời) còn được gọi là Văn trì (ao văn). Giếng hình vng, có lan can gạch bao quanh, quanh năm đầy nước, mặt nước phẳng lặng, vừa tạo một nhịp nối tiếp kiến trúc hài hòa của Văn miếu - Quốc Tử Giám vừa có ý nghĩa như một hồ nước điều hịa khơng khí. Giếng cịn đóng vai trò như một mặt gương thiên nhiên sáng tỏ và rộng lớn. theo quan niệm của người xưa giếng hình vng tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ tròn của gác Văn Khuê tượng trưng cho trời, hàm ý nơi đây là chốn hội tụ tinh hoa của trời đất, ngụ ý nơi đây là trung tâm văn hóa giáo dục lớn nhất đất nước.
Di tích có giá trị lớn nhất ở đây phải kể đến vườn bia gồm 82 bia tiến sĩ ở bên phải và bên trái của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành hai hàng ngang, mặt bia quay về phía giếng. 82 tấm bia là 82 phong cách điêu khắc khác nhau. Mỗi tấm bia được đặt trên lưng 1 con rùa hoặc 1 con Bá Hạ (tùy từng thời mà người ta đặt bia lên lưng rùa hay lưng Bá Hạ). Nhưng nhìn chung thì bia đặt trên lưng rùa hoặc lưng con Bá Hạ đều có khí nghĩa khẳng định sự trường tồn của trí tuệ, tinh hoa dân tộc, đồng thời cũng là tấm gương cho con cháu đời sau học tập và phấn đấu. 82 bia đá ghi tên 1805 nhân vật trong đó có 17 trạng nguyên, 19 bảng nhãn, 47 thám hoa, 284 hoàng giáp và 938 tiến sĩ. Đây là kho tàng vô giá, không chỉ lưu trữ tên tuổi của những người đỗ đạt mà cịn là nơi gìn giữ và biểu đạt hệ thống tư tưởng văn hóa của nước Việt Nam cổ truyền và trung cổ. Trong đó có cả những tư tưởng mà cho đến tận bây giờ tất cả mội người đều khâm phục đó là lời của Thân Nhân Trung viết theo lệnh của vua Lê Thánh Tông, khắc trên tấm bia khoa thi năm Bảo Đạo 1442: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.