vật đa chủng chức năng
Từ cuối năm 2005 công nghệ sản xuất phân HCVSVĐCCN và công nghệ sản xuất sử dụng men ủ vi sinh vật trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đã được cơ quan chủ trì dự án và các đơn vị phối hợp triển khai vào sản xuất trên diện rộng, cụ thể:
Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật chức năng sử dụng cho hồ tiêu ở tỉnh Bình Dương và các tỉnh phía Nam ( đơn vị chuyển giao – Viện thổ nhưỡng nông hóa)
Xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An ( Đơn vị chuyển giao – viện thổ nhưỡng nông hóa ).
Bên cạnh đó còn xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng sử dụng phân
HCVSVĐCCN tại các tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Đắc Nông...
Sử dụng phân HCVSVĐCCN đã có hiệu quả nhất định trong việc tăng năng suất cây trồng đồng thời hạn chế được một số loại bệnh vùng rễ do VSV gây ra
K54-KHMT - NHÓM 4 Page 29
K54-KHMT - NHÓM 4 Page 30
Bảng 18: Hiệu quả kinh tế sử dụng phân HCVSVĐCCN trên diện rộng
Đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định cho người nông dân: Mức độ tăng lợi nhuận đối với các loại cây khác nhau là khác nhau trong đó lợi nhuận cao nhất
K54-KHMT - NHÓM 4 Page 31
được xác định đối với cà phê và rau cải ngọt (> 10 triệu đồng/ha). Đối với các cây trồng khác lợi nhuận đạt từ 3 – 8 triệu đồng/ha(năm 2007)
Vụ mùa năm 2012, Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu (Hà Nội) phối hợp với Sở NN&PTNT và Hiệp hội nếp cái hoa vàng Kinh Môn tiến hành thử nghiệm phân bón vi sinh đa chủng đa chức năng Azotobacterin trên giống lúa nếp cái hoa vàng tại xã Phạm Mệnh (Kinh Môn) với quy mô 5 ha.
Kết quả: Lúa cứng cây, sâu bệnh nhẹ, không có hiện tượng sâu cuốn lá và thối thân, năng suất đạt 148 kg/sào, tăng gần 30 kg/sào so với chăm sóc lúa bằng phân bón thường, cho nông dân thu lãi hơn 11 triệu đồng/ha (cao hơn công thức chăm bón thông thường hơn 5 triệu đồng).
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, phân bón VSV đã thể hiện vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do hệ VSV rất đa dạng và các VSV trong đất đều có tác động qua lại lẫn nhau, cũng như điều kiện môi trường nền nên hiệu quả của các sản phẩm vi sinh trong các điều kiện khác nhau không giống nhau. Ngày nay, trong sản xuất người ta ngày càng chú ý nhiều đến các sản phẩm phân VSV hỗn hợp bao gồm tập hợp các nhóm VSV cố định nitơ, phân giải lân, kích thích sinh trưởng thực vật, đối kháng VSV gây bệnh vùng rễ cây trồng do tác dụng tổng hợp của nó đối với đất, cây trồng và môi trường sinh thái. Khi đó VSV vừa có nhiệm vụ cung cấp, chuyển hóa chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây trồng sử dụng dinh dưỡng hiệu quả hơn, vừa có tác dụng nâng cao độ phì của đất trồng, giảm thiểu các tác động sinh học và không sinh học bất lợi đối với cây và đất trồng.
Các sản phẩm phân bón VSV chuyên tính như cố định nitơ hay phân giải lân đang dần dần được thay bằng sản phẩm VSV hỗn hợp. Thực tế sử dụng ở nhiều nơi cho thấy, phân VSV đa chủng trên nền hữu cơ đang là nhân tố quan trọng trong sản xuất nông phẩm hữu cơ và ngày càng được chú trọng nghiên cứu, ứng dụng.
K54-KHMT - NHÓM 4 Page 32
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chủng, phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái . Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Phạm Văn Toản/ThS. Lương Hữu Thành . Bộ NN&PTNT – Viện thổ nhưỡng nông hóa .2007
2. Phân bón vi sinh. Nguyễn Minh Hưng và cộng sự. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. 2007
3. Giáo trình Vi sinh trong cân bằng sinh thái. Trần Cẩm Vân. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2007
4.www.haiduongdost.gov.vn/nepcaihoavang/index.php?act=newsdetail&cid=1 &nid=501&portal=nepcaihoavang