Một số kiến nghị, giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo nói chung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa xã hội tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 34 - 48)

quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng ở Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tôn giáo là lĩnh vực phức tạp và tế nhị. Từ rất lâu rồi, con người đã tìm đến tôn giáo gởi gắm tình cảm đức tin của mình vào các loại hình tôn giáo. Tôn giáo luôn biến động và phản ánh sự biến đổi của lịch sử. Một tôn giáo cụ thể ở một quốc gia nhất định có thể suy tàn, hưng thịnh, thậm chí tiêu vong. Song tôn giáo nói chung từ khi ra đời cho đến nay chưa khi nào vắng bóng trong xã hội loài người.

Gần 70 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thành công trong việc phát huy

truyền thống đoàn kết và yêu nước của dân tộc, đã xây dựng được một mặt trận đoàn kết, thật sự là lực lượng to lớn của cách mạng, đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Trong khối đoàn kết toàn dân đó, có đông đảo đồng bào của các tôn giáo đã cảm nhận sâu sắc chính sách tôn giáo của Đảng, kết hợp phần đạo với phần đời, hoà hợp với cộng đồng dân tộc chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với các tôn giáo là chính sách nhất quán trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng trước những biến động mới của tình hình và nhiệm vụ cách mạng nói chung, cũng như việc thực hiện tự do tín ngưỡng nói riêng, đòi hỏi vấn đề trước tiên là cần có sự nhận thực mới về tôn giáo. Bởi tôn giáo là vấn đề cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận, với những quan điểm về cách nhìn nhận khác nhau.

Khuynh hướng một chiều áp đặt “Tả khuynh” hoặc “Hữu khuynh” đều không có cơ sở tồn tại. Hiện thực lịch sử và thời đại ngày càng bác bỏ lối giải thích chủ quan, một chiều, khuôn phép và cách đánh giá thiển cận về tôn giáo.

Điều đó có nghĩa là phải xem xét tôn giáo như một hiện tượng xã hội phức tạp, bao gồm trong đó có nhiều mâu thuẫn luôn tác động theo nhiều xu hướng khác nhau. Do vậy, việc đầu tiên là phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, những người làm công tác tôn giáo, công tác dân vận để họ phải nhận thức tôn giáo một cách đúng đắn.

11,3 % dân số có tín ngưỡng trong toàn tỉnh Quảng Nam, là một lực lượng không nhỏ và quan trọng trong xây dựng cuộc sống mới ở Quảng Nam. Vì thế các cấp chính quyền, cơ quan lãnh đạo tỉnh cần phải có cách nhìn sâu sắc về tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân mà mọi người cần tôn trọng “Không ai được phép xâm phạm đến tự do tín ngưỡng hoặc lợi dụng tôn giáo”[17, tr?].

Tín ngưỡng tôn giáo là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài. Phật giáo cũng như các tôn giáo khác không phải là một hiện tượng xã hội hoàn toàn tiêu cực. “Tôn giáo không chỉ khuyến khích tín đồ hướng về thế giới bên kia, mà người có đạo bất cứ một đạo

chính đáng nào muốn được hưởng hạnh phúc cực lạc ở đời sau thì dứt khoát phải có một đời sống đạo hạnh. Đời sống đạo hạnh là gì nếu không phải chung sức chung lòng với đồng bào dân tộc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp ngay trên trần thế”[9, tr2].

Ngày nay, xây dựng xã hội mới tốt đẹp cần phải đoàn kết đồng bào và cần phải giữ gìn những di sản văn hoá và đạo đức của Phật giáo để góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hoá và truyền thống đạo đức của dân tộc, ngăn ngừa và đẩy lùi tệ nạn tiêu cực của xã hội. Cho nên, việc nhận thức để nâng cao cảnh giác đối với những âm mưu sử dụng tôn giáo chống phá CNXH cũng là một việc làm không kém phần quan trọng.

Từ thực trạng tôn giáo ở địa phương, Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Nam đã đưa ra một số kiến nghị trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo như sau:

- Đề nghị ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh uỷ sớm ban hành quy chế chỉ đạo thống nhất trong hệ thống chính trị thực hiện công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo.

- Đề nghị UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã tạo điều kiện thêm về mặt kinh tế đặc thù ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo.

- Đề nghị UBND tỉnh có chính sách giải quyết hợp lý đối với các cán bộ công chức là tín đồ tôn giáo đang tham gia công tác tại các cơ quan đơn vị địa phương.

- Đề nghi UBND tỉnh có chủ trương giao cho ban tôn giáo tỉnh phối hợp với các ngành liên quan lập kế hoạch điều tra thống kê tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Xuất phát từ tình hình thực tế, từ những kiến nghị ấy mà rút ra những nhận định khách quan về tình hình tôn giáo Quảng Nam là:

Trước tiên phải thống nhất nhận thức về mặt tôn giáo hiện nay ở tỉnh Quảng Nam trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo. Tiếp tục quán triệt chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo trong tình hình mới.

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay ở Quảng Nam. Phải nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở. Đôi ngũ cán bộ đó phải có kinh nghiệm bản lĩnh

trong hoạt động thực tiễn về công tác quần chúng, có lòng nhiệt thành, có kiến thức về chính sách pháp luật và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác tôn giáo.

Tích cực xây dựng lực lượng chủ chốt cộng tác viên ở vùng giáo. Cần có chủ trương chính sách phát triển đảng viên trong các tôn giáo. Bồi dưỡng phát huy những nhân tố tích cực kiện toàn, các tổ chức mặt trận, đoàn thể thực sự vững mạnh. Lãnh đạo và chính quyền cùng với đội ngũ cộng tác viên, kịp thời nắm bắt tình hình trong nội bộ các tôn giáo, để kịp thời đấu tranh ngăn chặn các phần tử cực đoan lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị chống phá CNXH.

Củng cố vững chắc thế trận an ninh quốc phòng, bài trừ mê tín dị đoan. Đối với các cơ sở trọng điểm tôn giáo, nên thường xuyên tăng cường cán bộ chuyên trách đứng điểm, để kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo, quản lý, hoạt động tôn giáo. Thục hiện các chính sách đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu xây dựng địa phương ổn định về chính trị giàu mạnh về kinh tế.

Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng tín đồ, chức sắc, chức việc, phật tử, các tín đồ tôn giáo và mọi người dân để họ nhận thức đúng đắn hơn về tôn giáo đồng thời để họ biết và tham gia vào công cuộc đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo, giúp họ không quá sa ngã vào niềm tin mù quáng và để họ nhận thấy rằng muốn “đẹp đạo” trước tiên phải “tốt đời” đó cũng là một việc làm hết sức thiết thực, quang trọng và cần thiết.

Bên cạnh việc nhận thức về tôn giáo thi chúng ta cũng cần quan tâm đến những tổ làm công tác tôn giáo.

Kể từ khi Ban tôn giáo tỉnh thành lập cho đến nay, công tác về tôn giáo được các cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm. UBND tỉnh ban hành chương trình hoạt động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá IX về công tác tôn giáo (kèm theo quyết định số 104 / 2003/ QĐ UB ngày 15/9/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam) để các cấp chính quyền chú trọng giải quyết đúng chính sách pháp luật các nhu cầu sinh hoạt của tôn giáo.

Song chỉ có chính sách hợp lý, đúng đắn thôi thì công tác tôn giáo chưa thể tốt được nếu không kết hợp với nghệ thuật lãnh đạo khôn khéo của những người làm công tác tôn giáo. Chính vì thế,

cùng với việc xây dựng tổ chức chặt chẽ từ ban tôn giáo, ban tuyên giáo tỉnh, ban đại diện tôn giáo huyện, các chuyên viên ở xã cần phải xây dựng đội ngũ làm công tác tôn giáo phải có lập trường vững vàng, đạo đức trong sáng, phải có trình độ nhận thức, nắm chắc và hiểu sâu về công tác tôn giáo cũng như chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước. Đồng thời phải đi sâu, đi sát thực tế từng địa bàn, nắm chắc đặc điểm tình hình hoạt động tôn giáo của từng địa phương, để từ đó biên soạn tài liệu cụ thể cho từng cơ sở.

Ngoài ra đội ngũ cán bộ phối hợp với các đoàn thể nhân dân tiếp tục triển khai thực hiện chương trình phối hợp vận động đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách pháp luật nói chung, về tôn giáo nói riêng. Trong đó phải tiến hành hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp với Hội LHPN tỉnh và Hội nghị ký kết triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp giữa Ban tôn giáo và Hội CCB tỉnh. Phải phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường tiếp tục thực hiện liên tư thông tịch 164 b giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Tổng cục địa chính để rà soát lại đất đai của tôn giáo, hướng dẫn các cá nhân tôn giáo làm thủ tục chứng nhận đất đai một cách đầy đủ và hợp lệ tránh vi phạm pháp luật. Đồng thời đưa ra cách giải quyết hợp lý hợp tình các vụ tranh chấp đất đai để cho các đồng bào phật tử tăng ni yên lòng tin tưởng xây dựng và sữa chữa các cơ sở thờ tự, tạo điều kiện giải quyết tốt các vấn đề như tu học, xuất cảnh của tăng ni và việc bảo nhiệm thuyên chuyển các chức sắc...

Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo phải làm sao cho những người có đạo thấy được niềm tin tôn giáo của họ không xúc phạm mà còn được tôn trọng, để họ tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào sự nghiệp lên CNXH của đất nước, để họ hoà đồng với toàn thể nhân dân, cùng nhau góp sức xây dựng quê hương đất nước.

Mặt khác, Ban tôn giáo tỉnh cũng như đội ngũ cán bộ chủ chốt phải tìm ra một phương pháp hữu hiệu để giải quyết tốt các vấn đề về tôn giáo một cách hợp lý, gọn nhẹ, không rườm rà và tránh gây phiền hà cho các tăng ni phật tử và các tín đồ tôn giáo.

Một vấn đề rất quan trọng khác là công tác vận động quần chúng. Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lớn của cách

mạng nước ta. Hồ Chủ Tịch viết ”Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Thực hiện đại đoàn kết là dựa trên học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Chính sách đại đoàn kết là sự kết hợp đúng đắn mục tiêu độc lập dân tộc với lý tưởng CNXH.

Mục tiêu nước ta là Độc lập - tự do - ấm no - hạnh phúc. Mục tiêu này phản ánh khác vọng của toàn dân ở bất kỳ tầng lớp nhân dân nào, sắc tộc và tôn giáo nào. Ngay sau khi cách mạng T8 thành công, chính quyền cách mạng của nhân dân mới được thành lập, Hồ Chủ Tịch đã quan tâm đoàn kết đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân. Hồ Chủ Tịch cũng đã nhận thức sâu sắc về thủ đoạn của kẻ thù hòng gây chia rẽ nhân dân ta bằng cách kích động mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn lương giáo. Người đề cao phải cảnh giác cho toàn dân và đồng bào có đạo. Người kêu gọi đồng bào cả nước giáo và lương phải đoàn kết chặt chẽ, nhất tâm kiên quyết giữ vững độc lập tự do của dân tộc..Công tác vận động tín đồ các tôn giáo nhằm củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân có vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy mà trong các nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo đều xác định nội dung cốt lỏi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng tín đồ và cả hệ thống chính trị thực hiện tốt công tác tôn giáo do Đảng trực tiếp lãnh đạo. Trong những năm qua, mặt trận, các đoàn thể, các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực đổi mới nội dung và phương thức tập hợp quần chúng đi vào từng loại hình cơ sở, từng đối tượng quần chúng có đạo để tuyên truyền giáo dục, giác ngộ đưa chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống chăm lo đời sống cho nhân dân, phật tử cũng như các tín đồ khác.

Thông qua các phong trào quần chúng, như phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, giải quyết việc làmg xoá đói giảm nghèo, phong trào xây dựng quỹ tình nghĩa, phong trào chống các tệ nạn xã hội, xây dựng cuộc sống văn hoá ở khu dân cư mới,.. của Đảng và Nhà nước với sự tham gia tích cực của đồng bào các tôn giáo và Phật giáo ở Quảng Nam đã có những tác động tích cực đến tâm tư tình cảm nguyện vọng của đông đảo quần chúng có tín ngưỡng tôn giáo.

Tuy nhiên, các mặt trận, đoàn thể cần phải thường xuyên gặp mặt, điều tra thăm hỏi trong những năm lễ lớn, giúp cho các chức sắc giải quyết một số việc nổi cận trong tôn giáo. Đồng thời thực hiện giải thích vận động thuyết phục họ đồng tình ủng hộ và làm đúng các quy định của địa phương, cơ sở. Đấu tranh loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo cũng như những tôn giáo khác trong các quá trình xã hội. Cần phải loại bỏ lối sống khép kín trầm tư ít năng động, ép xác khổ hạnh với những lễ nghi phiền toái, tốn kém, rườm rà mang tính chất mê tín dị đoan. Thay vào đó là lối sống lành mạnh có ý chí vươn lên, góp phần xây dựng một lối sống giàu tình cảm, văn minh “Tốt đời đẹp đạo”.

Việc giáo dục toàn thể nhân dân về giá trị truyền thống cũng là việc làm hết sức cần thiết. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù, chăm chỉ, thông minh trong lao động. Phát huy những giá trị truyền thống đó, Phật giáo cũng có những đóng góp không nhỏ, đặc biệt là trong giáo dục đạo đức truyền thống tương thân, tương ái, hiếu học, lá lành đùm lá rách, một người vì mọi người... Cùng với việc giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân thì Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền cần phải tạo điều kiện cho nhân dân không ngừng nâng cao đời sống vật chất văn hoá cho toàn thể nhân dân đặc biệt là phật tử và quần chúng có đạo.

Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đồng thời phải kết hợp với nhau để phát huy sức mạnh tổng hợp, nhằm có biện pháp hữu hiệu, xử lý tốt các phần tử lợi dụng tôn giáo làm mất trật tự, an ninh trên địa bàn địa phương.

Nhìn chung, công tác vận động quần chúng là việc làm cần thiết trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong lịch sử công tác vận động quần chúng để đánh đuổi xâm lược là việc làm mang ý nghĩa sống còn của dân tộc. Ngày nay vận động quần chúng dù lương hay giáo thành một khối đoàn kết thống nhất sẽ góp phần không nhỏ vào vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Lòng dân yên ổn, hạnh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa xã hội tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w