Về phương diện chính trị:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa xã hội tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Hơn 400 năm qua, lúc thịnh, lúc suy Phật giáo đã cùng với nhân dân Quảng Nam vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách. Có thể nói Phật giáo là một phần đời sống xã hội của con người Quảng Nam. Một mặt nó là thành phần tô lên những sắc thái khác nhau của đời sống xã hội, nhưng mặt khác nó chịu sự tác động của toàn bộ hiện thực kinh tế, chính tri, văn hoá xã hội qua các thời kỳ. Đồng thời, sự có mặt của Phật giáo từ khi du nhập vào Quảng Nam cho đến nay, vừa chứa đựng trong đó những nhân tố hợp nên tích cực, vừa tiềm ẩn những khả năng dẫn đến các hiện tượng, các sự kiện bất ổn về xã hội. Chính vậy, mà cho đến nay Phật giáo vẫn là một trong nhưng trọng điểm của công tác tôn giáo và cuộc đấu tranh chống lại các thế lực âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá sự ngiệp cách mạng Việt Nam

Phật giáo với dân tộc Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cũng như trong lịch sử đã góp phần không nhỏ cho lịch sử và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhiều gia đình của phật tử đã được nhà nước công nhận là gia đình liệt sĩ, bản thân phật tử là thương binh, gia đình có công với cách mạng.

Phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng CHỦ NGHĨA XÃ HỘI dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước, đồng bào phật tử Quảng Nam luôn gương mẫu

thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước. Nhận thức rõ hai nhiệm vụ quan trọng đó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc, từng niệm phật đường tích cực hưởng ứng các cuộc vận động lớn ở cơ sở như: xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, công tác xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa,... Những hoạt động thiết thực thể hiện tinh thần cứu khổ độ sanh của đạo Phật và phù hợp với chủ trương của nhà nước "người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện", trong thời gian qua Phật giáo đã góp phần xoa dịu nỗi đau khổ của đồng bào nói chung, và đồng bào phật tử trong những cơn hoạn nạn, giúp đồng bào phật tử giảm bớt khó khăn, tái ổn định đời sống. Điều đó đã động viên an ủi đồng bào, tạo điều kiện những ấn tượng tốt đẹp, tạo được tình cảm chan hoà giữa đạo pháp và dân tộc, tạo niềm tin trong lòng nhân dân đối với đạo Phật và đất nước.

Nhiều người thường cho rằng: tôn giáo luôn có một mối quan hệ với chính trị, và ngược lại, tập đoàn chính trị luôn tìm cách chi phối sử dụng tôn giáo theo lợi ích của mình. Phật giáo ra đời không nhằm mục đích phục vụ chính trị. Tâm Phật từ bi ước mong hoá độ hết thảy chúng sinh, không phân biệt giai cấp tầng lớp, trung đạo là con đường giải thoát vô chấp, vô trụ vươn lên trên mọi đối nghịch.hệ thống

Phật giáo đã đi vào cuộc đời với việc giáo dục, ứng dụng phật pháp trong đời sống con người, giúp cho mọi người thấy được lòng từ bi, vị tha, khơi dậy tình thương, hướng đến sự đùm bọc chia sẽ cảm thông, xoá đi những thù ghét những giận hờn để mọi người sống với nhau bằng tấm lòng chân thật cởi mở; hướng mọi người làm những điều thiện tránh xa điều ác, phải biết sống vì mọi ngưòi; không tham, sân, si, không bị chi phối bởi địa vị danh vọng, lợi lộc, quyền uy, ... Tất cả đều hướng con người trong xã hội đối xử với nhau bằng hành động nghĩa cử cao đẹp bao dung và thân thiết hơn.

Hiện nay, ở Việt Nam nói chung, ở Quảng Nam nói riêng, các cơ quan chức trách luôn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào có đạo. Chính thế mà đồng bào có đạo hiểu và tin, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, vừa xoá bỏ sự mặc cảm tự ti, sự nghi ngờ giữa đồng bào có đạo và không có đạo, đồng thời đồng bào có đạo cũng

như không có đạo nhận thức đúng đắn, tự giác chấp hành pháp luật và tham gia vào phong trào hành động cách mạng ở địa phương, tự giác đấu tranh chống lại những hành vi lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của dân tộc.

Tóm lại, Phật giáo đã ảnh hưởng tích cực đối với văn hoá xã hội, đạo đức lối sống của người Quảng Nam. Đối với văn hoá Phật giáo có vai trò bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống đảm bảo một đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng đậm đà bản sắc dân tộc.

Với chủ nghĩa xã hội: Phật giáo có nét tương đồng về mục tiêu lý tưởng, chủ nghĩa xã hội và Phật giáo đều mong muốn xây dựng con người có đạo đức, có giá trị nhân bản. Trong thực tiễn, Phật giáo góp phần tạo nên sự hoàn thiện giá trị đạo đức con người. Những giá trị khuyến thiện, hướng thiện không chỉ có phát huy tác dụng trong phạm vi các tín đồ mà còn ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, tạo nên những quan niệm sống giàu tính nhân văn, xây dựng nên nền văn hoá từ gia đình đến ngoài xã hội. Tư tưởng từ bi cứu khổ, cứu nạn của Phật có giá trị tích cực lên án chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ bàng quan, coi trọng đồng tiền, sống không tình không nghĩa. Thuyết luân hồi nhân quả của phật còn răn dạy con người chúng ta rằng luyện bản thân mình theo chuẩn mực của đạo đức.

Nghị quyết 24 - NQ/TW của bộ chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới cũng đã nêu rõ “Đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với công cụ xây dựng xã hội mới”. Trong nghị quyết TW 5 (Khoá VIII) về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cũng đã chỉ rõ “khuyến khích những ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện trong tôn giáo”. Nghị quyết TW 9, khóa IX một lần nữa ghi rõ cần “Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá đạo đức của tôn giáo” trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đời sống mới hiện nay ở Việt Nam.

Hồ Chủ Tịch đã từng viết về Phật giáo: "đức Phật là bậc đại từ, đại bi cứu khổ cứu nạn". Phát huy những giá trị tích cực của mình, Phật giáo hiện nay đang cùng với dân tộc thực hiện tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hóa xã hội tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 29 - 32)