Giảng dạy truyện ngụ ngôn dân gian trong tr-ờng mầm non

Một phần của tài liệu Truyện ngụ ngôn dân gian với việc giáo dục trẻ mẫu giáo (Trang 30)

4. Ph-ơng pháp nghiên cứu

2.5.2.Giảng dạy truyện ngụ ngôn dân gian trong tr-ờng mầm non

Trong ch-ơng trình giáo dục mầm non. Các câu chuyện ngụ ngôn dân gian đ-ợc xếp vào bộ môn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Nhằm rèn luyện cho trẻ kĩ năng nghe và nói. Nghe để tiếp nhận, lĩnh hội, nắm đ-ợc nội dung của câu chuyện. Nói là để củng cố ngôn từ, phát triển ngôn ngữ, có khả năng nói tr-ớc tập thể, nói có ngữ điệu, giọng điệu, có cử chỉ, điệu bộ. Qua giờ học giáo viên biến tác phẩm của tác giả thành tác phẩm của chính trẻ. Trẻ không chỉ tiếp nhận mà còn hiểu đ-ợc ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, rút ra đ-ợc bài học, lời khuyên bổ ích và lý thú. Mỗi câu chuyện sẽ cung cấp cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống con ng-ời, tự nhiên, xã hội,…Bên cạnh đó, rèn luyện cho trẻ niềm yêu thích, hăng say học tập, thích nghe kể và thích kể lại câu chuyện.

Muốn kể những tác phẩm truyện ngụ ngôn hay và có hiệu quả thì giáo viên phải tuân theo một số yêu cầu sau:

Tr-ớc hết giáo viên phải nắm đ-ợc đặc điểm của truyện ngụ ngôn, dựa vào đó để nắm vững hơn về thể loại truyện mình sắp kể cho trẻ, giúp trẻ nắm được cả “phần xác” và “phần hồn”.

Tiếp theo giáo viên cần tinh tế để có thể phát hiện ra sự gắn bó của truyện ngụ ngôn với lịch sử và cuộc đời của mỗi con ng-ời. Có nh- vậy thì mới tìm ra hết đ-ợc những ý, những tình mà tác giả dân gian gửi gắm vào trong đó và mới giúp trẻ thấy đ-ợc những hình t-ợng trong truyện ngụ ngôn nó sinh động nh- thế nào.

Muốn kể chuyện đ-ợc hấp dẫn thì giáo viên cần nắm vững đ-ợc nội dung câu chuyện, phân tích xem câu chuyện ấy có những nhân vật nào? hành động của các nhân vật ra sao? tính cách của nhân vật nh- thế nào? cuối cùng là rút ra đ-ợc ý nghĩa của câu chuyện, nắm đ-ợc nội dung t- t-ởng mà tác giả dân gian muốn truyền đạt đến ng-ời đọc.

Trong tiết cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Khi chọn kể một câu chuyện nào thì giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo. đó có thể là tranh ảnh, dối tay, phim ảnh,…Việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ kích thích sự chú ý, tri giác và t- duy của trẻ đồng thời sẽ làm câu chuyện hấp dẫn, thu hút trẻ hơn. Khi sử dụng tranh ảnh, giáo viên có thể có những câu hỏi kèm theo nh-: Bức tranh cô vẽ gì? có những nhân vật nào đây?... Nh- vậy trẻ sẽ dễ dàng liên kết đ-ợc những lời kể của cô giáo và từ đó trẻ sẽ ghi nhớ đ-ợc nội dung của câu chuyện, gắn kết các tình tiết một cách lôgic, chặt chẽ.

Khi trẻ đã hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của câu chuyện thì giáo viên sẽ tổ chức cho trẻ kể chuyện theo tranh hoặc kể chuyện theo vai, đóng vai các nhân vật trong truyện. Việc chuyển từ văn bản truyện sang kịch sẽ làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, trẻ sẽ ghi nhớ câu chuyện tốt hơn.

Việc giảng dạy các tác phẩm truyện ngụ ngôn trong tr-ờng mầm non có thành công hay không, trẻ có thấy đ-ợc cái hay, cái đẹp, cái ẩn ý sâu xa bên trong hay không hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên giống nh- ai đó đã nói:

Những câu chuyện ngụ ngôn nh- những cây đa đầu làng vẫn đứng đó với thời gian, biết bao ng-ời đã đi qua và ngồi lại. Nh-ng chỉ khi nào ai thấy đ-ợc cái đẹp, cái sinh động và giá trị to lớn của nó thì mới thấy đ-ợc tác dụng và sự có mặt của nó trên cuộc đời này.

Giáo án

Tên bài dạy: Mèo lại hoàn Mèo Đối t-ợng: Trẻ 4- 5 tuổi

Thời gian: 20- 25 phút

Ng-ời thực hiện: Nguyễn Thị Trà My

1. Mục đích, yêu cầu:

-Trẻ nắm đ-ợc tên truyện, tên các nhân vật, các sự kiện chính trong câu chuyện và biết kể chuyện cùng cô.

-Trẻ hiểu đ-ợc nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Có một anh chàng nuôi đ-ợc một chú mèo, anh ta rất yêu quý chú mèo của mình. Không bằng

lòng với cái tên là mèo vì anh ta cho rằng nó không xứng đáng với chú mèo

của mình. Anh ta đã đổi tên cho chú mèo những cái tên thật buồn c-ời và bất hợp lý nh- con Trời, con Mây, con Gío, con T-ờng, con Chuột. Nh-ng cuối cùng anh ta vẫn đặt tên cho nó là mèo vì cái tên này hợp lý hơn cả. Câu chuyện là một thông điệp mang tính giáo dục khuyên con ng-ời hãy sống là chính mình đừng nên ham muốn những gì không có thực.

2.Ph-ơng pháp dạy học:

- Ph-ơng pháp quan sát. - Ph-ơng pháp đàm thoại.

3.Ph-ơng tiện dạy học:

- Bộ tranh minh hoạ nội dung của câu chuyện.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

* ổn định tổ chức:

- Cô cho cả lớp hát và vận động theo nhạc bài “Rửa mặt như mèo”

- Bài hát có nhắc đến tên con vật nào? - Chú Mèo trong bài hát có ngoan không?

- vì sao?

- Vì l-ời rửa mặt nên chú mèo đã bị làm sao nhỉ?

- Cô giáo dục trẻ biết vệ sinh cá nhân, giữ gìn cơ thể, quần áo sạch sẽ, chống lại các loại bệnh tật.

* Giới thiệu truyện:

Cô biết một câu chuyện cũng nhắc đến chú mèo. Chú mèo trong câu chuyện đ-ợc đổi tên rất nhiều lần. Bây giờ các con hãy cùng chú ý để xem câu chuyện ấy có tên là gì và chú mèo đã đ-ợc đổi thành những tên gì nhé.

* Cô kể chuyện cho trẻ nghe

-Cô kể toàn bộ câu chuyện lần 1.

-Cô kể lại lần 2 kết hợp sử dụng tranh minh hoạ.

* Đàm thoại nội dung câu chuyện theo tranh minh hoạ:

- Trẻ hát vận động theo nhạc. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. -Trẻ chú ý lắng nghe -Trẻ chú ý lắng nge và quan sát tranh.

- Câu chuyện cô kể có tên là gì?

- Trong truyện có những nhân vật nào? - vì sao anh ta lại muốn tìm một cái tên

mới cho con mèo của mình?

- Lần đầu con mèo đ-ợc đổi tên là gì? - Vì sao lại đ-ợc đổi tên nh- vậy?

- Sau đó anh ta đặt cho chú mèo những

tên gì nữa? vì sao?

- Chú mèo đã đ-ợc đổi tên mấy lần? - Cuối cùng anh ta đã quyết định đặt tên gì cho chú mèo? Vì sao?

- Cái tên này có giống tên ban đầu không?

- Sau rất nhiều lần đổi tên, cuối cùng chú mèo vẫn đ-ợc gọi tên là mèo. Chỉ vì sự ngu dốt, khoe khoang, ham muốn những điều hão huyền mà anh chàng đã tự biến mình thành trò c-ời. Đây chính là bài học lớn, các con hãy sống thật với bản thân mình, với những gì mình có đừng nên ham muốn những gì không có thực.

* Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện một lần nữa.

Khi trẻ đã nắm đ-ợc nội dung của câu

-Trẻ trả lời.

-Trẻ trả lời.

-Trẻ trả lời.

chuyện cô tổ chức cho các nhóm trẻ kể chuyện theo tranh.

* Kết thúc:

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”.

- Cô nhận xét tuyên d-ơng trẻ.

-Trẻ kể chuyện theo ý hiểu của mình.

Kết luận

trẻ mầm non là thế hệ t-ơng lai của đất n-ớc. Sự quan tâm chăm sóc đúng mức sẽ làm cho những mầm non ấy đ-ợc khoẻ mạnh, v-ơn cao. Sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non là sự phát triển của nhận thức, tình cảm và thẩm mĩ. Trẻ vốn đã có sẵn những nét tính cách tốt nh- hồn nhiên, trung thực, th-ơng ng-ời, vị tha. Với tính tò mò, ham hiểu biết trẻ không ngừng học hỏi, khám phá thế giới xung quanh mình. Tuy nhiên những nét tính cách ấy lại mang tính tự phát, không ổn định và dễ thay đổi. Bởi vậy, cần có sự chỉ bảo tận tình, đúng mức của ng-ời lớn để bồi d-ỡng thêm những nét tính cách ấy. Truyện ngụ ngôn dân gian là một trong những nhân tố đặc biệt đáp ứng đ-ợc yêu cầu ấy.

đến với truyện ngụ ngôn, ta không chỉ đến với thế giới của loài vật đa dạng, phong phú mà cái mục đích sâu xa hơn là đến với thế giới loài ng-ời với những bài học ứng xử sâu xa, ý nhị. Trẻ không chỉ đ-ợc đồng cảm th-ơng yêu những con ng-ời bất hạnh, hiểu đ-ợc lẽ sống ở đời mà còn đ-ợc góp tiếng nói chung vào sự phản kháng, đấu tranh chống lại giai cấp thống trị, chống lại cái xấu, cái ác. Khi đ-ợc hoà mình vào thế giới loài vật, bên cạnh việc ghi nhận cho mình những bài học về nhân tâm thế sự thì trí t-ởng t-ợng, tính thẩm mĩ trong trẻ cũng đ-ợc bay cao, bay xa hơn. Trẻ không chỉ cảm nhận cuộc sống bằng đôi mắt mà bằng cả trái tim.

Với đề tài Truyện ngụ ngôn dân gian với việc giáo dục trẻ mẫu giáo. Tôi muốn góp thêm một tiếng nói về vai trò của truyện ngụ ngôn dân gian với việc hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Truyện ngụ ngôn giúp trẻ có những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con ng-ời và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Truyện hình thành và phát triển ở trẻ tình yêu quê h-ơng, đất n-ớc,

tình cảm với con ng-ời, giáo dục tính thẩm mĩ cho trẻ. Đặt nền móng vững chắc cho trẻ ở những giai đoạn sau.

Việc tìm hiểu và tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại qua truyện ngụ ngôn không chỉ để ghi lòng tạc dạ mà còn nâng cao trình độ nhận thức và thực hiện nó trong các tr-ờng hợp cụ thể. Tuỳ theo từng trình độ lứa tuổi mà giáo viên có ph-ơng pháp nâng cao trình độ phân tích của trẻ về vấn đề tiếp nhận, tích luỹ, tổng hợp và luôn nhắc nhở trẻ “học đi đôi với hành” để sớm trở thành ng-ời có ích trong xã hội.

Tài liệu tham khảo

1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học.

2. tr-ơng chính (2002), Bình giải ngụ ngôn Việt Nam, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Th-ởng (2007), Tuyển tập văn học Việt Nam (tập 3), Nxb Giáo dục.

4. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1962), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Văn Ngọc (1986), Đông Tây Ngụ Ngôn, Nxb giáo dục.

6. Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lý Hữu Tấn, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn (1987), Lý luận văn học Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục.

7. Trần Đình Sử (chủ biên), (2000), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục.

Lời cảm ơn

Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu và hoàn thành đề tài khoá luận

Truyện ngụ ngôn dân gian với việc giáo dục trẻ mẫu giáo, tôi đã nhận đ-ợc nhiều sự giúp đỡ trong khoa giáo dục tiểu học và các thầy cô giáo trong tr-ờng Đại học S- phạm Hà Nội 2 cùng các bạn sinh viên. Đặc biệt nhận đ-ợc sự giúp đỡ của thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thi.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các bạn sinh viên, đặc biệt đến thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thi đã tận tình giúp đỡ và h-ớng dẫn tôi hoàn thành đề tài khoá luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2010 Sinh viên

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đề tài truyện ngụ ngôn dân gian với việc giáo dục trẻ mẫu giáo là kết quả tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng một số tài liệu của một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra đ-ợc những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của cá nhân tôi hoàn toàn không trùng lặp với kết quả của các tác giả khác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Một phần của tài liệu Truyện ngụ ngôn dân gian với việc giáo dục trẻ mẫu giáo (Trang 30)