6. Cấu trúc khóa luận
1.2.1 Thực trạng việc vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học
Dạy học toán theo quan điểm kiến tạo là quá trình GV chuyển các kiến thức toán ở trong sách giáo khoa cần hình thành cho HS thực hiện các hoạt động toán học tương ứng, trên cơ sở đó, bằng các phương pháp toán học (thường là quy nạp), HS tự xây dựng nên kiến thức cho bản thân mình.
Hiểu là như vậy, nhưng nhìn chung phần lớn GV ở các trường tiểu học chưa nhận thức được vấn đề này. Hoạt động dạy của GV phần lớn dựa vào hướng dẫn trong sách GV hoặc thiết kế bài dạy. Họ chưa thoát khỏi cái gọi là “lỗi thầy mặc sách”, chưa có sự đột phá trong PPDH. Nhiều GV chưa biết ứng dụng các thiết bị công nghệ vào hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình. Việc áp dụng phương pháp vận dụng lí thuyết kiến tạo khi thi giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Có người cho rằng vận dụng lí thuyết kiến tạo là phải đặt nhiều câu hỏi trong một giờ học, người khác thì cho rằng vận dụng lí thuyết kiến tạo là phải tổ chức nhiều hoạt động nhóm hoặc phải có nhiều thiết bị dạy học hiện đại… Từ nhận thức sai lệch dẫn đến các giờ học mang tính hình thức, kém hiệu quả và họ cho rằng nguyên nhân của sự thất bại đó là do chương trình quá tải, không đủ điều kiện để thực hiện phương pháp vận dụng lí thuyết kiến tạo…Vì vậy dẫn đến PPDH thụ động “đọc - chép” vẫn là phổ biến, nên chất lượng học tập môn Toán chưa cao.
Nội dung điều tra của tôi bao gồm các vấn đề sau:
+ Mức độ hiểu biết của thầy (cô) về lí thuyết kiến tạo trong dạy học: + Mức độ vận dụng lí thuyết kiến tạo vào giờ dạy
- 25 -
+ Cơ sở quan trọng nhất trong việc nghiên cứu để viết kế hoạch bài dạy
+ Mức độ nắm được qui trình dạy học theo phương pháp kiến tạo + HS thích học tập theo hình thức nào
Qua điều tra 120 GV ba trường Tiểu học trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Hà Nội là:
- Trường Tiểu học thị trấn Sóc Sơn
- Trường Tiểu học Minh Trí
- Trường Tiểu học Phủ Lỗ B
- Trường Tiểu học Tân Minh
Tôi thu được kết quả sau:
Bảng 1.1: Bảng khảo sát thực trạng GV (Câu 1; 2; 3)
Câu
Đáp án
Câu 1 Câu 2 Câu 3
Số lượng (GV) Tỉ lệ (%) Số lượng (GV) Tỉ lệ (%) Số lượng (GV) Tỉ lệ (%) a 10 8,4 10 8,4 32 26,7 b 86 71,6 70 58,3 74 61,7 c 24 20 40 33,3 14 11,6
- 26 -
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng vẫn còn một số ít GV chưa biết đến lí thuyết kiến tạo nên đã không áp dụng phương pháp kiến tạo vào giờ giảng của mình. Bên cạnh đó có một số lượng lớn GV đã có một số hiểu biết về lí thuyết kiến tạo nên đã có sử vận dụng vào giờ dạy tuy nhiên vẫn ở mức độ rất ít. Còn số giáo viên rất hiểu vế lí thuyết kiến tạo thì rất ít nên việc vận dụng lí thuyết kiến tạo thường xuyên vào các giờ dạy cũng chưa nhiều. Vì vậy để nâng cao chất lương dạy học của các trường Tiểu học cần cung cấp thêm các tài liệu cho GV về lí thuyết kiến tạo cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác.
Bảng 2: Khảo sát thực trạng 140 HS khối 5 trương Tiểu học thị trấn Soc Sơn (câu hỏi 4)
STT Em thích học theo hình thức nào Số lượng (HS) Tỉ lệ (%) a Đọc chép 20 14.3 b Tự mình học tập khám phá ra tri thức. 90 64,3 c Kết hợp cả hai hình thức trên. 30 21,4
Từ bảng trên, ta thấy phần lớn HS thích học theo hình thức tự mình học tập khám phá ra tri thức. Đây là cách học phát huy tính tích cực của HS, giúp HS nhớ lâu và làm chủ được tri thức mới. Để làm được điều này, GV cần phải nâng
- 27 -
cao nghiệp vụ sư phạm, vận dụng linh hoạt các PPDH vào giờ dạy, để giờ dạy thêm sinh động, hấp dẫn lôi cuốn và phát huy tính tích cực của HS.