Gói và biểu đồ Use case (UC) kho bếp

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhà hàng bằng UML (unified modeling language) (Trang 39)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Gói và biểu đồ Use case (UC) kho bếp

Dưới đây là Gói kho - bếp:

Mô tả gói UC “kho - bếp”: Nhân viên kho - bếp kích hoạt các thực đơn trong form giao diện quản lý kho - bếp, chương trình thực hiện và nhân viên sẽ nhận được cửa sổ làm việc cho từng thực đơn, sau đó nhân viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo hướng dẫn trên mỗi cửa sổ.

Tác nhân kích hoạt: Nhân viên kho - bếp.

Tiền điều kiện: Nhân viên có chức năng, nhiệm vụ, có mật khẩu phân quyền.

Hậu điều kiện: Nhân viên tương tác được các phần tử trong form.

Các bước trong gói UC này: Từ mỗi máy tính trong mạng LAN của Hệ thống quản lý Nhà hàng của Nhà hàng, nhân viên nhấp chọn các thực đơn trong cửa sổ giao diện làm việc và ta nhận được cửa sổ làm việc tương ứng với công việc yêu cầu, sau đó nhân viên thực hiện công việc theo mẫu trong từng cửa sổ.

Các thao tác thành phần trong gói UC “kho - bếp” này:

- UC về quản lý kho gồm các UC về: Lập phiếu nhập kho, xem danh sách phiếu nhập kho, lập phiếu xuất kho, xem danh sách phiếu xuất kho, lập phiếu chuyển kho, xem danh sách phiếu chuyển kho.

- UC về quản lý xuất - nhập gồm các UC về: Thêm kho mới, xem danh sách kho, phân kho, xem danh sách tồn kho, kiểm kê kho, cảnh báo tồn kho.

- UC về quản lý tài sản gồm các UC về: Xem danh sách tài sản, xem danh sách tăng tài sản, xem danh sách giảm tài sản, xem danh sách nhóm tài sản.

Dưới đây là biểu đồ UC thể hiện mối quan hệ giữa các UC của gói UC “kho - bếp”:

Hình 3.1.1.2a

Hình 3.1.1.2: Biểu đồ UC trong gói UC “kho - bếp”.

Hình 3.1.1.2c

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhà hàng bằng UML (unified modeling language) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)