Phân tích lĩnh vực

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhà hàng bằng UML (unified modeling language) (Trang 30)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Phân tích lĩnh vực

Các đối tượng từ phỏng vấn trong lĩnh vực vấn đề mô tả. Ta có, các lớp sau:

- Nhóm khách hàng: Khách đặt trước chỗ, khách đặt theo địa chỉ, khách đến ăn và gọi món.

- Nhóm nhà hàng: Nhà hàng, nhân viên, thực đơn, bàn ăn.

- Nhóm công việc: Nhà bếp, nhà kho, quầy ba, thu ngân, kế toán, lễ tân, phục vụ bàn, quản trị hệ thống.

- Nhóm khác: Tiền, nhà cung cấp, báo cáo, hoá đơn, phiếu, danh sách, lương, hệ thống tin học.

Và dưới đây là biểu đồ mối quan hệ giữa các lớp:

Hinh 2.2.1: Lớp “khách hàng”.

Một đến nhiều khách hàng thuộc một loại khách hàng khác nhau: Khách đặt chỗ trước, khách đặt theo địa chỉ, khách đến và gọi món. Tức là, có thể có nhiều khách hàng cùng là khách hay đặt chỗ trước hoặc nhiều khách cùng đến Nhà hàng và họ gọi món,…Đây là cơ sở để phân loại khách, nhằm có những chính sách ưu đãi hợp lý với từng đối tượng khách hàng khác nhau. Từ đó, chương trình được xây dựng để quản lý thông tin khách hàng và phân loại.

Hình 2.2.2: Lớp “Hệ thống Tin học”.

Trong một Nhà hàng có một Hệ thống Tin học. Với hệ thống này, nó được sử dụng bởi nhiều nhân viên có chức trách (tuỳ theo từng đơn vị sử dụng Hệ thống Tin học thì số lượng nhân viên này nhiều hay ít); mỗi Hệ thống như vậy được cung cấp một máy chủ (Server), một cơ sở dữ liệu, được kết nối mới nhiều máy trạm (Client), trong Hệ thống mà ta đang xét có 5 máy trạm; trên các máy tính trạm chương trình được cài đặt, có giao diện tương ứng với số máy trạm. Để các máy tính có thể giao tiếp với nhau, ta phải thiết lập một cơ sở hạ tầng mạng LAN.

Hình 2.2.3: Lớp “Nhà hàng”.

Một Nhà hàng có: - Nhiều nhân viên. - Một Hệ thống Tin học. - Nhiều bàn ăn.

- Từ một đến nhiều nhà cung cấp. - Nhiều khách hàng.

- Một đến nhiều thực đơn. - Thực hiện nhiều công việc.

Đó là những gì mà một Nhà hàng tối thiểu cần phải có. Các yếu tố này cấu thành nên một Nhà hàng. Tất nhiên để có và kinh doanh Nhà hàng cần phải có rất nhiều yếu tố khác hợp thành. Chúng ta không quan tâm đến việc làm thế nào để có thể kinh doanh mà chỉ quan tâm đến vấn đề liên quan Hệ thống đang xét.

Hình 2.2.4: Lớp “nhân viên”.

Trong Hệ thống Tin học, nhân viên chịu trách nhiệm sẽ đăng nhập vào Hệ thống và nhập dữ liệu (tuỳ theo công việc).

Mỗi nhân viên có:

- Từ một đến nhiều lương (do đảm trách nhiều vai trò). - Một đến nhiều nhân viên làm một đến nhiều công việc. - Một đến nhiều nhân viên nhập liệu cho Hệ thống Tin học. - Nhiều nhân viên làm việc cho một Nhà hàng.

Nhân viên là một trong những yếu tố cấu thành Nhà hàng. Tuỳ theo chức năng của từng nhân viên, họ đảm trách nhiều vai trò khác nhau và có những chế độ ưu đãi khác nhau.

Để chi tiết hơn, đối tượng nhân viên với chức năng cụ thể. Và được thể hiện trong hình dưới đây.

Hình 2.2.5: Lớp “Nhà bếp”.

Nhà bếp là bộ phận của Nhà hàng và có: - Nhiều nhân viên.

- Làm từ một đến nhiều thực đơn khác nhau.

Hình 2.2.6: Lớp “Nhà kho”.

Nhà kho là một phận của Nhà hàng có: - Nhiều nhân viên.

- Giao dịch với từ một đến nhiều nhà cung cấp. - Xuất hàng cho một quầy ba.

- Xuất hàng cho một Nhà bếp.

- Xuất nhiều báo cáo (đây cũng là các báo cáo quản lý liên quan đến kho).

Hình 2.2.7: Lớp “kế toán”.

Kế toán là bộ phận của Nhà hàng có:

- Từ một đến hai nhân viên (tuỳ theo phạm vi của Nhà hàng). - Lập nhiều loại phiếu.

- Trả nhiều loại lương cho nhân viên. - Xuất nhiều báo cáo.

Hình 2.2.8: Lớp “thu ngân”.

Thu ngân là bộ phận của Nhà hàng có: - Một đến hai nhân viên làm việc. - Lập nhiều hoá đơn.

- Thêm từ một đến nhiều thực đơn mới (thêm về mặt giấy tờ). - Thu nhiều loại tiền.

Chƣơng 3: Phân tích thiết kế Hệ thống quản lý Nhà hàng 3.1. Phân tích hệ thống

3.1.1. Gói và biểu đồ Use case (UC) kho - bếp

Dưới đây là Gói kho - bếp:

Mô tả gói UC “kho - bếp”: Nhân viên kho - bếp kích hoạt các thực đơn trong form giao diện quản lý kho - bếp, chương trình thực hiện và nhân viên sẽ nhận được cửa sổ làm việc cho từng thực đơn, sau đó nhân viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo hướng dẫn trên mỗi cửa sổ.

Tác nhân kích hoạt: Nhân viên kho - bếp.

Tiền điều kiện: Nhân viên có chức năng, nhiệm vụ, có mật khẩu phân quyền.

Hậu điều kiện: Nhân viên tương tác được các phần tử trong form.

Các bước trong gói UC này: Từ mỗi máy tính trong mạng LAN của Hệ thống quản lý Nhà hàng của Nhà hàng, nhân viên nhấp chọn các thực đơn trong cửa sổ giao diện làm việc và ta nhận được cửa sổ làm việc tương ứng với công việc yêu cầu, sau đó nhân viên thực hiện công việc theo mẫu trong từng cửa sổ.

Các thao tác thành phần trong gói UC “kho - bếp” này:

- UC về quản lý kho gồm các UC về: Lập phiếu nhập kho, xem danh sách phiếu nhập kho, lập phiếu xuất kho, xem danh sách phiếu xuất kho, lập phiếu chuyển kho, xem danh sách phiếu chuyển kho.

- UC về quản lý xuất - nhập gồm các UC về: Thêm kho mới, xem danh sách kho, phân kho, xem danh sách tồn kho, kiểm kê kho, cảnh báo tồn kho.

- UC về quản lý tài sản gồm các UC về: Xem danh sách tài sản, xem danh sách tăng tài sản, xem danh sách giảm tài sản, xem danh sách nhóm tài sản.

Dưới đây là biểu đồ UC thể hiện mối quan hệ giữa các UC của gói UC “kho - bếp”:

Hình 3.1.1.2a

Hình 3.1.1.2: Biểu đồ UC trong gói UC “kho - bếp”.

Hình 3.1.1.2c

3.1.2. Gói và biểu đồ Use case kế toán

Dưới đây là Gói kế toán:

Hình 3.1.2.2: Gói UC “kế toán” (tiếp).

Mô tả gói UC “kế toán”: Nhân viên kế toán kích hoạt các thực đơn trong form giao diện quản lý kế toán, chương trình thực hiện và nhân viên sẽ nhận được cửa sổ làm việc cho từng thực đơn. Sau đó, nhân viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo hướng dẫn trên mỗi cửa sổ.

Tác nhân kích hoạt: Nhân viên kế toán.

Tiền điều kiện: Nhân viên có chức năng, nhiệm vụ, có mật khẩu phân quyền.

Hậu điều kiện: Nhân viên tương tác được các phần tử trong form.

Các bước trong gói UC này: Từ mỗi máy tính trong mạng LAN của Hệ thống quản lý Nhà hàng của Nhà hàng, nhân viên nhấp chọn các thực đơn

trong cửa sổ giao diện làm việc và nhận được cửa sổ làm việc tương ứng với công việc yêu cầu. Sau đó, nhân viên thực hiện công việc theo mẫu trong từng cửa sổ.

Các thao tác thành phần trong gói UC “kế toán” này:

- UC về quản lý nhân viên gồm các UC về: Xem danh sách nhân viên, thêm nhân viên mới, đổi mật khẩu, thêm phòng ban mới, xem danh sách phòng ban, lập bảng lương nhân viên, lập bảng chấm công.

- UC về quản lý quỹ gồm các UC về: Lập phiếu thu, lập phiếu thu nội bộ, xem danh sách phiếu thu, xem danh sách thu nội bộ, lập phiếu chi, xem danh sách phiếu chi, xem danh sách nhóm thu - chi, xem danh mục thu, xem danh mục chi.

- UC về quản lý báo cáo gồm các UC về: Báo cáo doanh thu, báo cáo bán hàng, báo cáo thu chi quỹ tiền, báo cáo công nợ, báo cáo xuất nhập, chuyển kho, báo cáo nhân sự chấm công, báo cáo tài sản, xem biểu đồ doanh thu, báo cáo doanh thu theo mặt hàng, báo cáo doanh số nhân viên, báo cáo doanh số theo bàn ăn, xem biểu đồ biến đổi giá mặt hàng.

Dưới đây là biểu đồ UC thể hiện mối quan hệ giữa các UC của gói UC “kế toán”:

Hình 3.1.2.3: Biểu đồ UC trong gói UC “kế toán”. Hình 3.1.2.3e

3.1.3. Gói và biểu đồ Use case thu ngân

Dưới đây là Gói thu ngân:

Hình 3.1.3.1: Gói UC “thu ngân”.

Mô tả gói UC “thu ngân”: Nhân viên thu ngân kích hoạt các thực đơn trong form giao diện quản lý thu ngân, chương trình thực hiện và nhân viên sẽ nhận được cửa sổ làm việc cho từng thực đơn, sau đó nhân viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo hướng dẫn trên mỗi cửa sổ.

Tiền điều kiện: Nhân viên có chức năng, nhiệm vụ, có mật khẩu phân quyền.

Hậu điều kiện: Nhân viên tương tác được các phần tử trong form.

Các bước trong gói UC này: Từ mỗi máy tính trong mạng LAN của Hệ thống quản lý Nhà hàng của Nhà hàng, nhân viên nhấp chọn các thực đơn trong cửa sổ giao diện làm việc và nhận được cửa sổ làm việc tương ứng với công việc yêu cầu. Sau đó, nhân viên thực hiện công việc theo mẫu trong từng cửa sổ.

Các thao tác thành phần trong gói UC “thu ngân” này: - UC về : Thu tiền hoá đơn hiện tại.

- UC về: Lập hoá đơn.

- UC về: Xem danh sách hoá đơn.

- UC về: Xem danh sách hoá đơn đang nợ. - UC về: Lập lịch đặt bàn.

- UC về: Lập phiếu đặt bàn.

- UC về: Xem danh sách phiếu đặt bàn. - UC về: Xem danh sách hàng bị trả lại. - UC về: Ghép bàn.

Dưới đây là biểu đồ UC thể hiện mối quan hệ giữa các UC của gói UC “thu ngân”:

3.1.4. Gói và biểu đồ Use case quản trị hệ thống

Dưới đây là Gói quản trị hệ thống:

Hình 3.1.4.1: Gói UC “quản trị hệ thống”.

Mô tả gói UC “quản trị hệ thống”: Nhân viên quản trị hệ thống kích hoạt các thực đơn trong form giao diện quản trị hệ thống. Sau đó, nhân viên thực hiện công việc theo mẫu trong từng cửa sổ đã được cài đặt.

Tác nhân kích hoạt: Nhân viên quản trị hệ thống.

Tiền điều kiện: Nhân viên có chức năng, nhiệm vụ, có mật khẩu phân quyền.

Hậu điều kiện: Nhân viên tương tác được các phần tử trong form.

Các bước trong gói UC này: Từ mỗi máy tính trong mạng LAN của Hệ thống quản lý Nhà hàng của Nhà hàng, nhân viên nhấp chọn các thực đơn trong cửa sổ giao diện làm việc và nhận được cửa sổ làm việc tương ứng với công việc yêu cầu. Sau đó, nhân viên thực hiện công việc theo mẫu trong từng cửa sổ.

Các thao tác thành phần trong gói UC “quản trị hệ thống” này: - UC về : Thêm người dùng. - UC về: Sửa người dùng. - UC về: Xoá người dùng. - UC về: Đổi mật khẩu. - UC về: Backup dự phòng dữ liệu. - UC về: Thiết lập tham số hệ thống.

Dưới đây là biểu đồ UC thể hiện mối quan hệ giữa các UC của gói UC “quản trị hệ thống”:

3.2. Biểu đồ tƣơng tác 3.2.1. Biểu đồ trình tự

Biểu đồ trình tự cho tiến trình làm việc với Hệ thống của kho - bếp, thu ngân, kế toán.

1:Khởi động: Nhân viên chịu trách nhiệm khởi động chương trình đã được cài đặt trên các máy tính trạm, để hiển thị giao diện chương trình.

2:Chọn quyền: Hệ thống có phân quyền người dùng, ví dụ: Nhân viên thu ngân, kho - bếp, kế toán, quản trị hệ thống. Hệ thống chỉ cho phép kích hoạt phần làm việc riêng cho từng phân quyền.

3:Yêu cầu nhập tài khoản: Sau khi đã chọn phân quyền xong, chương trình yêu cầu nhân viên nhập tài khoản.

4:Nhập: Nhân viên nhập tài khoản vào trên giao diện chương trình. 5:Truyền dữ liệu: Thông tin này sẽ được đưa tới máy chủ hệ thống.

6:Truy vấn: Chương trình dùng các giải thuật, các câu truy vấn cơ sở dữ liệu đã được cài đặt sẵn, truy vấn cơ sở dữ liệu máy chủ.

7:Lấy thông tin: Chương trình lấy thông tin đã truy vấn được từ cơ sở dữ liệu máy chủ.

8:Thông báo: Chương trình thông báo cho nhân viên biết: Tài khoản có hiệu lực hay không.

9:Mở tài khoản: Tài khoản có hiệu lực, chương trình cho phép người sử dụng tiếp tục làm việc.

10:Lựa chọn: Nhân viên lựa chọn trên giao diện, yêu cầu cần làm. 11:Chọn yêu cầu: Sau khi lựa chọn được yêu cầu, nhân viên nhấp chọn.

12:Tác nghiệp: Tuỳ theo chức năng, nghiệp vụ của nhân viên được giao trọng trách, họ sẽ làm việc theo những gì được thiết kế sẵn trên form.

13:Truyền dữ liệu: Thao tác của nhân viên, được chương trình truyền thông tin tới máy chủ.

14:Truy vấn: Chương trình truy vấn cơ sở dữ liệu máy chủ để lấy thông tin. 15: Lấy thông tin: Chương trình lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu máy chủ.

16: Hiển thị: Chương trình hiển thị ra màn hình thông tin yêu cầu, do chương trình truy vấn cơ sở dữ liệu.

17:Thay đổi: Dữ liệu được lưu trong cơ sở dữ liệu máy chủ có thể được thay đổi như: Thêm, lưu, sửa, xoá,…

18:Truyền dữ liệu: Thông tin lại được chương trình gửi tới máy chủ. 19:Lưu: Thông tin này sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu máy chủ.

20:Yêu cầu thoát: Nhân viên không làm việc với Hệ thống nữa và yêu cầu thoát khỏi hệ thống.

21:Thoát: Hệ thống thoát và đóng tài khoản người sử dụng.

Biểu đồ trình tự cho tiến trình làm việc với Hệ thống của nhân viên quản trị hệ thống.

1:Khởi động: Nhân viên quản trị hệ thống khởi động chương trình trên các máy tính trạm, để hiển thị giao diện chương trình.

2:Chọn quyền: Hệ thống có phân quyền người dùng, ví dụ: Nhân viên thu ngân, kho - bếp, kế toán, quản trị hệ thống. Hệ thống chỉ cho phép kích hoạt phần làm việc riêng cho từng phân quyền.

3:Yêu cầu nhập tài khoản: Sau khi đã chọn phân quyền xong, chương trình yêu cầu nhân viên nhập tài khoản.

4:Nhập: Nhân viên nhập tài khoản vào trên giao diện chương trình. 5:Truyền dữ liệu: Thông tin này sẽ được đưa tới máy chủ hệ thống.

6:Truy vấn: Chương trình dùng các giải thuật, các câu truy vấn cơ sở dữ liệu đã được cài đặt sẵn, truy vấn cơ sở dữ liệu máy chủ.

7:Lấy thông tin: Chương trình lấy thông tin đã truy vấn được từ cơ sở dữ liệu máy chủ.

8:Thông báo: Chương trình thông báo cho nhân viên biết: Tài khoản có hiệu lực hay không.

9:Mở tài khoản: Tài khoản có hiệu lực, chương trình cho phép người sử dụng tiếp tục làm việc.

10:

- Thêm, sửa, xoá: Click trên giao diện các chức năng thêm người dùng, sửa người dùng, xoá người dùng. Nhập tên truy cập và mật khẩu đăng nhập vào các ô này, nhập lại mật khẩu vào ô nhập lại. Sau đó, người dùng thực hiện công việc. Nếu người dùng được phép cấp quyền sẽ click chọn chức năng: Quyền đặt quyền. Riêng chức năng xoá người dùng chỉ giành riêng cho

Administrator. Sau thao tác này, chương trình sẽ truyền dữ liệu và ghi mọi thay đổi vào cơ sở dữ liệu máy chủ.

- Thay đổi mật khẩu: Vào phần thay đổi mật khẩu của hệ thống, làm theo hướng dẫn và ghi lại.

- Thiết lập tham số hệ thống: Định nghĩa công thức, thiết lập thông tin, đơn vị. Với mỗi công việc, chương trình sẽ hướng dẫn qua giao diện. Sau đó là thao tác ghi lại.

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống quản lý nhà hàng bằng UML (unified modeling language) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)