Cởi trói quyền tự chủ nhiều hơn cho DN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM (Trang 32)

II. 10 sự kiện nổi bật trên TTCK năm

11. Cởi trói quyền tự chủ nhiều hơn cho DN

− Đầu năm 2009 khá nhiều DN niêm yết bị lỗ. Tuy nhiên, trong số này có hai dạng: DN có

hoạt động sản xuất - kinh doanh chính không hiệu quả và DN có ngành nghề lõi vẫn tăng trưởng nhưng cuối năm kết quả kinh doanh âm do phải thực hiện các khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính, tỷ giá… Cơ quan quản lý đã đưa tất cả các cổ phiếu này vào danh sách "cổ phiếu bị kiểm soát" (sau chuyển thành cổ phiếu bị cảnh báo). Tuy nhiên, nhiều DN trong số này là các DN uy tín đang dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh của mình và có lãi trong hoạt động kinh doanh chính, thua lỗ chỉ do sự "sảy chân".

− Theo quy định hiện hành, các DN lỗ không được mua cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên DN vẫn có

lượng tiền mặt dồi dào, DN có khả năng hỗ trợ thị trường và cổ đông, và hơn ai hết DN biết cổ phiếu đang được giao dịch thấp hơn giá trị thực. Tại sao chính sách lại trói buộc quyền tự chủ của DN về việc này, trong khi ĐHCĐ nhất trí cho DN thực hiện?

− Một vấn đề khác, theo quy định hiện hành, trong lần triệu tập đầu tiên để có thể tổ chức

ĐHCĐ, tỷ lệ cổ đông có mặt phải không dưới 65% số cổ phần. Tỷ lệ này được cho là bảo vệ quyền lợi các NĐT nhỏ, tuy nhiên TTCK Việt Nam có đặc thù riêng, các NĐT cá nhân vẫn chiếm đa số trên thị trường, vị trí địa lý cách biệt khiến nhiều ĐHCĐ đã không thể thực hiện do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự, DN lãng phí hàng trăm triệu đồng. Theo chúng tôi tỷ lệ này nên giảm xuống 51% như thông lệ quốc tế...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w