Tăng cường phân cấp, phân quyền giám sát thị trường

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

II. 10 sự kiện nổi bật trên TTCK năm

6.Tăng cường phân cấp, phân quyền giám sát thị trường

− Đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các thành viên thị

trường và cá nhân vi phạm quy định về chứng khoán và TTCK.

− Xây dựng quy trình thanh tra về công bố thông tin của các tổ chức tham gia TTCK. Thực

hiện kiểm tra định kỳ và bất thường đối với Sở giao dịch, Trung tâm Lưu ký. Phân cấp, phân quyền công tác giám sát, kiểm tra thành viên cho Sở giao dịch và Trung tâm Lưu ký.

7.Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin

− Với sự phát triển rất nhanh của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thời gian qua, giờ đây hơn bao giờ hết, những yêu cầu về tính bảo mật, ứng dụng công nghệ thông tin làm sao để nhanh chóng có một hạ tầng công nghệ tốt, đảm bảo cho các sàn chứng khoán là vấn đề đang được tất cả các công ty chứng khoán VN quan tâm.

− Xây dựng hệ thống Công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị trường và theo tiêu chuẩn quốc tế; Đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn tất thực hiện việc giao dịch từ xa từ các Thành viên đến Sở, tiến tới việc giao dịch không sàn trong tương lai.

− Tăng cường và phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ.

− Tăng cường công tác giám sát thị trường bằng việc hoàn thiện phần mềm giám sát để theo dõi, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác thu thập thông tin tin đồn.

8.Nâng cao chất lượng và đào tạo nguồn nhân lực

− Đây luôn là vấn đề được quan tâm trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế. Vấn đề trọng dụng người tài, người có năng lực; vấn đề tạo môi trường làm việc tốt, sắp xếp bổ nhiệm cán bộ và vấn đề về cơ chế tài chính là những vấn đề quan trọng nhất để bồi dưỡng và thu hút các cán bộ có tài, có năng lực.

− Trong Quyết định 63 của Chính phủ cũng đã nói cho phép UBCKNN xây dựng cơ chế đặc thù đối với việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành chứng khoán theo chế độ quản lý tài chính do Bộ Tài chính quy định...

− Mong muốn làm sao trong thời gian tới, không những phải tạo ra được cơ chế tiền lương, việc bổ nhiệm cán bộ tốt để bồi dưỡng, thu hút nhân lực có trình độ, mà còn có thể thu hút những người đang làm việc tại các công ty, tổ chức hay tư nhân bên ngoài về làm việc trong bộ máy của mình.

9.Tin đồn, giao dịch nội gián, thao túng thị trường.

− Đối với xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán thì báo chí năm vừa qua nói nhiều

đến tính nghiêm khắc. Đúng là mức xử phạt trong thẩm quyền của UBCK khá thấp. Các hành vi vi phạm thu lời bất chính lớn phải được xử phạt ở một tầm cao hơn mới có tác dụng (ở nhiều nước, mức phạt lên đến hàng triệu USD).

− Quan trọng hơn, UBCKNN nên hoàn thiện lại văn bản về công bố thông tin. Trong quy định công bố thông tin do Bộ Tài chính mới ban hành có quy định thêm các yêu cầu về công bố thông tin, yêu cầu về website, về báo cáo thành viên… theo đó, các công ty niêm yết sẽ phải minh bạch hóa hơn nữa trong việc cung cấp thông tin ra thị trường. UBCKNN nên cử nhiều đoàn đi kiểm tra bất thường và định kỳ, để phát hiện một số vụ vi phạm. UBCKNN nên trình Chính phủ ban hành Nghị định 36 nâng mức xử phạt mới đối với thu lời bất chính qua tin đồn, giao dịch nội gián, thao túng thị trường nhằm tăng sức răn đe.

10.Khơi thông dòng vốn tích lũy rất lớn trong dân cư

− Theo các chuyên gia kinh tế, nguồn vốn trong dân giữ vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước và trên thực tế, nguồn vốn trong dân hiện còn rất lớn nhưng chưa được huy động đúng mức. Nguồn kiều hối gửi về cho dân trong những năm qua lên đến hàng chục tỷ USD .Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2009 liên tục tăng (năm 2005 là 4 tỷ USD, năm 2006 là 4,2 tỷ USD, năm 2007 là 6 tỷ USD và năm 2008 là 7,2 tỷ USD, năm 2009 là 6,8 tỷ USD), nhưng số tiền này chủ yếu vẫn dành cho tiêu dùng và được người dân dự trữ chủ yếu dưới các hình thức tiền ngoại tệ, gửi ngân hàng và vàng. Từ các số liệu trên và số dân trung bình năm 2004, có thể tính ra tổng tích luỹ trong khu vực hộ gia đình của cả nước là trên 112 nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều nhất là Đông Nam Bộ: 34 nghìn tỷ đồng, tiếp đến là

đồng bằng sông Cửu Long gần 24 nghìn tỷ đồng, Đông Bắc: 9,5 nghìn tỷ đồng, Bắc Trung bộ 8,3 nghìn tỷ đồng, duyên hải Nam Trung Bộ: gần 6 nghìn tỷ đồng, Tây Nguyên: khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng, Tây Bắc: khoảng 1 nghìn tỷ đồng.

− Để huy động các nguồn vốn trong dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mang lại của cải vật chất cho xã hội, kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán (tức là mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa) là cách thức rất quan trọng. Gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định phá bỏ qui trình khép kín trong CPH nhằm thu hút các nhà đầu tư bên ngoài, đặc biệt các hình thức bán đấu giá cổ phiếu đã thực sự thu hút vốn đầu tư từ tất cả các thành phần kinh tế, đưa giá trị của doanh nghiệp sát với giá thị trường, tránh được tình trạng mất vốn của nhà nước. Động thái này đã có tác động nhất định đến việc thúc đẩy mạnh hơn việc huy động vốn trong xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM (Trang 30 - 32)