Biện pháp môi trường

Một phần của tài liệu Hệ sinh thái nông nghiệp và ảnh hưởng của hệ sinh thái nông nghiệp đến môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường (Trang 38)

- Ảnh hưởng đến HSTNN:

2.2.1 Biện pháp môi trường

Biện pháp này nhằm làm cho các điều kiện môi trường (vô sinh và hữu sinh) trở nên bất lợi cho các loài dịch hại để giảm chi phí mua các loại thuốc trừ sâu bệnh. Vì biện pháp này dựa nhiều vào kiến thức hơn vào công nghệ, nên đặc biệt phù hợp cho các nước nghèo. Nhưng biện pháp này vẫn hữu hiệu trong các xã hội nông nghiệp hiện đại.

Tăng cường đa dạng hoa màu bằng cách đa canh và luân canh, nhằm làm giảm nguồn thức ăn cho một loài dịch hại nào đó và giúp ngăn chận sự tăng trưởng nhanh của nó.

Thay đổi thời gian gieo trồng. Vài loài thực vật tránh dịch hại một cách tự nhiên bằng cách mọc sớm hay trễ trong mùa tăng trưởng. Thí dụ ở các nước ôn đới, Cải hoang mọc sớm trước khi có sự xuất hiện của Bướm cải. Nông dân có thể gieo trồng một hoa màu nào đó sớm hoặc trễ hơn bình thường, lúc mà côn trùng chưa hay đã bộc phát rồi.

Thay đổi chất dinh dưỡng của cây và đất. Mức độ của vài chất dinh dưỡng trong đất và cây trồng cũng có thể ảnh hưởng số lượng quần thể dịch hại. Nitơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng mà côn trùng và ký sinh nhận từ thực vật. Lượng Nitơ quá nhiều hay quá ít có thể làm thay đổi số lượng cá thể của nhiều loài dịch hại. Thí dụ Rệp cây (Aphid) sinh sản nhiều hơn trên các hạt chứa nhiều Nitơ. Các côn trùng khác, như Thrips và Mites lại sinh sản ít hơn trên Mồng tơi (Spinach) và Cà tô-mát khi các rau quả này chứa nhiều Nitơ. Cho nên biết được nhu cầu dinh dưỡng của dịch hại, mức độ chất dinh dưỡng của đất và của thực vật có thể giúp kiểm soát dịch hại.

Kiểm soát hoa màu và cỏ dại lân cận. Hoa màu và cỏ dại có thể là nguồn thức ăn và nơi ở của dịch hại, nhất là côn trùng. Cho nên cần kiểm soát hoa màu và cỏ dại lân cận là cần thiết. Ðôi khi hoa màu kém giá trị lân cận được dùng làm bẫy (trap crop) để lôi kéo côn trùng. Khi cây linh lăng (alfalga) trồng cạnh cây bông vải, sẽ thu hút rầy bông, làm giảm thiệt hại cho bông vải.

Du nhập thiên địch, ký sinh và vật gây bịnh. Trong thiên nhiên hàng ngàn loài côn trùng là dịch hại tiềm tàng, nhưng không trở thành dịch hại thật sự, bởi vì sự kiểm soát tự nhiên do thiên địch, ký sinh và bịnh tật. Nông dân có thể sử dụng sự hiểu biết này của đấu tranh sinh học hay kiểm soát chuỗi thức ăn để quản lý cỏ dại, côn trùng, gậm nhấm và các dịch hại khác. Có rất nhiều thí dụ về việc kiểm soát dịch hại bằng thiên địch hay ký sinh. Thí dụ cổ điển như côn trùng diệt xương rồng ở UÙc. Nông dân Việt Nam đã dùng kiến vàng kiểm tra sâu rầy cho

vườn tược. Trung Quốc dùng vịt con thả vào ruộng lúa ăn bớt côn trùng phá lúa. Siêu khuẩn và vi khuẩn cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nơi.

Một phần của tài liệu Hệ sinh thái nông nghiệp và ảnh hưởng của hệ sinh thái nông nghiệp đến môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w