độc, gây chết các vi sinh vật có lợi trong đất; đất trở nên chua hóa nhanh, chai cứng, giảm năng suất cây trồng.
Ô nhiễm trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 - 60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất. Bên cạnh đó còn phát sinh các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo.
Việc lạm dụng phân bón không chỉ đe dọa sức khỏe con người, mà còn làm mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp. Kiểu canh tác dùng nhiều phân vô cơ, kết hợp với việc ngưng quay vòng của chất hữu cơ trong đất trồng, tạo nên một đe dọa nghiêm trọng trong việc giữ phì nhiêu của đất. Là do sự tích lũy liên tục các chất tạp (kim loại, á kim) có trong phân hóa học và sự biến đổi cấu trúc của đất. Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi.
Chất mùn không còn quay về đất. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc của đất, giảm phức hợp hấp thụ sét mùn (complexe absorbant argilo humique) nên giảm độ phì của đất. Phân động vật và thực vật không quay về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy cấp sau khi lên men amoniac. Hoặc chúng bị đem thiêu đốt bỏ, không về đất được. Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô nhiễm điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều.
Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật : Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất.
Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bào cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
Tập quán sử dụng phân Bắc, phân chuồng tươi trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến. Trong phân chuồng, phân bắc chưa hoai mục có chứa nhiều mầm bệnh cho người và gia súc và còn có thể gây hại cho rễ cây vì thế bón phân chuồng khi chưa hoai mục sẽ phản tác dụng.
- Gây ô nhiễm không khí:
Hoạt động của con người trong các hệ sinh thái nông nghiệp đã tác động rất nhiều đến môi trường không khí, việc sử dụng phân hóa học, thuốc trử sâu, diệt cỏ, đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, mùi thuốc trừ sâu từ đồng ruộng lan tỏa trong không khí được gió đưa vào các khu dân cư, người dân hít phải thuốc sâu dễ bị nhức đầu, ho, viêm đường hô hấp…
Thuốc trừ sâu là những chất thuộc nhóm lân hữu cơ rất độc, dễ gây ngộ độc cấp tính. Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn cũng như lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực hoặc để lại tồn dư thuốc BVTV quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực
phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường và cũng là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ đã cảnh báo: Sự phơi nhiễm với các hợp chất độc hại cho hệ thần kinh ở nhiều mức độ được tin rằng an toàn đối với người trưởng thành có thể dẫn đến hậu quả đối với phụ nữ mang thai, làm mất đi thường xuyên chức năng của não bộ nếu sự phơi nhiễm diễn ra trong thời gian mang thai và thời kỳ niên thiếu. Chị Nguyễn Thị Thanh, ở thôn Thanh Quang, xã Phước Thắng, than thở: “Nhà ở gần ruộng nên bị ảnh hưởng, hơn tháng nay ngày nào bà con cũng bơm thuốc trừ rầy, trừ sâu cắn gié. Tôi đóng kín cửa nhưng hơi thuốc vẫn xộc vào làm nghẹt thở. Mới rồi trời có mưa mới không còn mùi thuốc trừ sâu nữa”.
Chăn nuôi là ngành có nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí Khí metan do vật nuôi thải chiếm khoảng 20% lượng khí metan trên toàn cầu. Trong tổng khí metan do vật nuôi thải ra trên thế giới thì 74% sản sinh từ bò, 4,38% từ trâu, 5,1% từ dê, cừu, còn lại là từ các vật nuôi khác.
Chăn nuôi là ngành có nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở nông thôn. Khí metan do vật nuôi thải chiếm khoảng 20% lượng khí metan trên toàn cầu. Trong tổng khí metan do vật nuôi thải ra trên thế giới thì 74% sản sinh từ bò, 4,38% từ trâu, 5,1% từ dê, cừu, còn lại là từ các vật nuôi khác.
Lượng khí thải từ chăn nuôi đại gia súc cũng khá lớn trong khi việc dùng chế phẩm giảm ô nhiễm trong chăn nuôi, sử dụng các vacxin ức chế loại vi khuẩn gây khí metan trong dạ cỏ gia súc nhai lại, các loại máy OZON làm sạch không khí trong các cơ sở chăn nuôi,... còn rất ít ỏi.
Ngành chăn nuôi tạo ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính
Ngoài các khí thải ô nhiễm do sinh lý vật nuôi gây ra, còn lượng khí thải (NO, CO2, CH4) từ đất trồng lúa (0,8 g CH4/m2/ngày), cỏ (142µg NO/m2/giờ), hoa màu, đốt rơm, rác,... đều chưa có biện pháp xử lý.
Sản xuất nông nghiệp đang chịu áp lực liên tục để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Trong hai thập kỷ qua, các vấn đề về chất lượng không khí đã trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng.