Cây Húng tây

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hoá học và dịch trích thực vật đối với nấm fusarium sp. và nấm rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điệu kiện in vitro (Trang 25)

Đặc điểm hình thái

Húng tây là một loại cỏ, gốc hoá gỗ có thể cao 25-75 cm. Thân mọc đứng, có lông. Lá có cuống mọc đối, rộng, hình bầu dục, dày, trông như mọng nước. Lá dài 7-10 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên có lông đơn, mặt dưới lá nhiều lông hơn, gân nổi rõ. Hoa màu tím, nhỏ, mọc thành hoa tự, tận cùng dài gồm các vòng hoa mọc sít nhau gồm 20-40 hoa (Đỗ Tất Lợi, 2003).

Phân bố

Cây húng tây có nguồn ở đảo Moluquesơm, được trồng khắp nơi ở Viêt Nam để lấy lá, có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, dùng làm gia vị. Thường chỉ dùng tươi, hái lá hay cành non để dùng (Đỗ Tất Lợi, 2003).

Thành phần hoá học

Trong húng tây có một chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm nhẹ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola (Đỗ Tất Lợi, 2003).

Tác dụng dược lý

Y học thực hành cho biết năm 1961 phòng đông y Viện vi trùng có nguyên cứu tác dụng dược kháng sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loài vi trùng và thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus,

Salmonella typhi, Shigella flexneri-Shigella sonnei, Shigella dysenteria (Shiga)

Subtilis, Coli pathogene, Colibothesda Streptococcus, Pneumococcus Diphteri

Công dụng và liều dùng

Húng tây có tác dụng trị cảm cúm, chữa ho. Còn dùng để đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn. Thường dùng tươi với liều lượng 10-16 g một ngày. Dùng 5-7 lá húng chanh, rửa sạch ngâm nước muối. Sau đó nhai và ngậm (Đỗ Tất Lợi, 2003).

1.5 SƠ LƯỢC VỀ BỐN LOẠI THUỐC HOÁ HỌC DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM

1.5.1 Comcat 150WP.

Công ty sản xuất: Công ty TNHH Hoá Nông Lúa Vàng.

Thành phần: Lychnis viscaria 15% w/w + chất phụ gia 85% w/w. Hoạt chất: Lychnis viscaria.

 Đặc tính: Là chất điều hoà sinh trưởng.  Công dụng:

Thuốc có tác dụng ức chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, giúp lúa phục hồi khi bệnh. Giúp cây gia tăng sức đề kháng đối với sự tấn công của các mầm bệnh, điều kiện bất lợi của môi trường. Thuốc giúp cây phục hồi nhanh khi cây bị ngộ độc hữu cơ, ngô độc phèn, ngộ độc thuốc BVTV hoặc sâu bệnh gây hại nặng. Ngoài ra, khi phun thuốc vào lúc lúa trổ thoát, bông dài, tăng tỉ lệ hạt chắc (Bảo vệ cây trồng, 2013).

1.5.2 Tilt super 300EC.

Công ty sản xuất: Công ty Syngenta Việt Nam

Thành phần hoá học: Propiconazole 150g/l + Difenoconazole 150g/l + chất phụ gia.

Hoạt chất: Propiconazole, Difenoconazole.  Propiconazole:

 Tên hoá học: (+)- 1[(2,4-Diclophenyl-4-propyl-1,3dioxolan-2 ymetyl- 1H1,2,4 triazole.

 Công thức hoá học: C15H17Cl2N3O2.  Đặc tính:

Thuốc ở thể lỏng màu vàng, tan trong nước (110 mg/lít) và nhiều dung môi hữu cơ như axeton, metylic, không ăn mòn kim loại. Thuốc thuộc nhóm độc III. LD50 qua da: 4000 mg/kg. Thuốc độc đối với cá không độc đối với ong mật (Trần Quang Hùng, 1999).

 Sử dụng:

Propiconazole là loại thuốc trứ nấm bệnh có tác dụng nội hấp. Thuốc được gia công thành nhiều dạng như sữa 250 EC, 100 EC , dạng dung dịch 125SC và các dạng hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ bệnh khác. Chế phẩm 250 EC chứa 250 g hoạt chất/lít, dùng để trị bệnh gỉ sắt, phấn trắng trên hoa hồng và cây cảnh, bệnh khô vằn, tiêm lửa, đốm nâu, đạo ôn hại lúa, trừ bệnh đốm sọc Cercospora coffeicola

và bệnh gỉ sắt hại cà phê. Ngoài ra thuốc còn trừ bệnh thối quả trên cây ăn quả, bệnh phấn trắng và gỉ sắt trên lúa mì. Liều sử dụng từ 0,5- 1,0 lít chế phẩm/ha (Trần Quang Hùng, 1999).

 Difenoconazole:

 Tên hoá học: Cis-tran -3-clo-4- [4-metyl-2-(1H-1,2,4-triazol-1- ylmetyl)-1,3-dioxolan-2-yl] phenyl-4-clophenylete.

 Công thức phân tử: C19H17Cl2N3O3.  Đặc tính:

Thuốc kĩ thuật dạng tinh thể màu trắng, hoà tan tốt trong axeton, toluene, etylic. Thuốc nhóm độc III. LD50 qua miệng:1453-2000 mg/kg, LD50 qua da 2010 mg/kg. Thuốc độc đối với cá, rất ít độcđối với ong mật, ký sinh có ích.

 Phương thức tác động và công dụng:

Difenconazole là thuốc trừ nấm tiếp xúc và nội hấp. Sự phá huỷ của vi sinh vật gây bệnh tăng khi có hàm lượng ergosterol tăng. Hoạt chất difenocazole có trong thuốc đã kìm hãm quá trình sinh tổng hợp ergosterol, ngăn chặn sự hình thành đĩa bám, sự sinh trưởng và phát triển sợi nấm. Có tác dụng phòng và trừ bệnh , có thể dùng thuốc bón gốc, phun lên lá hoặc xử lý hạt giống, hiệu lực kéo dài. Thuốc được sử dụng để phòng trừ nhiều loại bệnh cho nhiều loại cây trồng do các nấm như

Alternaria, Ascochyta, Cercospora, Cercosporidium, Colletotrichum, Guirnardia,

Phoma, Septoria, Ventura, Erysiphaceae, Uredinales gây nên trên cam, chuối,

khoai tây, rau, ngũ cốc (Trần Quang Hùng, 1999).

1.5.3 Binhnomyl 50WP

Công ty sản xuất: Công ty TNHH SX-TM & DV Ngọc Tùng. Thành phần: Benomyl 50% w/w + chất phụ gia 50% w/w. Hoạt chất: Benomyl.

 Tên hoá học: Metyl 1-(butylcacbamoyl) benzimin-dazol-2- ylcacbamat.

 Đặc tính:

Benomyl tinh khiết ở dạng tinh thể không màu, không tan trong nước, tan ít trong dung môi hữu cơ, phân huỷ trong môi trường axit, kiềm mạnh, trong môi trường bảo quản ẩm và không ăn mòn kim loại. Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 qua miệng: >10.000 mg/kg, LD50 qua da: >10.000 mg/kg. Thuốc ít độc đối với cá, không độc đối với ong mật.

 Phương thức tác động và sử dụng:

Là loại thuốc trừ nấm bệnh có tác dụng nội hấp, có phổ tác dụng rộng. Sau khi được cây hấp thụ, benomyl được phân huỷ thành 2 phân tử: butyl carbamate và methyl-2-benzimidazole carbamate (MBC). Butyl carbamate được bốc hơi thành chất độc butyl isothiocyanate. MBC là chất khá bền trong mô cây và là chất diệt nấm. Được sử dụng như thuốc khử độc hạt giống, phun lên lá và khử độc đất (Phạm Văn Kim, 2000). Trừ được nhiều bệnh hại trên rau, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh và hoa. Thuốc còn trừ nhện đỏ. Ngoài ra thuốc có tác dụng ức chế bệnh khô vằn và bệnh đạo ôn phát triển. Thời gian cách ly 17 ngày (Trần Quang Hùng, 1999).

1.5.4 Amistar 250SC

Công ty sản xuất: Công ty TNHH Syngenta Việt Nam Thành phần: Azoxystrobin 250 g

Hoạt chất: Azoxystrobin

Tên hoá học: Metyl (E)- 2 -{2 -[6 - (2 - xiano phenoxi) pyrimidin - 4 - yloxi] phenyl} - 3 - methoxiacrylat.

 Công thức hoá học: C22H17N3 O5  Đặc tính:

Thuốc nguyên chất kĩ thuật dạng rắn, màu trắng, tan ít trong nước , hoà tan tốt trong etylaxetat, axetonitril, diclomethan. LD50 qua miệng: >5.000 mg/kg, LD50 qua da: >2.000 mg/kg. Thuốc ít độc đối với ong mật, cá và các loại kí sinh có ích (Trần Quang Hùng, 1999).

 Sử dụng:

Azoxystrobin là hợp chất tổng hợp hoá học có cấu trúc đồng đẳng với strobilurins và oudemansins là chất chuyển hoá nấm khuẩn có trong tự nhiên. Azoxystrobin có tác dụng tiếp xúc và nội hấp, ức chế bào tử nấm nảy mầm và sợi nấm phát triển, ức chế sự hình thành bào tử nấm khuẩn. Thuốc có phổ tác dụng rất rộng, dùng để phòng và trừ nhiều loại bệnh nấm như phấn trăng, gỉ sắt hại ngũ cốc, đạo ôn, khô vằn hại lúa, nhiều bệnh hại cà phê, chè, rau, chuối, cam,… Liều lượng sử dụng từ 100-375 g/ha (Trần Quang Hùng, 1999).

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2/2013 đến tháng 6/2013

Thí nghiệm đánh giá độ hiệu lực của bốn loại dịch trích thực vật và bốn loại thuốc hóa học đối với hai loại nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. được bố trí tại phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

Các loại thuốc dùng trong thí nghiệm: Comcat 150WP, Tilt Super 300EC, Binhnomyl 50WP, Amistar 250SC. Các loại dịch trích thực vật được sử dụng: lá Cỏ hôi, lá Neem, lá Húng tây, lá Lược vàng.

Bảng 2.1 N ng độ các loại thuốc và dịch trích thực vật được s dụng trong các thí nghiệm

STT Tên thuốc dịch trích thực vật N ng độ N ng độ 1 N ng độ 2 N ng độ 3 1 Comcat 150WP 15,625 mg/100 ml PDA 31,25 mg/100 ml PDA 62,5 mg/100 ml PDA

2 Tilt Super 300EC 46,9 μl/100 ml PDA 93,8 μl/100 ml PDA 187,6 μl/100 ml PDA 3 Binhnomyl 50WP 50 mg/100 ml PDA 100 mg /100 ml PDA 200 mg/100 ml PDA 4 Amistar 250SC 37,52 μl/100 ml PDA 66,67 μl /100 ml PDA 133,33 μl /100 ml PDA 5 Lá neem 2% 4% 8% 6 Lá cỏ hôi 2% 4% 8% 7 Lá húng tây 2% 4% 8% 8 Lá lược vàng 2% 4% 8%

Nguồn nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. được cung cấp từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Các dụng cụ thí nghiệm: Đĩa petri, beaker, bình tam giác, que cấy nấm, cân điện tử, micropipet,…

Các thiết bị thí nghiệm: Tủ thanh trùng ướt, tủ thanh trùng khô, kính hiển vi,…

Công thức môi trường PDA được dùng trong bố trí thí nghiệm: Khoai tây 200 gram

Đường Dextrose 20 gram Agar 20 gram Nước cất 1000 ml pH 6,5-6,8

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Thí nghiệm 1. Khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hoá học đối với nấm

Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây lem lep hạt lúa trong điều kiện in vitro

Mục đích: đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với hai loại nấm

Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa

Thực hiện thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13 nghiệm thức (12 nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại. Loại thuốc và nồng độ thuốc được trình bày trong Bảng 2.1. Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa thuốc hóa học.

Chuẩn bị nguồn nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp.: nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Khuẩn ty nấm sẽ được đục thành các khoanh có đường kính khoảng 5 mm khi thực hiện thí nghiệm.

Các loại thuốc hóa học được tính toán liều lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 100 ml môi trường PDA sẽ đạt được nồng độ đã định sẳn. Nấu tan môi trường PDA. Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC thì đưa lượng thuốc hóa học đã chuẩn bị vào chai, lắc chai môi trường để thuốc hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa Petri (khoảng 10 ml môi trường/ đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.1).

Cách bố trí trên đĩa peptri: theo phương phápDhinggra và Sinclair (1995).

Hình 2.1: S đ bố trí th nghiệm hiệu quả của thuốc h a học đối với nấm Fusarium sp. (nấm Rhizopus sp.) gây lem lép hạt lúa

Ch tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn ty của nấm vào các thời điểm 24, 48, 72, 96..168 giờ sau đặt khoanh khuẩn ty (GSĐKT). Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn ty của nấm phát triển 168 GSĐKT hoặc đến mép đĩa petri.

Hiệu quả của thuốc được tính theo công thức Abbott: (ĐKKTđc – ĐKKTi)

HQT(%) = x 100% ĐKKTđc

Trong đó: ĐKKTđc: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng ĐKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức thuốc i

2.2.2 Thí nghiệm 2. Khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây lem lep hạt lúa trong điều kiện in vitro

Mục đích: đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với hai loại

nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa.

Thực hiện thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13 nghiệm thức (12 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại. Loại dịch trích thực vật và nồng độ dịch trích được trình bày trong Bảng 2.1. Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa dịch trích thực vật.

Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đường kính khoảng 5 mm)

Môi trường đã có thuốc hóa học theo nồng độ tính sẵn

Chuẩn bị nguồn nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp.: tương tự Thí nghiệm 1.

Các loại dịch trích thực vật được tính toán khối lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 95 ml môi trường PDA sẽ đạt được nồng độ đã định sẳn. Thực vật sau khi thu về sẽ được rửa sạch đất cát, để ráo, cân thực vật theo khối lượng đã tính rồi nghiền với 5 ml nước cất thanh trùng trong cối và chày thủy tinh đã thanh trùng khô. Sau đó, rót phần dịch trích thu được qua giấy lọc Whatman (có đường kính lỗ lọc 0,2 m) vào 1 cốc thủy tinh đã thanh trùng khô. Dùng bọc nilong bao cả bộ cốc thủy tinh và giấy lọc bên trên.

Nấu tan môi trường PDA. Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC thì đưa 5 ml dịch trích thực vật đã chuẩn bị sẳn vào chai môi trường, lắc chai môi trường để dịch trích hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa Petri (khoảng 10 ml môi trường/ đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.2).

Cách bố trí trên đĩa peptri: theo phương phápDhinggra và Sinclair (1995).

Hình 2.2: S đ bố trí th nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm

Fusarium sp. (nấm Rhizopus sp. gây lem lép hạt lúa

Ch tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn ty của nấm vào các thời điểm 24, 48, 72, 96,..,168 GSĐKT. Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn ty của nấm phát triển 168 GSĐKT hoặc đến mép đĩa petri.

Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đường kính khoảng 5 mm)

Môi trường đã có dịch trích thực vật theo nồng độ tính sẵn

Hiệu quả của dịch trích được tính theo công thức Abbott: (ĐKKTđc – ĐKKTi)

HQT(%) = x 100% ĐKKTđc

Trong đó: ĐKKTđc: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng ĐKKTi: Đường kính khuẩn ty của nghiệm thức dịch trích thứ i

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 HIỆU QUẢ BỐN LOẠI THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp.

3.1.1 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp.

Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP, Tilt Super 300EC và Amistar 250SC đều có khả năng ức chế sự phát triển đường kính khuẩn ty (ĐKKT) của nấm Fusarium sp. và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng qua các thời điểm khảo sát. Các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP ức chế hoàn toàn sự phát triển ĐKKT của nấm (ĐKKT của cả 3 nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP đều là 0,5 cm ở tất các thời điểm quan sát). Các nghiệm thức xử lý Tilt Super 300EC có khả năng ức chế sự phát triển ĐKKT của nấm thấp hơn các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP và hiệu quả ức chế khác nhau tuỳ nồng độ; ở các thời điểm từ 48 đến 168 GSĐKT nghiệm thức xử lý thuốc với nồng độ 187,6 μl/100 ml ức chế sự phát triển ĐKKT nấm cao hơn nồng độ 93,8 μl/100 ml và ở nồng độ 46,9 μl/100 ml thì ức chế ĐKKT thấp nhất. Các nghiệm thức xử lý Amistar 250SC ức chế ĐKKT của nấm thấp hơn các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP và Tilt Super 300EC; nghiệm thức xử lý ở nồng độ 66,67 μl/100 ml ức chế ĐKKT nấm cao hơn hai nghiệm thức xử lý ở nồng độ 37,52 μl/100 ml và 133,33 μl/100 ml; tuy nhiên ở thời điểm 72 và 168 GSĐKT, nghiệm thức xử lý nồng độ 37,52 μl/100 ml ức chế ĐKKT nấm thấp hơn nghiệm thức xử lý nồng độ 133,33 μl/100 ml (ĐKKT nấm của hai nghiệm thức ở thời điểm 168 GSĐKT lần lượt là 6,0 cm và 5,8 cm). Tuy nhiên, hai nghiệm thức xử lý Comcat 150WP ở nồng độ 15,625 mg/100 ml và 31,25 mg/100 ml không ức chế sự phát triển ĐKKT nấm và không khác biệt so với đối chứng nhưng nghiệm thức xử lý ở nồng độ 62,5 mg/100 ml kích thích ĐKKT nấm phát triển nhanh hơn so với đối chứng (Bảng 3.1 và Hình 3.1).

Như vậy, các nghiệm thức xử lý Binhnomyl 50WP đều có khả năng ức chế

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hoá học và dịch trích thực vật đối với nấm fusarium sp. và nấm rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điệu kiện in vitro (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)