Kết quả đợt phỏng vấn

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng nước mưa thu gom từ mái nhà lá tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 28)

a. Độ tuổi mái nhà lá

Hình 4.1 Độ tuổi mái nhà lá tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Qua kết quả phỏng vấn (Hình 4.1) khảo sát cho thấy, số hộ dân có mái nhà lá với độ tuổi dƣới 1 năm chiếm 31% và số hộ dân có mái nhà lá với độ tuổi từ 1-3 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (52%), trong khi đó tỉ lệ hộ dân sử dụng mái nhà lá trên 3 năm chiếm tỉ lệ thấp (khoảng 17%).

31% 52% 17% Dƣới 1 năm Từ 1 - 3 năm Trên 3 năm

20

Trong quá trình phỏng vấn khảo sát, mái nhà lá đƣợc sử dụng tốt nhất từ lúc lợp đến 3 năm, do tại khu vực nghiên cứu đa số hộ dân sử dụng lá dừa nƣớc để lợp mái nhà.

Theo lời của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu, lá dừa nƣớc đƣợc sử dụng để lợp mái nhà vì giá thành rẻ và mang lại cảm giác mát trong nhà. Nhà lợp lá có ƣu điểm mùa nắng mát mẻ, không khí trong nhà lúc nào cũng thoáng đãng. Thời gian mục của lá dừa nƣớc (còn gọi là “xác lá”) có thể kéo dài hơn 3 năm. Nhà lá hầu hết đều đƣợc lợp bằng cách chặt lấy phiến lá, bỏ bẹ lá ở giữa để chằm lá. Tuy nhiên độ tuổi sử dụng không bền. Hầu hết mái nhà lá khi đã 3 năm tuổi ngƣời dân sẽ thay lá mới trừ những hộ nghèo.

b. Cách thu hứng nước mưa

Từ kết quả phỏng vấn khảo sát (Hình 4.2) nhận thấy có 21% hộ dân hứng nƣớc mƣa từ đầu trận mƣa, 36% hứng nƣớc mƣa sau khi trận mƣa bắt đầu 10 phút, 25% hộ dân hứng nƣớc mƣa sau khi trận mƣa bắt đầu 15 phút và số hộ hứng nƣớc mƣa sau khi trận mƣa bắt đầu 30 phút chiếm tỉ lệ thấp nhất 18% .

Việc hứng và trữ nƣớc mƣa để sử dụng là thói quen lâu đời của ngƣời dân, đặc biệt là vùng nông thôn – nơi mà nguồn nƣớc mƣa là nguồn nƣớc chủ yếu sử dụng cho mục đích ăn uống. Phần lớn ngƣời dân thu gom nƣớc mƣa khi mƣa lớn và bỏ các trận mƣa đầu mùa.

.

Hình 4.2 Hình thức thu gom nƣớc mƣa của ngƣời dân

Qua kết quả phỏng vấn nhận thấy trong những tháng mùa khô thì mái nhà lá rất dơ do bụi, rác, lá nhà,…nếu thu ngay trận mƣa đầu tiên thì nƣớc mƣa sẽ bẩn, có màu vàng, không đƣợc trong, gây ảnh hƣởngđến sức khỏe trong quá trình sử dụng. Nƣớc mƣa đầu mùa sau khi đƣợc thu gom qua các mái nhà lá thƣờng có màu vàng và màu vàng của nƣớc mƣa sẽ đậm hơn khi đƣợc thu gom từ các mái nhà lá lâu năm. 21% 36% 25% 18% Đầu trận mƣa Sau trận mƣa 10 phút Sau trận mƣa 15 phút

21

Theo hình 4.2, có 21% hộ dân hứng nƣớc mƣa từ những trận đầu tiên, đa số các hộ này có điều kiện khó khăn,chƣa có để khoang giếng nƣớc sử dụng, họ thu gom nƣớc mƣa ngay từ đầu trận để đủ lƣợng nƣớc sử dụng cho hầu hết mục đích sinh hoạt của gia đình..

Các trận mƣa đầu mùa ngoài nguồn ô nhiễm từ mái nhà còn do trong quá trình rơi từ trên cao xuống nƣớc mƣa sẽ tiếp xúc và hòa tan các hợp chất trong không khí. Vì vậy trong nƣớc mƣa có chứa nhiều bụi, vi khuẩn, các tạp chất hóa học vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên, nếu mƣa càng lớn, càng lâu thì các vi khuẩn và tạp chất trong nƣớc mƣa càng ít, do đó nên hạn chế thu gom nƣớc mƣa từ các trận mƣa đầu mùa.

c. Mục đích sử dụng nước mưa

Theo kết quả phỏng vấn, nƣớc mƣa đƣợc ngƣời dân sử dụng cho hai mục đích chính là ăn uống và sinh hoạt. Trong đó sử dụng nƣớc mƣa cho mục đích ăn uống chiếm tỉ lệ cao nhất (72%), tỉ lệ hộ sử dụng nƣớc mƣa cho cả mục đích ăn uống và sinh hoạt chiếm 23% và chỉ có 5% số hộ sử dụng nƣớc mƣa cho mục đích sinh hoạt (Hình 4.3).

Hình 4.3 Tỷ lệ mục đích sử dụng nƣớc mƣa của ngƣời dân

Các hộ dân đƣợc phỏng vấn ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang là những hộ sinh sống ở vùng nông thôn, nƣớc mƣa của vùng này tƣơng đối sạch, chƣa bị ảnh hƣởng bởi các hoạt động công nghiệp, giao thông và các công trình xây dựng… Bên cạnh đó, đa số các gia đình đều khoan cây nƣớc để khai thác nƣớc ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Nhìn chung, ngƣời dân thƣờng thu nƣớc mƣa để sử dụng cho mục đích ăn uống là chủ yếu; riêng các tháng mùa mƣa với lƣợng mƣa nhiều, nƣớc mƣa đƣợc sử dụng thêm cho mục đích sinh hoạt vì theo lời ngƣời dân nƣớc mƣa rất sạch và không có mùi hôi.

72% 23% 5% Ăn uống Ăn uống và sinh hoạt Sinh hoạt

22

d. Cách trữ nước mưa

Theo Lê Anh Tuấn (2002) nói rằng ở một mặt nào đó, ngƣời ta có đánh giá sự khác biệt giàu nghèo của ngƣời dân vùng nông thôn qua khả năng trữ nƣớc mƣa trong gia đình của họ. Gia đình càng khá giả, lƣợng nƣớc mƣa trữ càng nhiều và ngƣợc lại. Ở các gia đình trung nông trở lên, sự hiện diện một bể chứa nƣớc hoặc một hàng lu hay kiệu xếp hàng dài bên hông nhà là hình ảnh khá tiêu biểu.

Tùy vào điều kiện kinh tế và số lƣợng ngƣời trong gia đình, các hộ dân thƣờng tìm cách trữ nƣớc mƣa theo các cách khác nhau. Các dụng cụ thƣờng đƣợc sử dụng để chứa nƣớc mƣa nhƣ: lu, kiệu, thùng nhựa, bồn chứa…Trong 30 hộ phỏng vấn thì có 52% hộ trữ nƣớc mƣa bằng kiệu, 39% hộ trữ nƣớc mƣa bằng lu và 9% hộ trữ nƣớc mƣa bằng thùng nhựa (Hình 4.4).

Từ kết quả phỏng vấn cho thấy phần lớn các gia đình trữ nƣớc mƣa theo truyền thống trong các dụng cụ chứa quen thuộc nhƣ kiệu, lu … với số lƣợng tùy thuộc vào điều kiện tài chính và số ngƣời trong gia đình. Những hộ gia đình khá giả, đông nhân khẩu có nhiều dụng cụ chứa. Mặt khác, theo thông tin phỏng vấn, đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng. Những hộ nghèo, không có đất canh tác đƣợc hỗ trợ 1 thùng nhựa hoặc 1 lu xi-măng lớn để trữ nƣớc mƣa sử dụng.

Hình 4.4 Tỷ lệ dụng cụ trữ nƣớc mƣa của ngƣời dân

e. Tình hình vệ sinh trong quá trình trữ nước mưa

Qua kết quả phỏng vấn khảo sát cho thấy, ngƣời dân có ý thức cao trong việc trữ nƣớc mƣa để sử dụng có đến 93% hộ với dụng cụ trữ có nắp đậy và 7% hộ không có nắp đậy (Hình 4.5).

Trong các dụng cụ chứa nƣớc mƣa nhƣ trong kiệu, lu … rất dể xuất hiện lăng quăng. Vì thế, dụng cụ chứa có nắp đậy rất cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của hộ dân và cộng đồng.. Tuy nhiên, vẫn còn một vài hộ sử dụng dụng cụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

52% 39% 9% Kiệu Lu Thùng nhựa

23

chứa nƣớc mƣa không có nắp đậy, do họ chỉ thu để sử dụng trong mùa mƣa không có mục đích lƣu trữ lâu dài.

Hình 4.5 Tỷ lệ các kiểu trữ nƣớc mƣa của ngƣời dân

Trong quá trình phỏng vấn đƣợc biết, phần lớn ngƣời dân vệ sinh dụng cụ trữ để loại bỏ rong rêu, bụi… mỗi khi sử dụng hết nƣớc và trƣớc khi thu hứng nƣớc mƣa lƣu trữ. Lu và khạp chứa nƣớc mƣa dù chƣa đầy nhƣng phải đậy kín để tránh côn trùng và động vật nhỏ chui vào, nhất là muỗi vằn lây truyền bệnh sốt xuất huyết vào đẻ trứng. Đối với dụng cụ trữ nƣớc mƣa sử dụng lâu dài, nhiều gia đình thả cá để diệt lăng quăng để đảm bảo chất lƣợng nguồn nƣớc ăn uống.

f. Xử lý nước mưa trước khi sử dụng

Theo Lê Anh Tuấn (2002) cho rằng nƣớc mƣa là nguồn nƣớc lý tƣởng cho việc sử dụng ăn uống. Ƣu điểm của nƣớc mƣa là dồi dào, tƣơng đối sạch, rẻ tiền và đều khắp khu vực. Nhƣợc điểm của việc thu trữ nƣớc mƣa là thiếu hụt lớn vào mùa khô, đầu mùa mƣa nƣớc thƣờng nhiễm bẩn do chảy trên mái nhà, máng xối đầy bụi, phân chim, chuột bọ, … Vì thế để bảo đảm an toàn cho sức khỏ cần phải xử lý nƣớc mƣa trƣớc khi sử dụng.

Nƣớc mƣa thu gom từ mái nhà lá chứa nhiều bụi từ “xác lá” nhà, đặc biệt ở những mái nhà lá lâu năm. Vì thế phần lớn các hộ dân lọc nƣớc mƣa qua tấm vải mùn trƣớc khi cho vào dụng cụ chứa. Theo kết quả khảo sát có 51% hộ dân lọc nƣớc mƣa bằng vải mùn, 26% hộ gia đình nấu chín trƣớc khi sử dụng và 23% ăn uống trực tiếp mà không qua xử lý.

93% 7%

Có nắp đậy Không có nắp đậy

24

Hình 4.6 Tỷ lệ các hộ gia đình xử lý nƣớc mƣa làm nƣớc ăn uống

Theo Đào Ngọc Phong (2001) khuyên nên đun sôi nƣớc trƣớc khi uống là rất cần thiết, vì có thể tiêu diệt một số vi sinh vật gây bệnh về đƣờng ruột nhƣ tiêu chảy, thƣơng hàn và đồng thời cũng làm giảm độ cứng của nƣớc . Hầu hết các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đều ý thức đƣợc việc nấu chín nƣớc trƣớc khi uống nhƣng tỷ lệ không xử lý nƣớc mƣa trƣớc khi ăn uống vẫn còn chiếm 23%.

Trong quá trình phỏng vấn đƣợc biết, do nhu cầu công việc nên phần lớn họ uống trực tiếp hoặc chỉ lƣợc qua vải để tiết kiệm thời gian. Nhiều gia đình cho biết, khi đun sôi nƣớc mƣa sẽ mất vị ngọt vì theo quan điểm của ngƣời dân nƣớc mƣa là nƣớc trời, là nguồn nƣớc sạch. Tuy nhiên để đảm bảo chất lƣợng và sức khỏe nên đun sôi nƣớc mƣa và để nguội trƣớc khi uống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chất lượng nước mưa thu gom từ mái nhà lá tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 28)