Bảng 4.2 Tỷ lệ tiêu chảy ở nghiệm thức phòng bệnh
NT Số heo TN Số heo con tiêu
chảy Tỷ lệ bệnh(%) I Đối chứng 23 23 7 19 30,43a 82,61b
26
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ tiêu chảy ở nghiệm thức phòng bệnh Qua kết quả bảng và biểu đồ 4.2 tôi nhận thấy như sau:
+ Tỷ lệ tiêu chảy ở nghiệm thức I trong thời gian phòng liên tục ngày thứ 3-24 ngày tuổi thì tỷ lệ tiêu chảy rất thấp (30,43%) so với nghiệm thức đối chứng không dùng kháng sinh phòng thì tỷ lệ tiêu chảy xảy ra rất cao (82,61%). Điều này cho thấy với phương thức nuôi như nhau thì những heo con được cung cấp kháng sinh đã góp phần hạn chếđược bệnh tiêu chảy ở heo con rất nhiều.
Qua phân tích và xử lý thống kê hai nghiệm thức này có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P=0,000).
Tác dụng phòng bệnh tiêu chảy của nghiệm thức sử dụng Pacicoli tốt so với nghiệm thức đối chứng là do các vi sinh vật có hại đã được loại bỏ một phần bởi các biện pháp vệ sinh chăm sóc, chuồng trại nhưng chúng vẫn là nguyên nhân thứ phát quan trọng gây ra bệnh tiêu chảy cho heo con tiêu chảy theo mẹ tại trại. Khi sử dụng Pacicoli cho heo uống đã có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy tốt so với nghiệm thức đối chứng . Nhưng trong chăn nuôi không chỉ sử dụng thuốc để phòng bệnh mà cần kết hợp với biện pháp vệ sinh chăm sóc, chuồng trại tốt để hạn chế bệnh tiêu chảy một cách thấp nhất xảy ra trên heo con kể cả heo mẹ.
Theo Phạm Gia Ninh và ctv, 1980: Dù có chủng ngừa vaccin nhưng điều kiện môi trường không tốt tỷ lệ tiêu chảy ở heo con vẫn gia tăng. Kết quảđược ghi nhận tỷ lệ
27
tiêu chảy là 12% trong điều kiện môi trường và chăm sóc tốt và tỷ lệ này gia tăng lên 18,3% khi điều kiện môi trường và chăm sóc không tốt.