Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và thử nghiệm một số phác đồ điều trị tại trại heo bùi thanh sang xã thái mỹ huyện củ chi tp hcm (Trang 33)

Qua thời gian theo dõi 15 heo nái đẻ với tổng số 152 heo con từ sơ sinh đến cai sữa, chúng tôi trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, đã ghi nhận được 104 con bị bệnh tiêu chảy. Kết quả tình hình tiêu chảy heo con theo mẹ qua các tuần được trình bày qua bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1 Tình hình tiêu chảy của heo con qua các tuần

Tổng số heo con theo dõi Thời gian bệnh Số con bệnh(con) Tỷ lệ bệnh (%) 152 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 15 59 30 9,87 38,81 19,77 Tổng 104 68,42

24

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo con tiêu chảy qua các tuần Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy:

Tình hình tiêu chảy heo con theo mẹ qua các tuần chiếm tỉ lệ khá cao 68.42% tổng số heo theo dõi.

Tỷ lệ heo bệnh ở tuần 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất so với tuần 2 (38,81%), tuần 3 (19,77%). Tuần 1 (9,87%) heo con tiêu chảy thấp do heo con mới sinh ra được bảo vệ tốt bằng kháng thể có trong sữa đầu . Sữa đầu có chứa kháng thể IgM giúp heo con tăng sức đề kháng chống lại bệnh và nguồn thức ăn chủ yếu của heo con lúc này chỉ là sữa mẹ, mặt khác đây cũng là lúc heo con được chú ý chăm sóc tốt.

Bước sang tuần thứ 2 heo con bắt đầu làm quen với thức ăn. Thức ăn và cách tập cho ăn không phải là yếu tố chính gây bệnh tiêu chảy, nhưng làm tốt 2 yếu tố đó cũng góp phần hiệu quả trong việc đem lại sức khỏe đường ruột của heo. Lúc này, cấu tạo ruột và vi khuẩn đường ruột ở heo con có những biến động lớn. Vì vậy, nếu heo con ăn quá nhiều hoặc không ăn được cám thì các loại vi khuẩn đường ruột gia tăng, giảm tác động tổng hợp của chúng gây tiêu chảy cho heo con. Thời gian này cơ thể heo con bắt đầu mất dần nguồn kháng thể IgM từ sữa đầu của heo mẹ cung cấp nên sức đề kháng heo con bắt đầu giảm dần. Do thời tiết lúc này mưa nắng liên tục, nền chuồng ẩm ướt heo không đủấm dẫn đến tiêu chảy cao.

25

Sang tuần 3 đây còn được gọi là giai đoạn khủng hoảng của heo con vì sữa mẹ bắt đầu giảm mà nhu cầu sinh trưởng phát triển của heo con lại tăng, vì vậy mà heo con lúc này cần ăn nhiều thức ăn dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Mặc khác trong giai đoạn này lượng HCl tự do trong dạ dày chưa có, cho nên tính kháng khuẩn cũng chưa có. Do đó, khi heo con ăn nhiều thức và tiêu hóa không kịp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường ruột phát triển gây ra bệnh tiêu chảy cho heo con. Trong thời gian này heo cũng đã quen với thức ăn nên bệnh cũng hạn chế.

Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Trần Cừ, 1972 và Đào Trọng Đạt, 1966 rằng: Lúc heo con được 15 ngày tuổi cũng chính là lúc sữa mẹ bắt đầu giảm, để bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt từ sữa mẹ thì heo con phải ăn thức ăn nhiều hơn, thậm chí ăn cả thức ăn của heo mẹ nên giai đoạn này heo con rất dễ bị bệnh tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Khảo sát bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và thử nghiệm một số phác đồ điều trị tại trại heo bùi thanh sang xã thái mỹ huyện củ chi tp hcm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)