Hiệu ứng hoạt hình

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn tự nhiên và xã hội lớp 3 bằng phần mềm MS powerpoint 2010 (Trang 40)

IV. Một số kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2010

8. Hiệu ứng hoạt hình

8.1 Tạo hiệu ứng cho từng đối tượng:

- Chọn trang trình chiếu ( slide) cần thực hiện - Chọn đối tượng cần tạo hiệu ứng

- Vào ngăn Animations trên Ribbon, nhóm Animation và nhấp nút More để mở danh mục các hiệu ứng.

+ Nhóm hiệu ứng Entrance ( hình ngôi sao màu xanh lá cây): Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ xuất hiện trên slide hoặc có su hướng di chuyển từ bên ngoài slide vào trong slide.

+Hiệu ứng Exit (hình ngôi sao màu đỏ): Các đối tượng áp dụng hiệu ứng sẽ biến mất khỏi slide hoặc có su hướng di chuyển từ trong slide ra khỏi slide.

+ Hiệu ứng Emphasi (hình ngôi sao màu vàng ): Nhấn mạnh nội dung áp dụng hiệu ứng.

+Hiệu ứng Motion Paths ( hình ngôi sao rỗng): Hiệu ứng làm các đối tượng di chuyển theo một đường đi quy định trước.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

41

- Ví dụ bạn sử dụng hiệu ứng Entrance với kiểu Fly In trong hộp Animation Styles. Khi đó hộp văn bản trên slide xuất hiện thêm số thứ tự là 1 ở đầu mỗi đối tượng cần tạo hiệu ứng và các hiệu ứng sẽ ra theo thứ tự đánh số.

- Bạn có thể chọn nút Effect Options trong nhóm Animation và chọn kiểu hiệu ứng. Bạn có thể rê chuột lên các hiệu ứng và xem kết quả thể hiện trên slide trước khi quyết định chọn.

- Nếu thấy các kiểu ứng dụng trong hộp Animation Styles còn ít quá, bạn chọn tiếp nút More Entranse Effects… trong hộp này. Khi đó hộp thoại Change Entrance Efect xuất hiện với hơn 30 kiểu hiệu ứng cho bạn lựa chọn,chon hiệu ứng và nhấn OK.

- Tích chọn vào hộp Preview Animations và xem kết quả thể hiện trên slide. - Sau khi chọn được một kiểu vừa ý thì nhấn nút OK.

*Sao chép hiệu ứng:

- Vào ngăn Animations, nhóm Advanced Animation chọn lệnh Add Animation - Để sao chép hiệu ứng cho nhiều đối tượng cùng lúc, ta làm như sau:

+ Trước tiên bạn phải tắt tính năng AutoPreview tại tuỳ chọn bên dưới nút Preview, trong ngăn Animations.

+ Tiếp theo, nhấp nút Animation Painter hai lần khi thực hiện sao chép hiệu ứng + Sau đó lần lượt nhấp chuột lên các đối tượng cần được áp dụng hiệu ứng.

*Xoá bỏ hiệu ứng của các slide

Powerpoint không có tính năng xoá hàng loạt các hiệu ứng đã thiết lập cho các đối tượng trên các slide mà chúng ta phải xoá hiệu ứng cho tứng đối tượng.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

42

1. Chọn đối tượng trên slide đang có hiệu ứng

2. Vào ngăn Animations, nhóm Animation, chọn None từ danh mục hiệu ứng.

Chọn None để loại hiệu ứng cho đối tượng 8.2 Hiệu ứng chuyển slide

- Mở bài thuyết trình cần áp dụng hiệu ứng chuyển slide - Chọn slide cần áp dụng hiệu ứng chuyển slide.

- Vào ngăn Transitions trên Ribbon, vào nhóm Transitions to This Slide và chọn kiểu hiệu ứng có sẵn.

- Chọn lệnh Effect Options và tuỳ chọn thêm cho kiểu hiệu ứng vừa chọn. - Chuyển đến nhóm Timing để thiết lập cho hiệu ứng Transition:

+ Sound: Chọn âm thanh đi kèm khi hiệu ứng chuyển tiếp thực hiện

+ Duration: Thiết lập thời gian thực thi hiệu ứng chuyển từ slide này sang slide khác

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

43

+ Chọn On Moue Click: Thì sẽ chuyển sang slide khác khi nhấp chuột trong khi trình chiếu. Nên chọn tuỳ chọn này.

+ Tại hộp After: Thiết lập số phút:giây (mm:ss) sẽ tự động chuyển sang slide khác kho vẫn chưa có hiệu lệnh kích chuột. Tuỳ chọn này phải có khi muốn xây dựng bài thuyết trình tự động trình chiếu

+ Slide bạn chọn đã thiết lập xong hiệu ứng Transition.

Nhấn nút Apply To All trong nhóm Timing sẽ áp dụng thiết lập Transition trên cho tất cả các slide trong bài thuyết trình. Khi đó tát cả các slide sẽ có hiệu ứng giống nhau

* Xoá bỏ hiệu ứng slide

Việc xoá bỏ các thiết lập hiệu ứng chuyển slide rất đơn giản. Chúng ta có thể xoá bỏ hiệu ứng chuyển slide cho từng Slide riêng lẻ hoặc thực hiện đồng loạt trên tát cả các slide

- Chọn một hay nhiều slide cần xoá hiệu ứng chuyển slide

- Vào ngăn Transitions, nhóm Transition to This Slide và chọn None để huỷ

bỏ hiệu ứng chuyển slide cho các slide đã chọn.

- Nếu bạn chọn thêm lệnh Apply To All bên nhóm Timing thì sẽ xoá hết hiệu

ứng chuyển slide trong bài thuyết trình 9. Trình chiếu bài thuyết trình:

9.1 Thiết lập trình chiếu:

- Vào ngăn File, chọn Options, hộp thoại PowerPoint Options xuất hiện - Chọn Advanced từ danh sách bên trái hộp thoại PowerPoint và tìm đến nhóm Slide Show trong khung bên phải.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

44

- Một số tuỳ chọn cho bạn:

 Show menu on right mouse click : Nếu được chọn và khi bạn nhấp phải

chuột trong khi trình chiếu thì một trình đơn ngữ cảnh sẽ xuất hiện.

 Show popup toolbar: Nếu chọn thì sẽ hiện thanh công cụ ở góc dưới bên trái

trong khi trình chiếu.

 Prompt to keep ink annotations when exiting: Nếu chọn thì PowerPoint sẽ

hiện hộp thoại nhắc nhở bạn lưu bài thuyết trình lại nếu trong khi trình chiếu bạn có thêm ghi chú, tô nền làm nổi nội dung nào đó

 End with black slide: Nếu chọn thì khi bạn báo cáo đến hết bài thì sẽ chuyển

sang một slide màu đen.

- Nhấp OK để đóng hộp thoại.

- Để thiết lập thêm cho trình chiếu chúng ta có thể vào Menu Slide Show/nhóm Set Up/ chọn Set Up Slide Show /xuất hiện hộp thoại Set Up Show:

 Nhóm Show type:

+Presented by a speaker (full sreen): Trình chiếu slide lên toàn bộ màn hình. + Browsed by an individual (window): Trình chiếu slide chỉ trong cửa sổ + Browsed at a kiosk ( full screen)

 Nhóm Show slides:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

45

+ From…To… : Chọn biể diễn từ slide nào đến slide nào

 Nhóm Show options:

+ Loop continuously until ‘Esc’ : Lặp liên tục cho đến khi nhấn Esc +Show without narration: Hiển thị mà không có hoạt hoạ

+ Show without anomation: Hiển thị mà không có hiệu ứng + Pen color: Chọn màu cho bút

 Nhóm Advance slides:

+ Manually

+ Using timings, if present : Sử dụng định thời gian trình chiếu.

9.2 Trình chiếu:

- Mở bài thuyết trình cần trình chiếu

- Vào ngăn Slide Show, nhóm Monitor để tuỳ chọn về màn hình.

- Để bắt đầu trình chiếu, bạn chuyển qua nhóm Start Slide Show trên ngăn Slide Show và chọn lệnh:

+ From Beginning: Trình chiếu báo cáo bắt đầu từ slide đầu tiên

+ From Curent Slide: Trình bày báo cáo bắt đầu từ slide hiện hành trong bài

+ Broadcast Slide Show: Trình chiếu bài thuyết trình thông qua mạng Internet cho người xem từ xa

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

46

+ Custom Slide Show: Trình chiếu bài thuyết trình từ một Custom Show trong bài. Bạn chọn tên của Custom Show để trình chiếu.

V. Những vấn đề chung về môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

1. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

a. Kiến thức

Cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu cho học sinh:

- Con người và sức khoẻ (Cơ thể con người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp)

- Một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên, xã hội

b. Kĩ năng

- Chăm sóc sức khoẻ và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn

- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên xã hội.

c. Thái độ

- Tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

- Yêu thiên nhiên, gia đình trường học, quê hương

2. Nội dung chương trình môn tự nhiên và Xã hội

Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 tiếp tục dạy học theo ba chủ đề: Con người và sức khoẻ, xã hội, tự nhiên.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

47

* Chủ đề về con người và sức khoẻ gồm:

+ Cơ quan hô hấp, tập thở, phòng một số bệnh đường hô hấp. + Cơ quan tuần hoàn: Tập thể dục, vui chơi và vệ sinh

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu và vệ sinh

+ Cơ quan thần kinh, làm việc nghỉ ngơi khoa học, bảo vệ thần kinh. * Chủ đề về xã hội:

- Gia đình

+ Các thế hệ trong gia đình

+ Quan hệ họ hàng nội, ngoại

+ Sơ đồ quan hệ họ hàng

+An toàn khi đun nấu

- Trường học

+ Một số hoạt động chính của học sinh + An toàn khi vui chơi

+ Tỉnh, thành phố: Cơ sở hành chính, thông tin liên lạc, văn hoá, y tế, giáo dục, nông nghiệp, thương nghiệp, làng quê, đô thị.

+ An toàn khi đi xe đạp + Vệ sinh môi trường * Chủ đề tự nhiên

- Thực vật và động vật (đặc điểm cấu tạo cơ thể, sự khác nhau giữa thực vật và động vật), côn trùng.

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

48

- Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng

+ Mặt trời: nguồn nhiệt, nguồn sáng

+ Trái đất trong hệ Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất

+ Trái đất: hình dạng, đặc điểm của bề mặt (bề mặt Trái đất, bề mặt lục địa), sự chuyển động (ngày, đêm, năm tháng, các mùa trong năm)

Mục tiêu và nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Ở lớp 3 do tư duy của các em đang phát triển và có khả năng phân tích khái quát. Nên trong quá trình học tập các em có thể gắn kết những kiến thức về con người - sức khoẻ, gia đình - xã hội và tự nhiên với thực tiễn đời sống sản xuất ở địa phương, phát huy hết vốn kinh nghiệm sống của mình. Vì vậy trong dạy học Tự nhiên và Xã hội, giáo viên cần các phương pháp dạy học ở Tiểu học trong đó cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học mới, tích cực

3. Đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Các kiến thức trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 phong phú và đa dạng và có tính phân tầng. Sự phong phú đa dạng thể hiện ở chỗ kiến thức trong chương trình là sự tích hợp của nhiều kiến thức của nhiều ngành khoa học như: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Lịch sử... mà ở mỗi lĩnh vực, HS sẽ có những thế mạnh và hạn chế khác nhau.

Sự phân tầng kiến thức thể hiện thông qua mạch kiến thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, bên cạnh kiến thức cơ bản còn có kiến thức mở rộng và nâng cao. Đây cũng chính là điều kiện giúp GV vận dụng phương pháp phân hóa vào dạy học môn Tự nhiên và xã hội 3 .

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

49

Mặt khác, quá trình nhận thức của HS đầu Tiểu học mang tính trực quan, cụ thể thường gắn liền với hoạt động thực tiễn, hình ảnh cụ thể. Để tiếp thu kiến thức tổng hợp trên thì GV phải cho HS hoạt động trực tiếp sử dụng các giác quan để tri giác đối tượng như: sờ, nhìn, nghe, ngửi nếm... Đây chính là lúc năng lực cá nhân được phát triển. Mỗi cá nhân HS sẽ có cách nhìn nhận, phát hiện vấn đề (nằm trong nội dung bài học) theo cách riêng của mình. Có em hiểu sâu, rộng nội dung bài học (HS khá, giỏi) có em hiểu nông, thậm chí chưa hiểu đúng nội dung bài học (HS yếu, kém) qua đó GV vận dụng tức thời phương pháp dạy học phân hóa để giúp HS nắm nội dung bài học.

Thêm vào đó nội dung của môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 chủ yếu là những bài học giúp các em có những hiểu biết về cơ thể con người và biết về mối quan hệ trong gia đình, xã hội, nhà trường, thêm hiểu biết thế giới xung quanh HS, những sự vật như hoa, quả, con vật gần gũi với HS. Những nội dung này vốn là HS đã có những hiểu biết nhất định (khác nhau là ở sự hiểu biết của mỗi HS) vì vậy dạy học môn Tự nhiên và xã hội bằng việc thiết kế bài giảng điện tử giúp dạy sát đối tượng,

phát huy và bồi dưỡng những năng lực, những hiểu biết HS đã có.

4. Vai trò của bài giảng điện tử trong việc dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 hội lớp 3

Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích cực trong dạy và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó CNTT nói chung và việc đưa bài

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

50

Trong quá trình dạy học ngày nay đặc biệt với sự hỗ trợ của bài giảng điện tử đã giảm nhẹ công việc của GV và giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi.

Có sự hỗ trợ của bài giảng điện tử thích hợp, người GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho HS những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa bài giảng điện tử vào quá trình dạy học, GV có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo của các em. Tính chất của bài giảng điện tử biểu thị nội dung thông tin học, hình thức thông tin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong bài giảng điện tử và phải dưới sự tác động của GV hoặc HS tính chất đó mới được bộc lộ ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất và vai trò của bài giảng điện tử trong dạy học. Trong quá trình dạy học, vai trò của sự hỗ trợ bài giảng điện tử thể hiện sự tác động đạt được mục đích dạy học.

* Sự hỗ trợ của bài giảng điện tử có vai trò sau : - Truyền thụ tri thức

- Hình thành kĩ năng

- Phát triển hứng thú học tập

- Tổ chức, điều khiển quá tình dạy học

Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là môn học Tự nhiên và xã hội, bài giảng điện tử có các vai trò cụ thể sau:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

51

- Bài giảng điện tử giúp HS tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện dưới dạng HS quan sát các đối tượng nghiên cứu là trong các giờ học hay đi tham quan thực tế.

- Dưới sự tác động của bài giảng điện tử, HS tri giác không phải bản thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng. Theo cơ sở phân tích trên ta thấy rằng bài giảng điện tử có vai trò to lớn đối với quá trình dạy học.

- Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.

- Bài giảng điện tử tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn tự nhiên và xã hội lớp 3 bằng phần mềm MS powerpoint 2010 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)