Phương pháp nhiễu xạ tia X(XRD)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp sắt NANO bằng phương pháp hóa học (Trang 33 - 34)

Phương pháp nhiễu xạ tia X được dùng để nghiên cứu cấu trúc tinh thể vật liệu. Ngoài ra phương pháp này còn có thể ứng dụng để xác định động học của quá trình

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

chuyển pha, kích thước hạt và xác định trạng thái đơn lớp bề mặt của xúc tác oxit kim loại trên chất mang.

Nguyên lý của các phép phân tích tia X là dựa trên hiện tượng chùm điện tử có năng lượng cao tương tác với các lớp điện tử bên trong của vật rắn dẫn đến việc phát ra các tia X đặc trưng liên quan đến thành phần hóa học của chất rắn. Do đó các phép phân tích này rất hữu ích để xác định thành phần hóa học của chất rắn.

Theo lý thuyết cấu tạo tinh thể, mạng tinh thể được xây dựng từ các nguyên tử hay ion phân bố đều đặn trong không gian theo một quy luật xác định. Khi chùm tia Rơnghen (tia X) tới bề mặt tinh thể và đi vào bên trong mạng tinh thể thì mạng lưới này đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ đặc biệt. Các nguyên tử, ion bị kích thích bởi chùm tia X sẽ trở thành các tâm phát ra các tia phản xạ.

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp nhiễu xạ tia X là dựa vào phương trình Vulf- bragg. Với mối nguồn tia X ta có bước sóng λ xác định, khi thay đổi góc tới θ , mỗi vật liệu có giá trị d đặc trưng. So sánh d với giá trị d chuẩn xẽ xác định được cấu trúc mạng tinh thể của chất nghiên cứu.

Để tính kích thước hạt nano ta dùng phương trình Debye - Scherrer:

cos . . k l (nm) k: thừa số hình dạng (k=0.89) β: bán chiều rộng của peak (rad) λ: bước sóng của tia X (0.154nm) θ: góc nhiễu xạ (0)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp sắt NANO bằng phương pháp hóa học (Trang 33 - 34)