Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển giống lợn cỏ địa phương tại xã liên hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 40)

III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.5.1.Điều kiện tự nhiên

2.5.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và địa chất công trình

* Vị trí địa lý

Xã Liên Hợp nằm ở xa vị trí trung tâm của huyện Quỳ Hợp có diện tích tự nhiên là 4.139,68 ha, mật độ dân số trung bình 52,43 người/ km2. Vị trí địa lý của xã:

- Phía Bắc là dãy Pù Khạng;

- Phía Nam giáp xã Châu Cường và Châu Quang; - Phía Đông giáp xã Châu Lộc;

- Phía Tây giáp xã Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành.

Xã Liên Hợp là một xã nghèo, nằm trên địa hình vùng cao, với vị trí như trên xã Liên Hợp là xã miền núi nên gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp cận với tiến bộ khoa học và kỹ thuật hiện đại trong nước cũng như quốc tế.

* Địa hình, địa chất công trình

Xã Liên Hợp có địa hình đồi núi, nằm trong khối núi cao của vùng đồi núi vùng Tây Bắc Nghệ An, thấp dần theo hướng Đông – Đông Bắc, độ cao trung bình khoảng

200m so với mực nước biển và bị chia cắt nhỏ bởi các suối, khe tụ thủy. Nhìn chung địa hình của xã ít thuận lợi cho việc phát triển xây dựng khu dân cư cũng như các ngành khác.

Địa hình đồi núi chiếm tỷ lệ lớn trong toàn diện tích của xã, độ cao trung bình của xã trên 200m so với mực nước biển.

2.5.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu

Cũng như các xã khác trên địa bàn huyện, xã Liên Hợp có khí hậu nằm trong vùng Phủ Quỳ, khí hậu của xã Liên Hợp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm.

- Về mùa nóng: mùa hè thời tiết nóng nực, nhiệt độ trung bình: 30 – 35 0C có khi lên đến 400C giông tố và mưa lớn thường xuất hiện vào những tháng nóng nực này những cơn bão hình hành từ biển Đông vào Nghệ An. Có cơn gió cấp 11, 12 thôi qua các huyện miền xuôi lên đến Quỳ Hợp thì sức gió giảm. Do vậy, dù bão có mạnh cũng bị các dãy núi trùng điệp và bạt ngàn cây rừng chắn lại, sức gió bị cản nhiều nên Quỳ Hợp ít có các cơn bão lớn như ở Đồng Bằng. Do đó, sự tàn phá của bão không đáng kể. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, nhất là những nơi có nhiều lèn đá vôi nên một số nơi hễ có giông tố là có gió xoáy hoặc mưa đá làm tung bay nhà cửa, gãy cây rừng, chuồng trại bị phá hỏng,....

Vào mùa này nếu có giông tố là có những trận mưa rào mạnh, lượng mưa trung bình hàng năm 1.640,4 mm, nhưng ¾ lượng mưa tập trung vào tháng 8,9,10. có năm có những cơn mưa xối xả kéo dài ngày làm đá sụp lở, kéo theo cây rừng cũng đổ ngổn ngang, nước các dòng suối dâng lên chảy ào ào gây lũ quét làm ngập các thung lũng, làm tắc nghẽn giao thông, gây khó khăn cho việc đi lại, gia súc gia cầm chết ngổn ngang làm phát sinh mầm bệnh kéo theo đó là dịch bệnh xẩy ra gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế.

Bên cạnh đó gió Tây Nam một đợt thường từ 5 – 7 ngày có khi 10 ngày với cấp 5, 6 làm khe xuối khô cạn, cây cối hoa màu héo khô, gây khó khăn cho việc chăn nuôi.

- Về mùa lạnh: mùa lạnh trong những ngày có gió mùa Đông Bắc thổi về thường dài ngày số ngày có nhiệt độ dưới 150C nhiều hơn vùng Đồng Bằng, gây khó

khăn trong làm ăn đi lại, giao tiếp với người dân, ảnh hưởng đến sinh lý của nhiều loại cây trồng, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

2.5.1.3. Hệ thống thủy văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các khe suối, khe lạch bắt nguồn từ những dãy núi do nước mưa tạo nên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển giống lợn cỏ địa phương tại xã liên hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 40)