Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển giống lợn cỏ địa phương tại xã liên hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 47)

III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu

2.4.2.1. Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập sẽ được kiểm tra, tổng hợp và tính toán cho phù hợp với mục đích của đề tài. Sau đó toàn bộ số liệu xử lý thống kê nhờ các phần mềm: Microsoft Excel 2003.

2.4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê. Phương pháp này bao gồm thống kê mô tả, thống kê so sánh và thống kê kinh tế.

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật, hiện tượng trên cơ sở các số liệu đã được tính toán.

- Phương pháp thống kê so sánh: Qua việc thu thập sau đó phân tích số liệu chúng tôi tiến hành so sánh các chỉ tiêu và kết quả sản xuất giữa các năm. Từ đó rút ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển được giống lợn quý này.

- Phương pháp thống kê kinh tế: áp dụng trong thống kê chi phí trung gian, giá trị sản xuất,...

- Ma trận SWOT – phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức. Khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn, được sử dụng trong các buổi thảo luận nhóm theo các bước:

Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh (S) Bước 2: Liệt kê các mặt yếu (W) Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O) Bước 4: Liệt kê các nguy cơ (T)

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Kết hợp S/O: Thu được từ sự phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội chăn nuôi lợn cỏ địa phương. Điều kiện quan trọng là sử dụng các mặt mạnh để khai thác các cơ hội nhằm giúp các hộ tăng thu nhập, phát triển chăn nuôi lợn cỏ lâu đời ở xã.

Kết hợp S/T: Thu được từ sự phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các nguy cơ từ môi trường nhằm sử dụng các mặt mạnh khống chế nguy cơ nhằm khắc phục những điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội.

Kết hợp W/T: Là sự phối hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ mà người chăn nuôi gặp phải. Điều quan trọng là tối thiểu hóa các điểm yếu để tránh các nguy cơ.

Ngoài một số chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế trong đề tài còn áp dụng một số công thức tính như sau:

* Công thức tính chi phí khấu hao lợn nái:

Tổng chi phí cho nái đến phối giống lần đầu – tiền bán nái loại thải Chi phí khấu hao =

(lợn nái/1lứa) Số lứa đẻ dự kiến của cả đời lợn nái * Công thức tính khấu hao lợn đực giống/năm

Tổng chi phí cho lợn đực giống đến phối giống lần Chi phí khấu hao = đầu – tiền bán lợn đực giống loại thải

(lợn đực giống/năm) Số năm sử dụng lợn đực giống * Công thức tính khấu hao chuồng trại:

Tổng chi phí xây dựng chuồng trại Khấu hao chuồng trại/ năm =

Số năm x Số lợn nái dự kiến/ năm

2.5. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu

2.5.1. Điều kiện tự nhiên

2.5.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và địa chất công trình

* Vị trí địa lý

Xã Liên Hợp nằm ở xa vị trí trung tâm của huyện Quỳ Hợp có diện tích tự nhiên là 4.139,68 ha, mật độ dân số trung bình 52,43 người/ km2. Vị trí địa lý của xã:

- Phía Bắc là dãy Pù Khạng;

- Phía Nam giáp xã Châu Cường và Châu Quang; - Phía Đông giáp xã Châu Lộc;

- Phía Tây giáp xã Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành.

Xã Liên Hợp là một xã nghèo, nằm trên địa hình vùng cao, với vị trí như trên xã Liên Hợp là xã miền núi nên gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp cận với tiến bộ khoa học và kỹ thuật hiện đại trong nước cũng như quốc tế.

* Địa hình, địa chất công trình

Xã Liên Hợp có địa hình đồi núi, nằm trong khối núi cao của vùng đồi núi vùng Tây Bắc Nghệ An, thấp dần theo hướng Đông – Đông Bắc, độ cao trung bình khoảng

200m so với mực nước biển và bị chia cắt nhỏ bởi các suối, khe tụ thủy. Nhìn chung địa hình của xã ít thuận lợi cho việc phát triển xây dựng khu dân cư cũng như các ngành khác.

Địa hình đồi núi chiếm tỷ lệ lớn trong toàn diện tích của xã, độ cao trung bình của xã trên 200m so với mực nước biển.

2.5.1.2. Điều kiện thời tiết khí hậu

Cũng như các xã khác trên địa bàn huyện, xã Liên Hợp có khí hậu nằm trong vùng Phủ Quỳ, khí hậu của xã Liên Hợp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm.

- Về mùa nóng: mùa hè thời tiết nóng nực, nhiệt độ trung bình: 30 – 35 0C có khi lên đến 400C giông tố và mưa lớn thường xuất hiện vào những tháng nóng nực này những cơn bão hình hành từ biển Đông vào Nghệ An. Có cơn gió cấp 11, 12 thôi qua các huyện miền xuôi lên đến Quỳ Hợp thì sức gió giảm. Do vậy, dù bão có mạnh cũng bị các dãy núi trùng điệp và bạt ngàn cây rừng chắn lại, sức gió bị cản nhiều nên Quỳ Hợp ít có các cơn bão lớn như ở Đồng Bằng. Do đó, sự tàn phá của bão không đáng kể. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, nhất là những nơi có nhiều lèn đá vôi nên một số nơi hễ có giông tố là có gió xoáy hoặc mưa đá làm tung bay nhà cửa, gãy cây rừng, chuồng trại bị phá hỏng,....

Vào mùa này nếu có giông tố là có những trận mưa rào mạnh, lượng mưa trung bình hàng năm 1.640,4 mm, nhưng ¾ lượng mưa tập trung vào tháng 8,9,10. có năm có những cơn mưa xối xả kéo dài ngày làm đá sụp lở, kéo theo cây rừng cũng đổ ngổn ngang, nước các dòng suối dâng lên chảy ào ào gây lũ quét làm ngập các thung lũng, làm tắc nghẽn giao thông, gây khó khăn cho việc đi lại, gia súc gia cầm chết ngổn ngang làm phát sinh mầm bệnh kéo theo đó là dịch bệnh xẩy ra gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế.

Bên cạnh đó gió Tây Nam một đợt thường từ 5 – 7 ngày có khi 10 ngày với cấp 5, 6 làm khe xuối khô cạn, cây cối hoa màu héo khô, gây khó khăn cho việc chăn nuôi.

- Về mùa lạnh: mùa lạnh trong những ngày có gió mùa Đông Bắc thổi về thường dài ngày số ngày có nhiệt độ dưới 150C nhiều hơn vùng Đồng Bằng, gây khó

khăn trong làm ăn đi lại, giao tiếp với người dân, ảnh hưởng đến sinh lý của nhiều loại cây trồng, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

2.5.1.3. Hệ thống thủy văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các khe suối, khe lạch bắt nguồn từ những dãy núi do nước mưa tạo nên.

2.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.5.2.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã

Xã Liên Hợp là một xã vùng cao của huyện Quỳ Hợp với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.139,68 ha: trong đó đất nông nghiệp là 2.196,65 ha, chiếm 53,06 % diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp có 81,21 ha, chiếm 1,96 %; Đất chưa sử dụng là 1.861,79 ha, chiếm 44,97 %. Điều đó thuận lợi cho việc mở rộng quy mô các trang trại chăn nuôi nói riêng và phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nói chung.

Qua bảng 2.1 ta thấy, trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn, chiếm 92,82%; đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 7,07%; tiếp đến là đất nuôi trồng thủy sản chiếm 0,11%. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn là điều kiện để người dân có thể sản xuất theo hướng trang trại tập trung. Việc mở rộng chăn nuôi theo hướng trang trại đang được các cấp bộ nghành rất khuyến khích.

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ ít nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, chỉ chiếm 1,96%. Đây là một tỷ lệ rất thấp, điều đó chứng tỏ dân cư ở đây còn thưa thớt, đời sống người dân còn thấp, chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, họ chưa có đủ điều kiện để phát triển.

Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ cao, chiếm 44,97%. Với tỷ lệ này thì đó là một điều kiện thuần lợi để xã có thể phát triển chăn nuôi. Việc chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung thì không thể thực hiện được vì vậy mà chăn nuôi theo hướng trang trại là một xu hướng cần tiến tới. Chăn nuôi trang trại không chỉ tạo ra nguồn kinh tế ổn định mà còn góp phần cân bằng hệ sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008

Chỉ tiêu Diện tích Cơ cấu(%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 4.139,68 100,00

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.196,65 56,3

1.2 Đất lâm nghiệp 2.039,01 92,82

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 2,32 0,11

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 82,24 1,96

2.1 Đất ở 12,53 15,42

2.2 Đất chuyên dùng 31,72 39,04

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,00 14,77

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 24,99 30,76

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 1.861,79 44,97

(Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2008 – xã Liên Hợp – Huyện Quỳ Hợp)

2.5.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm

a. Dân số

Năm 2007 dân số của xã có 2.170 người (chiếm 1,76% dân số của huyện), số hộ có 375 hộ (quy mô hộ 5,78 người/hộ), tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,25 %. Mật độ dân số của xã có nhiều biến động về mặt cơ học do thường xuyên có một lượng lớn lao động nhập cư từ nơi khác về và bộ phận chuyển đi vùng khác làm kinh tế.

Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt, nhưng tỷ lệ sinh con thứ ba vẫn con cao.

b. Lao động, thu nhập và việc làm

* Lao động, việc làm: Lực lượng lao động trên địa bàn xã tương đối lớn, với 1,141 lao động (chiếm 1,89% tổng số lao động của Huyện), hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ.

Trong những năm qua cùng với những chính sách, những định hướng chung trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện và của tỉnh, những hỗ trợ của chính quyền địa phương, đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giải quyết cho một bộ phận lớn lao động tại chỗ và một bộ phận lao động nhập cư.

Nhìn chung xã có một bộ phận lao động tương đối dồi dào, đại bộ phận lao động trong xã là nông nghiệp, chất lượng lao động tương đối thấp song số lao động được đào tạo qua trường lớp còn chiếm tỷ lệ thấp. Vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho bộ phận lớn lao động vẫn còn khá bức xúc.

* Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, mức chi tiêu bình quân cho một người vẫn còn thấp. Công tác xóa đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm, tính đến ngày 1/1/2007 toàn xã còn 186 hộ nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh (6 triệu đồng/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo còn cao khoảng 48%.

Xã đã hình thành và thường xuyên vận động nhân dân tham gia quỹ xóa đói giảm nghèo, hàng năm đã hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế, giải quyết miễn học phí cho các em học sinh nghèo, các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn trên địa bàn xã. Số trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu chiếm tỷ lệ lớn, 95% được sử dụng mạng điện lưới quốc gia. Số hộ có ti vi, radio, xe máy, điện thoại ngày một nhiều lên. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao song mức sống của đại bộ phận dân cư còn thấp, thu nhập bình quân bình quân không cao, tỷ lệ học sinh đến trường và chăm sóc y tế con thấp, hệ thống hạ tầng xã hội còn lạc hậu thiếu thốn, chất lượng công trình còn thấp.

2.5.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

Việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình văn hóa phúc lợi công cộng, công trình dân sinh nhất là nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông đã làm thay đổi bộ mặt trên địa bàn xã.

a. Giao thông

Hiện trạng hệ thống giao thông của xã tương đối nhiều được phân bố trong các khu dân cư, tình trạng đường còn rất kém, đường đất còn chiếm tỷ lệ lớn, đường liên thôn, liên xã còn kém chất lượng,...Để đạt yêu cầu tiêu chuẩn giao thông, trong thời gian tới cần mở rộng, nâng cấp hệ thống các tuyến đường, các hẻm thôn xóm trên địa bàn xã.

b. Giáo dục – đào tạo

Hệ thống giáo dục đào tạo trên địa bàn có các bậc mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở.

Hệ thống giáo dục đào tạo luôn được chú trọng quan tâm đã đóng góp giải quyết nhu cầu về giáo dục trong nhân dân. Chất lượng giáo dục được chú trọng và nâng cao, năm 2006 – 2007 có 229 em học sinh trong đó cấp I là 138 em, cấp II là 161 em, nhà trẻ, mẫu giáo là 84 em.

Đội ngũ giáo viên hang năm đều được bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Hội khuyến học của xã được thành lập và có nhiều hoạt động thiết thực trong chăm lo cho học sinh nghèo hiếu học và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, đầu năm học 2006 – 2007 nhiều học sinh được các đoàn thể đã cấp nhiều xuất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.

c. Y tế

Hiện nay trên địa bàn xã đã có trạm y tế, với 1 y sĩ đa khoa, 1 y sĩ sản nhi và 1 sơ cấp được phân công trực 24/24 giờ chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Năm 2007 đã tổ chức khám chữa bệnh cho nhiều lượt người, tiểm chủng mở rộng 2 lần trong năm, từng bước đẩy lùi được các bệnh phổ biến ở bà mẹ, trẻ em, phòng bệnh chống sốt rét, sốt xuất huyết và bướu cổ. Đồng thời toàn bộ số trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng ngừa bệnh, được uống Vitamin A, đã cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Trong năm đã phối hợp với đội vệ sinh phòng dịch huyện và Đội vệ sinh phòng dịch tỉnh tổ chức một đợt phun thuốc diệt muỗi trên địa bàn xã, tổ chức các buổi truyền thông về phòng chống AIDS, phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống các bệnh lây lan đường tình dục; các bước tuyên truyền tại các các bản về bệnh lao, sốt xuất huyết, phun thuốc diệt loăng quăng và tặng màn cho trẻ em nghèo để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn hạn chế, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh. Do đó trong giai đoạn tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả khám, chữa bệnh cho nhân dân cần có sự đầu tư nâng cấp trụ sở y tế và trang thiết bị khám chữa bệnh.

d. Văn hóa, giáo dục – thể thao

Trong những năm qua, hoạt động của ngành văn hóa thông tin – thể dục thể thao của xã có những biến chuyển mạnh mẽ, thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện những chủ trương, chính sách, đường lỗi của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần tích cực phòng chống và bài trừ các tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe cho nhân dân.

Năm 2007 xã đã duy trì thực hiện công tác tập trung tuyên truyền cho các ngày tết, đặc biệt là ngày 8/3 và 22/12,.. tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS,.. Các hoạt động văn hóa – thể dục thể thao, truyền thanh luôn được quan tâm, tạo điều kiện phát triển ở các cơ sở trên địa bàn xã. Các phong trào thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... đã đi vào ổn định.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển giống lợn cỏ địa phương tại xã liên hợp huyện quỳ hợp tỉnh nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w