Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thử nghiệm bổ sung biomos và selplex trong xử lý giới tính và ương nuôi cá rôphi (oreochromis niloticus) (Trang 41)

- Phương pháp xác định giới tính cá rô phi:

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1 Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường thí nghiệm

Chỉ số môi trường trung bình chu kỳ nuôi của công thức thí nghiệm trong các bể ương nuôi thí nghiệm được trường được trình bày qua bảng 9.

Bảng 9: Kết quả các yếu tố môi trường trong bể thí nghiệm

Công thức Nhiệt độ (0C) Ôxy (mg/l) pH

BioMOS 23,22 ± 3,65a 5,76 ± 0,05b 6,77 ± 0,15c

Selplex 23,12 ± 4,29a 5,84 ± 0,04b 6,70 ± 0,06c

Hỗn hợp 22,98 ± 3,86a 5,84 ± 0,04b 6,70 ± 0,09c

Đối chứng 23,22 ± 4,14a 5,85 ± 0,04b 6,71 ± 0,11c

Chú thích: các số có cùng ký hiệu trong cùng cột giống nhau là không có sự khác biệt trong thống kê với P>0,05.

Trong thời gian thí nghiệm, các yếu tố ôxy và pH được khống chế ít thay đổi theo tháng nuôi bằng các biện pháp như thay nước theo định kỳ để khống chế pH trong bể, sử dụng sục khí liên tục nâng cao hàm lượng oxy hòa tan trong bể. Trong thời gian thực hiện thí nghiệm các yếu tố môi trường giữa các công thức không có sự khác biệt.

Điều kiện nhiệt độ, ôxy hòa tan và pH trong bể nuôi luôn được khống chế ổn định, dao động trong khoảng giới hạn cho phép, đảm bảo thuận lợi cho cá phát triển.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 34

Bảng 10: Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm

BioMOS Selplex Hỗn hợp Đối chứng

T0 pH O2 T0 pH O2 T0 pH O2 T0 pH O2 TB 31,91a 6,91b 5,9c 31,76a 6,99b 5,6c 31,61a 6,92b 5,8c 31,46a 6,96b 5,7c Max 35,75 7,4 6,03 35,6 7,4 5,93 35,45 7,2 5,88 35,3 7,3 5,88 Tháng 8 Min 28,4 6,55 5,73 28,25 6,5 5,49 28,1 6,6 5,69 27,95 6,6 5,62 TB 27,98a 6,99b 5,70c 27,83a 6,84b 5,89 27,68a 6,99b 5,73c 27,53a 6,89b 5,70 Max 33,5 7,4 6,03 33,35 7,13 5,98 33,2 7,4 5,88 33,05 7,3 5,98 Tháng 9 Min 21,4 6,5 5,32 21,25 6,6 5,83 21,1 6,6 5,49 20,95 6,4 5,51 TB 27,13a 6,86b 5,8c 26,98a 6,95b 5,7c 26,83a 6,87b 5,7c 26,68a 6,97b 5,8c Max 33,5 7,2 5,98 33,35 7,3 5,85 33,2 7,3 5,98 33,05 7,3 6,03 Tháng 10 Min 19 6,4 5,73 18,85 6,6 5,62 18,7 6,5 5,51 18,55 6,7 5,73 TB 23,24a 6,5b 5,7c 23,09a 6,4b 5,8c 22,94a 6,4b 5,6c 22,79a 6,4b 5,7c Max 27,2 6,8 5,98 27,05 6,6 6,03 26,9 6,6 5,88 26,75 6,8 5,88 Tháng 11 Min 19,4 6 5,32 19,25 6,2 5,67 19,1 6,1 5,32 18,95 6 5,62 TB 17,38a 6,5b 5,8c 17,23a 6,4b 5,7c 17,08a 6,4b 5,7c 16,93a 6,4b 5,8c Max 20,3 7,1 5,88 20,15 6,7 5,83 20 6,7 5,83 19,85 6,7 5,98 Tháng 12 Min 15,8 6,1 5,67 15,65 6,1 5,53 15,5 6 5,67 15,35 5,8 5,68

Chú thích: các số có cùng ký hiệu trong cùng hàng giống nhau là không có sự khác biệt trong thống kê với P>0,05. Các số có ký hiệu khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự khác biệt trong thống kê với P<0,05.

Qua bảng 10 ta thấy nhiệt độ giữa các công thức thí nghiệm không có sự khác biệt trong thống kê P<0,05. Theo từng tháng nuôi nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cá trong khoảng tháng 8 đến tháng 10 sau đó nhiệt độ môi trường thường xuyên thấp hơn mức nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá.

pH trong thời gian thí nghiệm luôn ở trong mức độ cho phép cá sinh trưởng và phát triển bình thường.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 35

4.2.2 Sinh trưởng của cá thí nghiệm

4.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá thí nghiệm

Khối lượng cá thu được sau khi phân tích cho kết quả có sự khác biệt. Khối lượng trung bình của cá tăng trưởng sau 4 tháng nuôi cho kết quả có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa trong thống kê sinh học với mức ý nghĩa P<0,05.

Hình 7: Tăng trưởng về khối lượng của cá thí nghiệm

Kết quả thể hiện ở hình 7 cho thấy tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá thí nghiệm sau thời gian 4 tháng nuôi là tương đối thấp so với thời gian nuôi trên thực tế. Kết quả trên có thể do nguyên nhân nuôi trong điều kiện nhiệt độ không phù hợp cho sự phát triển của cá, nhiệt độ các tháng 10 – 12 nhiệt độ môi trường thường xuyên thấp hơn khoảng nhiệt độ phát triển bình thường của cá, nên cá thường bỏ ăn, chế phẩm được sử dụng bổ sung vào thức ăn cho cá cũng không được sử dụng hoặc sử dụng rất ít dẫn đến sự sai khác trong tốc độ tăng trưởng của cá không lớn. Kết quả này tương tự với một trong những báo cáo của Staykov và ctv., 2005. Trên cá hồi vân Khi sử dụng chế phẩm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 36

MOS bổ sung vào thức ăn với lượng 0,3% đã cho kết quả khối lượng của cá sử dụng chế phẩm cao hơn so với đối chứng là 13,7%.

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, khối lượng của cá tăng trưởng theo từng tháng có sự khác nhau được thể hiện qua bảng 11:

Bảng 11: Khối lượng cá qua các lần kiểm tra

Tháng nuôi BioMos Selplex Hỗn hợp Đối chứng Tháng 8 7,41±0,15a 7,24±0,49a 7,23±0,34a 7,41±0,58a Tháng 9 25,25±2.95a 24,42±2,38a 26,30±3,36a 20,72±3,11a Tháng 10 52,28±3,7a 50,18±2,97a 50,41±1,42a 40,80±2,78a Tháng 11 73,96±4,36a 77,68±0,27a 76,82±6,36a 61,51±5,61b Tháng 12 98,33±1,66a 96,54±2,08a 97,16±1,87a 77,32±12,21b

Chú thích: các số có cùng ký hiệu trong cùng hàng giống nhau là không có sự khác biệt trong thống kê với P>0,05. Các số có ký hiệu khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự khác biệt trong thống kê với P<0,05.

- Kết quả trên cho thấy khối lượng tăng trưởng của cá thí nghiệm trong các tháng cân kiểm tra (tháng 9,10) không có sự khác biệt trong thống kê sinh học với mức ý nghĩa P>0,05. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sinh học chỉ xảy ra bắt đầu ở tháng nuôi thứ 4 (tháng 11), khối lượng tăng trưởng của cá bắt đầu có sự sai khác so với cá trong lô đối chứng cụ thể:

+ Khối lượng của cá trong lô thí nghiêm dùng công thức bổ sung BioMOS tăng trưởng nhanh hơn so với cá trong lô đối chứng là 1,2 lần;

+ Cá sử dụng thức ăn bổ sung Selplex tăng trưởng nhanh hơn so với lô đối chứng là 1,26 lần;

+ Cá sử dụng thức ăn bổ sung hỗn hợp (BioMOS + Selplex) chế phẩm cũng cho kết quả trong tháng này tăng nhanh hơn đối chứng là 1,24 lần.

- Sang tháng 12 khối lượng tăng trưởng của cá trong các lô thí nghiệm bổ sung chế phẩm MOS so với lô đối chứng có tốc độ tăng trưởng khối lượng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 37

cao hơn so với tháng trước 1,27 lần; tốc độ tăng trưởng của lô thí nghiệm bổ sung chế phẩm Selplex vào thức ăn so với lô đối chứng là 1,25 lần; lô thí nghiệm bổ sung hỗn hợp (BioMOS + Selplex) tăng nhanh hơn so với lô đối chứng là 1,25 lần.

- Từ đó ta cũng có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của cá sử dụng bổ sung BioMOS trong thức ăn tăng trưởng nhanh hơn so với bổ sung Selplex và hỗn hợp (BioMOS + Selplex) mặc dù khối lượng trung bình của cá trong các lô thí nghiệm là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05.

Hình 8 thể hiện tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá càng về cuối chu kỳ nuôi càng tăng trưởng mạnh. Từ tháng 11 sang tháng 12 khối lượng tăng trưởng của cá thí nghiệm chững lại, khối lượng vẫn tăng nhưng không cao như những tháng trước, do điều kiện môi trường nuôi đặc biệt là nhiệt độ của môi trường nuôi tác động làm cá thương xuyên bỏ ăn nên tác dụng của chế phẩm gần như không được thể hiện trong hai tháng cuối.

4.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá thí nghiệm

Qua các lần cân và đo kiểm tra mẫu thí nghiệm ta thu được kết quả kiểm tra chiều dài của cá thí nghiệm như sau:

Bảng 12: Kết quả chiều dài của cá thí nghiệm trong các lần kiểm tra

BioMOS Selplex Hỗn hợp Đối chứng Tháng 8 7,63±0,25a 7,65±0,22a 7,59±0,17a 7,49±0,03a Tháng 9 13,83±1,54a 15,10±2,72a 13,17±0,36a 14,36±2,05a Tháng 10 16,42±0,46a 16,63±0,09a 16,29±0,13a 15,23±0,79b Tháng 11 18,84±0,39a 19,03±0,14a 18,65±0,4a 17,26±0,54b Tháng 12 20,33±0,18ab 20,60±1,1a 20,58±0,28a 18,86±1,18b

Chú thích: các số có cùng ký hiệu trong cùng hàng giống nhau là không có sự khác biệt trong thống kê với P>0,05. Các số có ký hiệu khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự khác biệt trong thống kê với P<0,05.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 38

Kết quả thể hiện ở bảng 12, ta nhận thấy rằng sau 2 tháng nuôi chiều dài của cá thí nghiệm không có sự khác biệt trong thống kê sinh học. Sự khác biệt bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 3 của chu kỳ nuôi, cá sử dụng các công thức có bổ sung chế phẩm vào thành phần thức ăn cho kết quả tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn so với đối chứng, sự khác biệt rõ ràng với mức ý nghĩa thống kê P<0,05. Trong chu kỳ nuôi, chiều dài của cá thí nghiệm có sự tương đồng giữa các công thức thí nghiệm có bổ sung chế phẩm vào thức ăn, kết quả là không có sự sai khác với mức ý nghĩa P>0,05 nhưng luôn lớn hơn và có sự khác biệt so với đối chứng. Điều đó có nghĩa chế phẩm có tác dụng trong quá trình phát triển của cá.

Hình 8: So sánh tốc độ phát triển chiều dài của cá thí nghiệm

Đến tháng 12 (cuối giai đoạn nuôi) chiều dài của cá sử dụng chế phẩm BioMOS phát triển hơn so với các công thức thí nghiệm. Kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá sử dụng thức ăn bổ sung BioMOS

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 39

lớn hơn so với lô đối chứng là 1,78 lần nhưng sự khác biệt này là rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05);

Cá thí nghiệm sử dụng thức ăn bổ sung Selplex có tốc độ tăng trưởng chiều dài lớn hơn so với lô đối chứng là 1,09 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05);

Tương tự với so sánh giữa lô thí nghiệm sử dụng thức ăn bổ sung hỗn hợp (Selplex và BioMOS) và lô đối chứng, chiều dài của cá sử dụng thức ăn hỗn hợp.

Trong các lô thí nghiệm sử dụng bổ sung BioMOS, Selplex, hỗn hợp (Selplex và BioMOS) không thấy có sự khác biệt lớn; không có ý nghĩa thống kê (α=0,05). Nhưng tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá trong các lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm BioMOS vào thức ăn thì tốc độ tăng trưởng chiều dài kém nhất, tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá trong các lô thí nghiệm có bổ sung chế phẩm Selplex; hỗn hợp (Selplex và BioMOS) là tương đương nhau.

Trong tháng cuối của chu kỳ nuôi khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, cá có hiện tượng giảm ăn nên tốc độ tăng trưởng về khối lượng cũng giảm xuống, kích thước của cá thí nghiệm cũng phát triển chậm lại. Khi kết thúc thí nghiệm đo cá kiểm tra cho thấy chiều dài của cá ở các lô thí nghiệm có sự thay đổi, cá sử dụng thức ăn bổ sung BioMOS có tốc độ phát triển chiều dài so với lô đối chứng không có sự khác biệt về mặt thống kê; không có sự khác biệt so với các công thức thức ăn bổ sung Selplex và công thức thức ăn bổ sung hỗn hợp (Selplex và BioMOS).

Như vậy, sử dụng BioMos bổ sung vào thức ăn cho cá để có thể thu được kết quả tốt nhất. Tác dụng của chế phẩm được thể hiện sau khoảng thời gian nuôi là 8 tuần nếu cá thí nghiệm sử dụng liên tục, qua đó dẫn đến sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm có bổ sung chế phẩm vào thức ăn nhanh hơn hẳn so với lô đối chứng; kết quả này đã khẳng định lại tác dụng của các chế phẩm trên đối tượng cá rô phi và nó cũng có cùng kết quả so

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 40

với nhiều báo cáo khác dùng chế phẩm Selplex và BioMOS trên các đối tượng khác trên thế giới như báo cáo của Zhou và Li., (2004).

Một phần của tài liệu Thử nghiệm bổ sung biomos và selplex trong xử lý giới tính và ương nuôi cá rôphi (oreochromis niloticus) (Trang 41)