Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 43)

Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Sóc Sơn.

Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là giai đoạn 2009 - 2014. 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về

quản lý NSNN nói chung và quản lý NSNN cấp huyện nói riêng.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, chế độ chính sách về NSNN, quản lý NSNN như: Luật Ngân sách nhà nước; các Nghị định của Chính phủ; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý NSNN…

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý NSNN đề cập tại chương 1. Phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác quản

lý NSNN ở huyện Sóc Sơn giai đoạn 2009 - 2014.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết năm, báo cáo quyết toán thu, chi NSNN huyện Sóc Sơn và các quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thu, chi NSNN huyện Sóc Sơn từ năm 2009 - 2014. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Excel.

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về dự toán thu, chi NSNN, chấp hành dự toán thu, công tác quyết toán NSNN ở huyện Sóc Sơn để đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý NSNN ở huyện Sóc Sơn giai đoạn 2009 - 2014.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý NSNN ở huyện Sóc

Sơn giai đoạn 2009 - 2014, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN huyện Sóc Sơn trong thời gian tới.

2.5. Các công cụ được sử dụng

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Khái quát về huyện Sóc Sơn và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN ở huyện Sóc Sơn NSNN ở huyện Sóc Sơn

3.1.1. Khái quát về huyện Sóc Sơn

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 35km về phía Bắc. Ngoài giáp ranh với huyện Mê Linh và huyện Đông Anh (Hà Nội), huyện Sóc Sơn còn tiếp giáp 4 huyện, thị xã của 4 tỉnh lân cận, gồm: Huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), huyện Yên Phong (Bắc Ninh), huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Địa giới hành chính của huyện bao gồm 25 xã và một thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 30.651,24 ha, trong đó diện tích đất rừng là 4.557 ha, diện tích đất nông nghiệp là 13.051 ha. Dân số hiện nay của huyện khoảng 32 vạn người, chủ yếu người dân sống bằng nghề nông nghiệp, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.

Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô đi các tỉnh phía Bắc, huyện Sóc Sơn là một đầu mối giao thông quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tam giác kinh tế thông qua các tuyến đường: quốc lộ số 3, quốc lộ số 2, đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài; đường số 18 nối liền vành đai kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh... Ngoài ra, trên địa bàn còn có cảng hàng không (sân bay) quốc tế Nội Bài và tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên. Trong quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội, Sóc Sơn là đô thị vệ tinh của Hà Nội.

Về phát triển kinh tế xã hội: Trong những năm qua Sóc Sơn thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức như: Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, kinh tế trong nước và thủ đô gặp nhiều khó khăn, tình hình thiên tai, dịch bệnh, tình hình thời tiết diễn

biến phức tạp nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội, sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, kinh tế của huyện đã từng bước vượt qua khó khăn và luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá qua các năm. Từ năm 2010, Huyện triển khai công tác dồn điền đổi thửa và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đã tạo thành phong trào cách mạng trong quần chúng nhân dân. Đến nay, Huyện đã cơ bản thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa, có 05/25 xã đạt và cơ bản đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại của Huyện cũng đang tích cực triển khai thực hiện. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi rõ rệt.

3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN ở huyện Sóc Sơn. 3.1.2.1. Sự ảnh hưởng của việc phân cấp thu-chi ngân sách cấp huyện. 3.1.2.1. Sự ảnh hưởng của việc phân cấp thu-chi ngân sách cấp huyện.

Việc phân chia nguồn thu, chi ngân sách huyện do HĐND Thành phố Hà Nội quyết định trên cơ sở các quy định của Trung ương. Do vậy, việc phân cấp nguồn thu, chi của HĐND Thành phố Hà Nội hàng năm có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý NSNN ở Sóc Sơn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, việc phân cấp nguồn thu, chi cho ngân sách huyện được qui định rõ ràng, năm sau cao hơn năm trước góp phần tăng thu ngân sách, đồng thời đáp ứng tốt hơn các nhiệm vụ chi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Hiện nay căn cứ vào Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 15/12/2010 của HĐND Thành phố về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, nội dung nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách huyện được phân cấp cụ thể như sau:

 Nguồn thu của ngân sách huyện gồm:

* Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%:

- Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất; - Thu khác từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các nông trường, trạm trại quốc doanh nhà nước quản lý;

- Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; - Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho huyện theo quy định của pháp luật;

- Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ quan, đơn vị thuộc huyện tổ chức thu (không kể phí xăng dầu, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải);

- Thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do các đơn vị huyện phạt xử lý;

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho huyện;

- Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do huyện quản lý;

- Thu kết dư ngân sách huyện; - Thu bổ sung ngân sách cấp trên;

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách huyện năm trước sang ngân sách năm sau; - Tiền bán tài sản cấp huyện quản lý;

- Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý; - Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m2, không tiếp giáp với mặt đường, phố;

- Các khoản thu khác của ngân sách huyện theo quy định của pháp luật.

* Các khoản thu của ngân sách huyện hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm: - Thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thu từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp qua KBNN).

- Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác.

-Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu).

-Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu).

- Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000m2 trở lên; hoặc đất dưới 5000m2 tiếp giáp với đường, phố; không bao gồm tiền sử dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngân sách Thành phố hưởng 100% và đất nhỏ lẻ, xen kẹt có quy mô dưới 5000m2 không tiếp giáp đường, phố điều tiết 100% cho ngân sách huyện.

 Nhiệm vụ chi của ngân sách huyện.

*Chi đầu tư phát triển:

Ngân sách huyện chi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng xã hội hóa thuộc lĩnh vực phân cấp cho huyện trên địa bàn. Cụ thể các lĩnh vực đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, bao gồm:

- Đầu tư lĩnh vực Thủy lợi: Đầu tư các công trình thủy lợi, có đặc điểm, tính chất kỹ thuật đơn giản, quy mô như sau:

+ Đầu tư các hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở xuống; hoặc có chiều cao đập từ 12 m trở xuống, phục vụ trong phạm vi 1 xã;

+ Đầu tư các đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, phục vụ tưới trong phạm vi 1 xã;

+ Đầu tư các trạm bơm điện phục vụ trong phạm vi 1 xã; + Đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu phục vụ phạm vi 1 xã.

- Đầu tư lĩnh vực đê điều: Các tuyến đê từ cấp IV trở xuống, các tuyến đê bao, đê bối của các sông nội địa thuộc địa bàn (không bao gồm các tuyến đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống).

- Đầu tư lĩnh vực lâm nghiệp: Các công trình bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn (trừ phần thuộc Thành phố đầu tư quản lý).

- Đầu tư lĩnh vực giao thông:

+ Đầu tư hệ thống đường cấp huyện, đường cấp xã và các công trình đường bộ khác trên tuyến.

+ Đầu tư các đường đô thị trên địa bàn huyện.

+ Đầu tư, nâng cấp hè đường trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố đầu tư cả hè và đường).

- Đầu tư công trình bến xe ô tô, bãi đỗ xe: Bãi dừng, đỗ xe tại các khu dân cư, trung tâm thương mại và khu vực công cộng khác trên địa bàn, các bãi đỗ xe tạm thời trong khuôn viên thuộc quyền sở hữu, quản lý của các tổ chức, đơn vị theo địa bàn hành chính.

- Đầu tư xây dựng các bãi, bến cảng thủy: Bến khách ngang sông còn lại thuộc địa giới hành chính của huyện (trừ các công trình, dự án Thành phố đầu tư).

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng dọc các tuyến đường, trong vườn hoa, công viên do huyện quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu tư công trình vệ sinh môi trường:

+ Đầu tư các bãi chôn lấp rác, đất thải cấp huyện và khu tập kết rác tại các xã trên địa bàn; đầu tư bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn phục vụ việc xử lý chất thải trong địa bàn huyện.

+ Đầu tư các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 1 xã, thị trấn.

- Đầu tư các công trình thoát nước còn lại trên địa bàn (ngoài các công trình Thành phố quản lý).

- Đầu tư lĩnh vực Văn hóa - Thể thao:

+ Đầu tư các nhà văn hóa, các trung tâm văn hóa thể thao, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa thanh - thiếu nhi cấp huyện; nhà văn hóa xã; nhà văn hóa thôn, xóm, khu dân cư, khu vui chơi cộng đồng.

+ Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích trên địa bàn. - Đầu tư lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo và Y tế:

+ Đầu tư xây dựng các trường mầm non (trừ trường thuộc Thành phố quản lý); nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

+ Đầu tư các trường tiểu học, trung học cơ sở (trừ các trường Thành phố quản lý);

+ Đầu tư xây dựng trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện; trung tâm dạy nghề trên địa bàn; trung tâm Tin học, trung tâm Ngoại ngữ, trung tâm giáo dục cộng đồng và Trung tâm giáo dục thường xuyên do cấp huyện quản lý.

+ Đầu tư các trung tâm Y tế huyện (bao gồm cả phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, thị trấn); Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình cấp huyện.

- Đầu tư lĩnh vực Quản lý nhà nước:

+ Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể huyện. + Đầu tư xây dựng mới, cải tạo hạ tầng kỹ thuật và trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đoàn thể cấp xã; trụ sở hoặc nơi làm việc của công an và quân sự xã.

- Đầu tư công trình phục vụ tang lễ: Các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, đài liệt sỹ cấp huyện và xã.

- Đầu tư lĩnh vực Môi trường: Các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 1 xã, thị trấn.

- Đầu tư lĩnh vực Thông tin và truyền thông: Các công trình, dự án phục vụ hoạt động phát thanh, truyền thanh cấp huyện, xã.

- Đầu tư công trình ứng dụng Khoa học công nghệ và công nghệ thông tin: Các công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin cấp huyện, xã.

- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất nhỏ lẻ, xen kẹt có diện tích dưới 5000m2 không tiếp giáp với đường phố; hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án cấp huyện.

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật.

* Chi thường xuyên:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế; đảm bảo xã hội; văn hóa thông tin, thể dục thể thao; ứng dụng khoa học, công nghệ do huyện quản lý:

+ Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và sự nghiệp giáo dục khác;

+ Dạy nghề, đào tạo nghề; bồi dưỡng kiến thức chính trị do Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện mở và các hình thức bồi dưỡng, đào tạo khác;

+ Các hoạt động về công tác y tế (vệ sinh phòng bệnh dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm); kế hoạch hóa gia đình và trẻ em theo phân cấp;

+ Các trại xã hội do huyện quản lý; cứu tế xã hội; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác theo phân cấp;

+ Nhà văn hóa, các cơ sở văn hóa và các hoạt động văn hóa khác do cấp huyện quản lý theo phân cấp;

+ Quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa theo phân cấp của Thành phố; + Đài phát thanh và các hoạt động thông tin, tuyên truyền khác của huyện;

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 43)