TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BIOGAS

Một phần của tài liệu phân tích lợi ích của việc sử dụng túi ủ biogas ở xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 43)

TẠI VIỆT NAM

3.2.1 Tiềm năng và thách thức đối với công nghệ biogas 3.2.1.1 Tiềm năng của biogas

Trong nông nghiệp: số lượng lớn nông trại (17.000 nông trại) hiện có tại Việt Nam kết hợp tốc độ phát triển nhanh đàn gia súc hứa hẹn sẽ tạo điều kiện cho mô hình biogas mở rộng cho khu vực này.

Trong công nghiệp: nhiều ngành công nghiệp Việt Nam thải ra một lượng lớn rác thải hữu cơ công nghiệp sản xuất đường, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn, trái cây, thức ăn đóng hộp, công nghiệp sản xuất bia,….cùng với một lượng lớn rác thải sinh hoạt tại các đô thị có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp ứng dụng kỹ thuật kị khí để sản xuất biogas.

3.2.1.2 Thách thức đối với biogas ở Việt Nam

Mô hình biogas ở Việt Nam vẫn còn ở quy mô nhỏ, các mô hình quy mô lớn chưa phổ biến bởi chi phí lắp đặt và vận hành tương đối cao so với thu nhập của các nông hộ hiện nay. Còn tồn tại nhiều giới hạn về kỹ thuật trong quá trình vận hành và bảo trì biogas. Thị trường mua bán các sản phẩm biogas (bã phân) chưa thực sự phát triển.

3.2.2 Thực trạng triển khai ứng dụng Biogas tại thành phố Cần Thơ

Những năm gần đây, túi ủ biogas được dần thay thế cho hầm ủ ở qui mô nông hộ với giá thành thấp, vận hành và bảo trì đơn giản, ít tốn diện tích và dễ dàng di dời (Lê Tuyết Minh và ctv, 2010a). Túi ủ được áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn cải thiện thu nhập của các nông hộ góp phần vào phát triển nông thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM). Cơ chế phát triển sạch cho phép các quốc gia phát triển kế hoạch cắt giảm hoặc giới hạn mức khí thải nhà kính thấp hơn theo nghị định thư Kyoto đề ra. Các dự án này có thể bán tín chỉ

giảm phát thải, mỗi tín chỉ tương đương 1 tấn CO2. Mặc dù nhu cầu áp dụng

CDM cho các vùng nông thôn được xem là rất lớn nhưng CDM ở vùng nông thôn vẫn chưa phổ biến. Trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp quốc tế Nhật Bản (JIRCAS) đã bắt đầu nghiên cứu áp dụng cơ chế CDM vào phát triển nông thôn bằng việc kiểm tra, phê chuẩn dự án CDM và thực hiện ở các nước đang phát triển để có thể góp phần vào phát triển nông thôn bền vững. Các nghiên cứu của dự án JIRCAS sẽ chọn những hoạt động mang lợi ích thiết thực cho nông dân, đẩy mạnh hiệu quả phát triển của dự án CDM. Kết quả của nghiên cứu được xem như cẩm nang hướng dẫn để nhân rộng các mô hình đã thực hiện (Nguyễn Hữu Chiếm và Eiji Matsubara, 2012).

Hiện nay, chăn nuôi heo đã và đang gặp nhiều khó khăn về con giống và dịch bệnh, giá thức ăn cao, khâu lưu thông, phân phối còn nhiều bất cập, những vấn đề này đã làm tăng rủi ro của người nuôi và giảm sản lượng đàn (Bộ NN&PTNT, 2011). Do vậy, người chăn nuôi heo phải giảm số lượng đàn hay bỏ trống chuồng trại do chăn nuôi thua lỗ là khá phổ biến, từ đó tình hình sử dụng túi ủ biogas trên địa bàn bị ảnh hưởng không nhỏ như không đủ

nguyên liệu nạp hay không được sử dụng (Lê Trần Thanh Liêm, 2010). Các

nghiên cứu về công nghệ biogas cũng cho thấy rằng việc ủ đơn thuần một loại nguyên liệu ủ sẽ cho hiệu suất sinh khí kém hơn là sử dụng các chất bổ sung sẵn có tại địa phương như cỏ vườn, rơm, lục bình, bèo (Nguyễn Quang Khải,

2006; Nguyễn Văn Thu, 2010).Thực vật thủy sinh như bèo tai tượng, lục bình

và cây cỏ (còn được gọi là cỏ vườn) là những loài thích nghi cao với môi trường, phát triển rộng khắp và có nguồn sinh khối khá dồi dào mà ít được sử dụng. Trong thành phần của bèo tai tượng, lục bình và cỏ vườn có hàm lượng cacbon cao, có thể sử dụng làm nguồn cung cấp cacbon cho vi khuẩn hoạt động. Do đó, phối trộn phân heo với bèo tai tượng, với lục bình và với cỏ vườn nhằm thay thế phân heo trong túi ủ biogas là một hướng mới và cần thiết trong sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương để sản xuất khí sinh học phục vụ nhu cầu đun nấu, thắp sáng tại các nông hộ.

Hầu hết các mô hình đều được triển khai bởi các tổ chức trong và ngoài nước như JIRCAS, OXFAM, Hiệp hội Nhà vườn Việt Nam ( VACVINA), chương trình khí sinh học của ngành chăn nuôi Việt Nam. Chính vì vậy, thông tin về tình hình triển khai biogas tại Cần Thơ là rất thấp.

Nhìn chung, thành phố Cần Thơ là địa phương đầu tiên được triển khai nghiên cứu và tiến hành bán quota khí thải từ mô hình biogas ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007, thành phố Cần Thơ đã tiến hành đánh giá tính khả thi của việc đăng ký CDM cho dự án bãi rác Tân Long. Mục tiêu của dự án là sản xuất điện chạy bằng biogas thông qua quá trình phân hủy kỵ khí rác thải. Theo dự án, rác của thành phố sẽ được vận chuyển về bãi rác Tân Long dùng làm nguyên liệu sản xuất biogas. Lượng biogas sinh ra được dùng để sản xuất ra điện cung cấp cho mạng lưới điện địa phương hằng năm. Dự án sẽ giúp hạn

chế khí CH4 sinh ra nhờ việc giảm lượng rác hữu cơ cần xử lý bằng phương

pháp xử lí thông thường. Theo ước tính, trong 10 năm triển khai dự án (2010- 2020) dự án bãi rác Tân Long, Cần Thơ có khả năng giảm được 101.200 tấn

CO2 tương đương.

Tuy nhiên, việc triển khai CDM cho dự án đã không được thực hiện do chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với dòng tiền thu được trong vòng đời dự án.

Năm 2008, JIRCAS đã phối hợp với trường Đại học Cần Thơ để thí điểm xây dựng khoảng 200 túi biogas cho các hộ gia đình ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ trong khuôn khổ triển khai ứng dụng VACB. Kết quả đánh giá hiệu quả từ mô hình này là rất cao. Mô hình đã giúp xử lí chất thải chăn nuôi tạo ra nguồn khí đốt biogas thay thế cho nguồn chất đốt truyền thống tại đại phương như củi, gas công nghiệp, trấu từ đó góp phần giảm chi phí chất đốt hằng tháng cho các hộ dân.

Ngoài ra, biogas giúp người dân không chặt cây làm củi, giúp giữ lại sinh

khối, cải thiện môi trường tăng hàm lượng Oxy trong không khí. Theo ước

tính, bình quân mỗi hộ đốt khoảng 1.5-2 tấn củi/năm cho sinh hoạt hằng ngày, nhưng với 100.000 hộ ở khu vực nông thôn thành phố Cần Thơ hiện nay là con số vô cùng lớn.

Trong năm 2012, JIRCAS đã tiếp tục phối hợp với Đại học Cần Thơ thực hiện mở rộng phát triển mô hình sản xuất sạch ở nông thôn thành phố Cần Thơ. Theo kế hoạch, có khoảng 1.000 hộ tham gia mô hình này tại quận Cái Răng, Bình Thủy, Phong Điền. Với quy mô mở rộng này, Cần Thơ sẽ tiết kiệm được 6.000 tấn chất thải khí nhà kính trong vòng 7 năm, góp phần giảm

được đăng ký tham gia CDM để được cấp chứng nhận và bán lại cho các quốc gia, doanh nghiệp có nhu cầu nhằm thu ngoại tệ hỗ trở phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững.

3.3 THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Ở CÁC HỘ NUÔI HEO TẠI XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN.

3.3.1 Thực trạng chăn nuôi tại xã Trường Long.

Trường Long là xã có tỷ lệ chăn nuôi khá cao trong tổng số xã thuộc huyện Phong Điền, chỉ đứng sau xã Giai Xuân, chiếm 39.98% trên toàn huyện. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu với quy mô nhỏ trong gia đình từ việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp. Nhìn chung, số lượng gia súc, gia cầm có chiều hướng tăng qua từng năm từ năm 2010 đến năm 2013, tuy nhiên, chưa có sự đồng bộ.

Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm ở xã Trường Long đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Phong Điền chiếm 25,21% tổng số gia cầm trên toàn huyện. Chăn nuôi gia cầm phổ biến phát triển rộng rãi trong các hộ gia đình. Trong khoảng thời gian 4 năm (2010- 2013), chăn nuôi gia cầm nhìn chung có xu hướng tăng nhưng chỉ là tăng nhẹ. Số lượng gia cầm của xã lớn và biến động qua các năm, năm 2010 có 43.441 con đến năm 2011 tăng lên thành 59.514 con và giảm mạnh còn 39.172 con vào năm 2012, sang năm 2013 lại tiếp tục tăng lên thành 44.551 con. Trong chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi vịt chiếm tỷ lệ cao chiếm 64,44% và biến động mạnh qua các năm, năm 2010 có 27.992 con, đến năm 2011 tăng lên thành 38.720 con, sau đó giảm xuống còn 21.950 con vào năm 2012, đến năm 2013 tổng đàn vịt trên địa bàn toàn xã đạt 25.629 con, tốc độ giảm bình quân là 2,9%. Tương tự như trong chăn nuôi vịt, nhìn chung trong giai đoạn 2010- 2013 chăn nuôi gà cũng tăng giảm không đồng đều qua các năm, đàn gà tăng từ 15.449 con năm 2010 đến 18.820 con năm 2013, tốc độ tăng bình quân là 6,8%. Sự biến động số lượng đàn gia cầm của xã trong giai đoạn 2010- 2013 nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đã làm giảm mạnh vào năm 2012.

Chăn nuôi gia súc trên toàn xã chiếm khoảng 25,10% tổng gia súc trên toàn huyện, trong đó năm 2010 chăn nuôi trâu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 0,28%, tăng lên 0,79% năm 2013. Năm 2010, đàn trâu từ 7 con giảm xuống còn 4 con vào năm 2012 và tăng lên 22 con vào năm 2013, tốc độ tăng bình quân qua 4 năm là 46,48%. Chăn nuôi bò tuy có tỷ trọng cao hơn chăn nuôi trâu 6,1% năm 2010, giảm xuống còn 1,33% năm 2013. Đàn bò giảm mạnh

qua 4 năm từ 151 con năm 2010 giảm xuống còn 96 con năm 2011 và tiếp tục giảm còn 42 con năm 2012, đến năm 2013 tổng đàn bò của toàn xã chỉ còn 37 con, tốc độ giảm bình quân qua 4 năm là 37,42%.

Tương tự như chăn nuôi bò, chăn nuôi dê trên địa bàn xã cũng giảm qua các năm, từ 228 con năm 2010 chiếm 9,2% giảm còn 139 con chiếm 5,01% vào năm 2013, tốc độ giảm bình quân qua 4 năm là 15,21%

Chăn nuôi heo chiếm tỷ trọng cao trong chăn nuôi gia súc, năm 2010 tăng từ 84,4% lên 92,86% năm 2013. Tổng đàn heo năm 2012 là 2.088 con, trong đó chủ yếu là heo thịt, có 1.849 con chiếm tỷ lệ 88,55%. Nhìn chung, tổng đàn heo qua 4 năm tăng nhưng không đồng đều, từ 2.088 con năm 2010 giảm mạnh xuống còn 1.129 con năm 2011 do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh, đến năm 2012 chăn nuôi heo trên địa bàn có chuyển biến tích cực. Số lượng heo tăng mạnh nâng tổng số lượng heo của xã lên 2.772 con, do thực hiện nghiêm ngặc chính sách, chủ trương tiêm phòng, khử trùng chuồng trại nên kiểm soát được dịch heo tai xanh trên địa bàn. Năm 2013 số lượng heo còn 2.574 con giảm so với năm 2012 nhưng không đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm là 7,22%.

Bảng 3.1 Số lượng gia súc, gia cầm của xã Trường Long qua 4 năm

(2010-2013) Đơn vị: con Năm 2010 2011 2012 2013 Gia cầm 43.441 59.514 39.172 44.551 Gà 15.449 20.794 17.222 18.820 Vịt 27.992 38.720 21.950 25.626 Vịt xiêm, ngỗng - - - 105 Gia súc 2.474 1.345 2.952 2.772 Trâu 7 7 4 22 Bò 151 96 42 37 Dê 228 113 134 139 Heo:  Heo thịt  Heo nái 2.088 1.849 239 1.129 763 361 2.772 2.557 215 2.574 2.208 366

3.3.2 Vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi tại xã Trường Long.

Theo thống kê của ngành Thú Y huyện Phong Điền toàn xã có 299 hộ chăn nuôi, trong đó có 103 hộ đã đăng kí và lắp đặt hệ thống hầm ủ, túi ủ biogas chiếm 34,45%, còn lại 196 hộ chưa lắp đặt túi ủ biogas cho việc xử lý chất thải trong chăn nuôi chiếm 65,55% tổng số hộ chăn nuôi trên địa bàn của toàn xã. Trong số những hộ dân có lắp đặt hệ thống biogas có tới 94 hộ lắp đặt không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường chiếm tới 91,26% tổng số hộ có lắp đặt hệ thống biogas của toàn xã.

Hình 3.1: Tỷ lệ hộ gia đình chưa tham gia vào mô hình biogas đến cuối tháng 6 năm 2014

Nguồn: Thú Y huyện Phong Điền năm 2014

Những hộ gia đình có tham gia vào mô hình biogas trên địa bàn xã phần lớn sử dụng dạng túi ủ, nguyên nhân chủ yếu là do được hỗ trợ một phần kinh phí từ dự án hỗ trợ làm biogas của trung tâm nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản về khoa học nông nghiệp (JIRCAS) và Trường Đại Học Cần Thơ phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó, do chi phí lắp đặt tủi ủ cũng khá rẽ, với quy mô chăn nuôi heo từ 4- 10 con, các hộ gia đình chỉ cần đầu tư khoảng 1,6- 2,5 triệu đồng là có thể làm túi ủ biogas chiều dài 8- 10m, đảm bảo tốt việc cung cấp khí gas phục vụ cho gia đình. Ngoài ra, dạng mô hình hầm ủ biogas cũng được áp dụng trên địa bàn xã, tuy chi phí cao nhưng bền và có sức chứa lượng phân lớn hơn so với quy mô túi ủ. Những hộ lắp đặt dạng hầm ủ chủ yếu là hộ có quy mô chăn nuôi lớn và thu nhập cũng khá cao. Những hộ gia đình chưa tham gia

vào mô hình biogas phần lớn đều muốn tham gia vào mô hình túi ủ nhưng vẫn chưa áp dụng, nguyên nhân chủ yếu là do không được trợ cấp từ dự án và không có kinh phí để xây dựng.

CHƯƠNG 4.

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TÚI Ủ BIOGAS ĐỂ GIẢM Ô NHIỄM CHẤT THẢI Ở CÁC

HỘ CHĂN NUÔI HEO 4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

4.1.1 Tuổi, số thành viên trong gia đình, thu nhập của gia đình đối tượng phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn của đề tài là những người có tham gia vào hoạt động chăn nuôi heo của gia đình. Thông tin và đặc điểm về đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.1 Một số thông tin chung của nông hộ ở xã Trường Long, huyện Phong

Điền, thành phố Cần Thơ

Thông tin Thấp nhất Cao nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi đáp viên (tuổi) 21,00 79,00 47,58 11,77

Số người/ hộ (người)  Số lao động chính  Số người phụ thuộc 2,00 1,00 1,00 11,00 6,00 5,00 4,38 1,93 2,45 1,40 0,92 0,87 Thu nhập hộ gia đình (triệu đồng) 1,00 100,00 8,33 13,46

Nguồn: Điều tra thực tế 2014

Về tuổi của đáp viên: từ kết quả bảng 4.1 đa phần các đáp viên ở độ tuổi trung niên, độ tuổi trung bình của các đáp viên là 47,58 tuổi, trong đó đáp viên có độ tuổi thấp nhất là 21,00 và cao nhất là 79,00 tuổi.

Số thành viên hộ gia đình: qua khảo sát 60 hộ cho thấy bình quân số thành viên trong gia đình là 4 người, trong đó cao nhất là 11 người do gia đình sinh sống tập trung theo nhiều thế hệ và sôs thành viên thấp nhất là 2 người. Theo kết quả điều tra, hộ gia đình có 4 người chiếm tỷ lệ cao, chiếm đến 48,3% trong tổng số mẫu. Số lao động chính trong gia đình bình quân là 1,93 người, số lao động phụ thuộc trung bình là 2,45 người. Điều này cho thấy số lao động chính thấp hơn số người phụ thuộc nên kinh tế gia đình hầu như còn thấp.

Thu nhập trung bình của các hộ gia đình trong một tháng 8,33 triệu đồng. Qua khảo sát thu nhập của những hộ gia đình tương đối thấp chủ yếu là làm thuê, làm ruộng, vườn và chăn nuôi quy mô nhỏ,…Các hộ gia đình có thu nhập cao thường có quy mô chăn nuôi lớn, các hộ ngoài chăn nuôi heo còn kết hợp với các mô hình tạo thu nhập khác như kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho người dân trên địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, mức thu nhập của hộ còn chịu ảnh hưởng bởi số lượng người lao động trong gia đình,

Một phần của tài liệu phân tích lợi ích của việc sử dụng túi ủ biogas ở xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)