Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích lợi ích của việc sử dụng túi ủ biogas ở xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 36)

Phương pháp thống kê mô tả tập hợp các phương pháp đo lường, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường bao gồm: tần số, bảng chéo, tỷ số, số trung bình, số lớn nhất, số nhỏ nhất, độ lệch để phân tích và trình bày số liệu. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng của các HGĐ có nuôi heo áp dụng mô hình biogas Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Phương pháp so sánh bao gồm số tuyệt đối và số tương đối. Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm so sánh chi phí trước và sau khi áp dụng mô hình biogas.

Phương pháp phân tích bằng biểu đồ, đồ thị người ta sử dụng hình thức thể hiện trực quan để phát triển chi phí và lợi ích trên cơ sở đó giúp các nhà quản lí, các nhà theo dõi và vận hành dự án có thể nắm bắt nhanh tiến trình biến đổi trong chi phí qua các năm.

Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) trên cơ sở phân tích các dòng chi phí lợi ích để tính toán lợi ích ròng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, CBA được sử dụng để phân tích lợi nhuận từ mô hình bao gồm các chi phí và khoản tiền tiết kiệm được từ mô hình.

Thu nhập của mô hình được tính bằng cách lấy tổng khoanr tiền tiết kiệm được trừ cho chi phí một túi ủ trong một năm

Tổng khoản tiền tiết kiệm/túi ủ/năm = Tổng chi phí trước khi áp dụng mô hình – tổng chi phí sau khi áp dụng mô hình

Chi phí tiền mặt= chi phí nguyên vật liệu + Chi phí lao động thuê + chi phí trang, thiết bị + chi phí khác

Tổng chi phí = chi phí tiền mặt + chi phí LĐGĐ

tiền mặt

Lợi nhuận = Tổng khoản tiền tiết kiệm – tổng chi phí = thu nhập – chi phí LĐGĐ

Tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng. Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ Tổng CP

Lợi nhuận trên ngày công lao động gia đình = lợi nhuận/ ngày công lao động gia đình. Tỷ số này cho biết một ngày công lao động gia đình bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận trên chi phí tiền mặt = lợi nhuận/ chi phí tiền mặt. Chỉ tiêu này nói lên một đồng chi phí tiền mặt sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nếu tỷ lệ giữa lợi nhuận/ chi phí ( tỷ suất lợi nhuận chi phí) > 0, có thể kết luận mô hình có hiệu quả về mặt chi phí.

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS

Sử dụng phần mềm STATA 11.0 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của việc áp dụng mô hình biogas của người dân trên địa bàn xã Trường Long. Đề tài sử dụng hàm hồi quy nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình là sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ có mối quan hệ với những biến phụ thuộc như thế nào. Dựa vào kết quả lược khảo tài liệu và kết quả khảo sát thực tế ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đề tài đã đưa ra mô hình hồi quy như sau:

Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ei (2.2) Các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy

٭ Biến phụ thuộc:

Y: số tiền một năm tiết kiệm được trên mỗi túi ủ

Trình độ học vấn ( X1):Là trình độ học vấn của đáp viên, bao gồm có các cấp bậc học như sau: mù chữ, cấp 1, cấp 2, và cấp 3 trở lên. Có 3 biến giả được dùng bao gồm cap1: cấp 1; cap2: cấp 2; cap3trolen: cấp 3 trở lên. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với lợi ích từ mô hình. Nghĩa là, đáp viên học càng cao thì việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào vận hành và bảo quản túi ủ càng tốt nên lượng khí sinh ra càng nhiều, lợi ích từ mô hình càng lớn.

Số lượng heo (X2): Số lượng heo dự kiến có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của mô hình. Số lượng heo càng lớn thì lượng chất thải càng lớn khả năng

sinh khí càng cao lợi ích sinh ra từ mô hình là lớn, ngược lại, nếu số lượng heo ít, thì lợi ích sinh ra từ mô thấp.

Chi phí đầu tư ban đầu trên túi ủ chuẩn (X3): chi phí ban đầu trên túi chuẩn dự kiến có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của việc lắp đặt mô hình biogas. Các hộ gia đình có chi phí đầu tư ban đầu càng cao thì vật liệu xây dựng túi ủ càng tốt khi đó chất lượng và sinh khối của khí gas càng cao lợi ích từ mô hình càng lớn. Ngược lại, nếu chi phí đầu tư ban đầu thấp thì chất lượng và sinh khối gas thấp, lợi ích thu được từ mô hình càng giảm.

Thời gian sử dụng túi (X4): thời gian sử dụng túi được kỳ vọng là ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của mô hình biogas. Thời gian sử dụng túi càng dài thì khả năng vận hành của túi càng ổn định mức độ cho khí càng cao lợi ích thu được từ mô hình càng lớn.

Trợ cấp (X5): trợ cấp dự kiến có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích sinh ra từ mô hình biogas, được mã hóa là 1 nếu có trợ cấp, là 0 nếu không được trợ cấp. Nếu tỷ lệ trợ cấp càng cao thì khả năng được hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt, vận hành càng cao khi đó chất lượng túi ủ càng cao và ổn định lợi ích có được từ mô hình càng lớn.

Bảng 2.10Diễn giải các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy

Biến Giải thích Đơn vị tính Dấu kỳ vọng

X1 Trình độ học vấn của đáp viên Biến giả, X3 = 1: đáp viên có trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên, ngược lại X3 = 0: đáp viên học thấp hơn cấp 2. +

X2 Số lượng heo nuôi Con +

X3 Chi phí đầu tư ban đầu Triệu đồng/ túi +

X4 Thời gian sử dụng túi Năm + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X5 Trợ cấp Biến giả, X5 = 1:

được trợ cấp lắp đặt, ngược lại X5= 0.

CHƯƠNG 3.

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS ĐỂ XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN,

Một phần của tài liệu phân tích lợi ích của việc sử dụng túi ủ biogas ở xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 36)