PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu định giá chất lượng môi trường bằng phương pháp chi phí du lịch tại vườn quốc gia u minh hạ cà mau (Trang 26)

2.4.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp:

Các dữ liệu bao những thông tin chung nhƣ dân số ở các tỉnh, thu nhập bình quân… đƣợc cung cấp bởi Tổng cục thống kê tại trang web http://www.gso.gov.vn.

Thông tin về lƣợng khách du lịch hàng năm đến VQG U Minh Hạ đƣợc cung cấp bởi Ban Quản Lý VQG U Minh Hạ

Ngoài ra, một số thông tin về hoạt động của du khách và chi phí ăn ở của du khách đƣợc cung cấp bởi nhà ăn trong vƣờn và xung quanh U Minh Hạ chỉ có một nhà nghỉ duy nhất.

17

Dữ liệu sơ cấp:

Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp khách du lịch đến VQG U Minh Hạ trong hai tháng , tháng 9 và tháng 10 năm 2014

Kích thước mẫu nghiên cứu

Để đảm bảo đƣợc độ tin cậy của thông tin thu thập, dung lƣợng mẫu điều tra phải đủ lớn. Dung lƣợng mẫu điều tra đƣợc xác định nhƣ sau:

2 2 / 2 0 2 ) (    u nTrong đó: n: Dung lƣợng mẫu : Độ lệch chuẩn : Độ sai số (thƣờng là từ 3 đến 6%)

: Độ tin cậy (thƣờng lấy các giá trị 0,9 hoặc 0,95)

Với số lƣợng tổng thể là lƣợng khách trung bình tới U Minh Hạ, khoảng 9500 ngƣời, cùng với độ sai số  = 5% và độ tin cậy  = 90% (U/2 =1,96), ngoài ra ta còn sử dụng phần mền tính toán custominsight để xác định đƣợc số phiếu ban đầu phải thu trong cả năm là 384 phiếu với độ lệch chuẩn cho phép  = 0,5. Vì thời gian hạn chế nên soods lƣợng bản câu hỏi đƣợc điều tra trên thực tế là 107

Thiết kế bảng câu hỏi.

TCM sử dụng bảng hỏi để thu thập đƣợc thông tin về chi phí du lịch của khách và có thể thu thập đƣợc lƣợng mà du khách sẵn lòng chi trả (WTP). Có 4 phần trong bảng hỏi:

Thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của du khách: trong bảng hỏi cần phải có những thông tin cá nhân của khách du lịch nhƣ: giới, tuổi, thu nhập, học vấn. Những thông tin này không chỉ hữu ích trong việc nắm bắt tâm lý của du khách mà còn giúp cho việc xây dựng đƣờng cầu du lịch và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới nó.

18

Chi phí cho chuyến du lịch của du khách đến VQG U Minh Hạ: bảng hỏi đƣợc thiết kế để có đƣợc các chi phí trong chuyến đi của du khách đến VQG U Minh Hạ, trong đó bao gồm các câu hỏi về chi phí mà khách phải trả trong VQG, câu hỏi về phƣơng tiện tới vƣờn và về mục đích tới vƣờn. Chúng ta cần phải quan tâm đến câu hỏi về phƣơng tiện đến VQG U Minh Hạ của khách để ƣớc lƣợng ra chi phí đi lại và chi phí thời gian (hay còn gọi là chi phí cơ hội) tới vƣờn. Ngoài ra, câu hỏi về mục đích đến VQG cũng cần thiết bởi nếu chúng ta không chú ý đến giá trị của thời gian thì rất khó có thể tính toán đƣợc chính xác chi phí du lịch. Chi phí cơ hội của những khách nhàn rỗi sẽ thấp hơn so với chi phí du lịch của những khách phải nghỉ việc để đi du lịch.

Thông tin về kinh nghiệm du lịch tại VQG của du khách: sở thích của du khách đến U Minh Hạ thƣờng là đi dạo, ngắm cảnh, khám phá thiên nhiên và thƣởng thức khí hậu trong lành. Đồng thời, ngoài những câu hỏi về sở thích của khách tại vƣờn cũng có những câu hỏi đánh giá của du khách về chất lƣợng của vƣờn và những điểm chƣa hài lòng của du khách. Điều này sẽ góp phần giúp các nhà quản lý tại VQG U Minh Hạ cố gắng đáp ứng các nhu cầu của khách và cải thiện các điều kiện môi trƣờng nơi đây. VQG U Minh Hạ ở cách trung tâm thành phố 33 Km, bởi vậy thông thƣờng khách du lịch chỉ đến đây 1 lần trong năm và có thể kết hợp du lịch đến một địa điểm khác chẵng hạn nhƣ: Vƣờn chim Cà Mau, vƣờn dâu Cái Tàu, Hòn Đá Bạc… những địa điểm gần vƣờn quốc gia U Minh Hạ. Do đó những thông tin về các điểm đến khác trong chuyến đi của du khách đƣợc sử dụng để tính toán và phân bổ chi phí du lịch một cách chính xác hơn.

Thông tin về mức sẵn lòng chi trả của du khách để bảo vệ và duy trì cảnh quan thiên nhiên: câu hỏi WTP đặt ra cho các cá nhân để nhằm thăm dò ý kiến của du khách về các kế hoạch của vƣờn cũng nhƣ tính toán mức sẵn lòng chi trả của du khách cho VQG U Minh Hạ. tuy nhiên khuôn khổ luận văn chỉ phân tích 3 yếu tố trên mà không phân tích yếu tố này.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Thống kê mô tả: dùng để mô tả thông tinkhách du lịch. Phân tích hiện trạng của khu du lịch VQG U Minh Hạ. Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả là: bảng tần số, các đại lƣợng thống kê mô tả, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất,...

19

2.4.2 Phƣơng pháp chi phí du lịch theo vùng.

Các bước tiến hành:

Bƣớc 1: Phân chia khu vực xung quanh địa điểm du lịch đƣợc nghiên cứu thành các vùng xuất phát khác nhau theo khoảng cách địa lý. Các vùng này có thể đƣợc phân chia theo các đƣờng tròn đồng tâm kể từ điểm du lịch nhƣng cũng có thể phân chia theo khu vực hành chính có cùng khoảng cách đến địa điểm giải trí. Thông thƣờng, số liệu về dân số thu thập theo địa giới hành chính dễ dàng hơn thu thập theo các đƣờng tròn đồng tâm nên cách phân chia theo khu vực hành chính đƣợc sử dụng nhiều hơn. Số lƣợng các vùng có thể tƣơng đối lớn tùy theo tính chất của địa điểm nghiên cứu.

Bƣớc 2: Thu thập thông tin về tổng số lƣợng du khách và tổng số lƣợt tham quan. Thông tin về lƣợng khách có thể thu thập từ số liệu thứ cấp tại địa điểm nghiên cứu hoặc thu thập từ các công ty du lịch, lữ hành. Tính số lƣợng khách đến từ 1 vùng dựa trên thông tin tỷ lệ khách đến từ vùng trong tổng số mẫu thu thập và thông tin tổng số lƣợng du khách.

Bƣớc 3: Tính tỷ lệ du khách đến tham quan điểm du lịch trên 1000 dân mỗi vùng đƣợc xác định bằng tổng số du khách đến điểm du lịch trong năm của mỗi vùng chia cho tổng dân số của vùng đó (tính theo đơn vị nghìn ngƣời).

20

Bƣớc 4: Ƣớc lƣợng khoảng cách trung bình, thời gian di chuyển và chi phí du lịch từ các vùng tới điểm du lịch.

Xác định khoảng cách trung bình, thời gian di chuyển từ các vùng đến điểm du lịch: Giả định tại vùng 0 (vùng kề cận điểm du lịch) thì khoảng cách và thời gian di chuyển trung bình đến điểm du lịch bằng 0. Khoảng cách trung bình và thời gian di chuyển sẽ tăng dần theo khoảng cách địa lý.

Chi phí toàn bộ đƣợc thể hiện nhƣ sau: P = e + f + ac + OC + ct

Trong đó: e (entrance free): chi phí vé tham quan f ( food and drink) chi phí ăn uống ac ( accomodation) chi phí nghỉ ngơi OC (opportunity cost) chi phí cơ hội Ct (cost of transport) chi phí đi lại

Trong đó chi phí ăn uống và nghỉ ngơi đƣợc tính bằng :

Vm ac f ac fii   ( )

Ct (cost of transport) chi phí đi lại tính bằng:

Vm Ct

Ct  ( i)

Trong đó

Vm: là số lƣợng khách trong 1 năm của mổi vùng xuất phát. fi : là chi phí ăn uống của từng cá nhân

aci : chi phí nghỉ ngơi của từng cá nhân Cti : chi phí đi lại của từng cá nhân

. Chi phí cơ hội về thời gian dành cho chuyến đi đƣợc tính toán phức tạp hơn, đơn giản nhất để ƣớc tính chi phí cơ hội về thời gian là xác định chi phí thời gian dựa trên mức lƣơng theo ngày hoặc theo giờ.

Bƣớc 5: Sử dụng phân tích hồi quy để tìm ra mối liên hệ giữa tỷ lệ du khách với chi phí du lịch và một số biến xã hội quan trọng khác. Hàm mô tả mối quan hệ này có dạng:

21

Vzi = V(TCzi, Szi)

Bƣớc 6: Xây dựng đƣờng cầu du lịch cho địa điểm nghiên cứu trên cơ sở kết quả của phân tích hồi quy. Mức chi phí du lịch sẽ tăng lên cho đến khi số lần tham quan của khách giảm xuống bằng 0, tức là có ít hơn một khách sẵn sàng bỏ ra mức phí đó để đƣợc tham quan khu du lịch. Điểm đầu của đƣờng cầu là số lƣợng du khách đến với điểm giải trí trong trƣờng hợp chi phí du lịch bằng 0. Các điểm khác trên đƣờng cầu đƣợc xác định bằng số lƣợng du khách ứng với từng mức chi phí khác nhau. Trên cơ sở xác định số lƣợt du khách ứng với từng mức phí vào cửa khác nhau sẽ xây dựng đƣờng cầu giải trí.

Bƣớc 7: Ƣớc lƣợng giá trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu thông qua tính thặng dƣ tiêu dùng của du khách hoặc xác định phần diện tích nằm phía dƣới đƣờng cầu

Hình 2.5:Đồ thị hàm cầu về giải trí trong TCM

Tuy nhiên, để phƣơng pháp chi phí du lịch có thể áp dụng đƣợc, một số giả thiết sau phải đƣợc thoả mãn:

Chi phí đi lại và giá vé vào cổng có ảnh hƣởng nhƣ nhau tới hành vi, nghĩa là các cá nhân nhận thức và phản ứng về sự thay đổi trong chi phí đi lại theo cùng một kiểu đối với những thay đổi trong giá vé vào cổng. Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định tổng chi phí một cách chính xác.

Từng chuyến đi tới điểm giải trí chỉ nhằm mục đích thăm riêng điểm đó. Nếu giả thiết này bị vi phạm, tức là chi phí đi lại sẽ bị tính chung giữa

TCi

Vùng dưới đường cầu = lợi ích của giải trí = lợi ích của khu vực tự nhiên (theo giả định)

VRi

TCi

Số lần đến Chi phí đi lại

22

nhiều nơi tham quan, thì rất khó có thể phân bổ chi phí một cách chính xác giữa các mục đích khác nhau.

Toàn bộ các lần viếng thăm đều có thời gian lƣu lại giống nhau, có nhƣ vậy thì ta mới đánh giá đƣợc lợi ích của điểm giải trí thông qua số lần viếng thăm.

Không có tiện ích hoặc bất tiện nào khác trong thời gian di chuyển tớiđiểm giải trí để đảm bảo chi phí đi lại không bị tính vƣợt quá mức.

23

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ VƢỜN QUỐC GIA U MINH HẠ

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA VQG U MINH HẠ

Vƣờn quốc gia U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Địa giới hành chính nằm trên hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Đƣợc thành lập theo quyết định số 112/QĐ- TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủ tƣớng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi. Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc trƣng vùng đất ngập nƣớc trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành.

Thực vật đặc hữu ở đây là các loài: tràm, móp, trảng năn, sậy...

Động vật đặc trƣng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nƣớc ngọt, chim, côn trùng...

Đây là một trong hai vƣờn quốc gia tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Ngày 26 tháng 5 năm 2009, cùng với Cù Lao Chàm - Quảng nam, vƣờn quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ đƣợc UNESCO đƣa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

3.1.1 Vị trí địa lý

Tọa độ: Từ 9°12′30″ tới 9°17′41″ vĩ bắc và 104°54′11″ tới 104°59′16″ kinh đông

Vƣờn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.256 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. Bắc giáp tuyến 27 - Phân trại K3 thuộc trại giam K1 Cái Tàu; Nam giáp vùng đệm kinh xáng Minh Hà; Đông giáp kinh 100, ấp 14 xã Khánh An và hậu T19 ấp Vồ Dơi; Tây giáp kinh 90, phân trƣờng Trần Văn Thời và đê bao phía tây Vồ Dơi.

Vƣờn quốc gia U Minh Hạ có ba phân khu chính gồm: Khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn: 2.592,6 ha

Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nƣớc: 5.134,2 ha

24

Ngoài ra, Vƣờn quốc gia U Minh Hạ còn có hơn 25.000 ha vùng đệm thuộc các lâm-ngƣ trƣờng U Minh 1, 3, lâm-ngƣ trƣờng Trần Văn Thời, trại giam K1 Cái Tàu và trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải.

Hình 3.1 : Bản đồ thể hiện vị trí địa lý của VQG U Minh Hạ 3.1.2 Đăc điểm thổ nhƣỡng

Lịch sử địa chất của hệ sinh thái rừng úng phèn trên Đồng Tháp Mƣời, Tứ giác Long Xuyên và U Minh Cà Mau có liên quan mật thiết với lịch sử thành tạo Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo Thái Văn Trừng, (1978). thì lịch sử địa chất trầm tích của Đồng Bằng Sông Cửu Long có những nét lớn nhƣ sau:

Các chuyển động tân kiến tạo vào cuối Tân Sinh, tạo thành hai khối Đông Nam Trung Bộ và Đông Campuchia bao bọc một khối sụt ở giữa, gồm các trũng rộng lớn sau đó đƣợc sông Cửu Long và các khu phụ lƣu bồi đắp thành lớp trầm tích pliopleixtoxen cách đây khoảng 700.000 năm. Kế đó với các giai đoạn biển tiến và biển thoái, kết thúc cách đây 4.500 năm trƣớc đã tạo thành một vùng trũng thấp, sình lầy rộng lớn với sự hình thành lớp trầm

25

tích đầm lầy biển, nguồn gốc của các tầng sinh phèn rộng lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi phát sinh ra hệ sinh thái rừng úng phèn này.

Cũng theo Thái Văn Trừng, nhóm đất phèn chiếm phần lớn diện tích đất trũng nội đồng, có tầng sinh phèn xuất phát từ trầm tích đầm lầy biển (Phèn nặng), trầm tích đầm lầy đồng bằng và trầm tích đầm lầy sông (phèn trung bình và phèn nhẹ). Tầng sinh phèn khi tiếp xúc với không khí, do hoạt động của con ngƣời, nhƣ đào kênh thoát nƣớc hay lên líp canh tác sẽ chuyển thành phèn hoạt động. Đặc biệt ở U Minh Hạ còn có nhóm đất than bùn, có hay không có phèn tiềm tàng (Phùng Trung Ngân và cộng tác viên, 1987).

3.1.3 Khí hậu thủy văn.

VQG U Minh Hạ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới tuy nhiên do địa hình rừng ngập mặn nên thời tiết nóng ẩm quanh năm. Đƣợc chia thành hai mùa rõ rệt và đặc trƣng cho khí hậu ở miền Nam Việt Nam là mùa mƣa và mùa khô. Vào mùa khô, nƣớc trong rừng cạn biến nhiều khu ngập nƣớc trở thành đầm lầy , lúc này nƣớc thƣờng mặn nhất. Mùa mƣa kéo dài, lƣợng mƣa khá lớn. Trong đó, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình có 165 ngày mƣa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C. Năm 2014,nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 20 độ C, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C khi đang trong mùa khô vào tháng 1 mm 2013.

Chế độ gió vừa chịu ảnh hƣởng của đặc trƣng cho vùng nhiệt đới lại vừa chịu ảnh hƣởng của các cơ chế gió mùa khu vực Đông Nam Á. Hàng năm, có 2 mùa gió chủ yếu: gió mùa đông (gió mùa đông bắc) từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau và gió mùa hạ (gió mùa tây nam), bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.

Giờ nắng trung bình cả năm 2.269 giờ. Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1.000 mm; mùa khô (tháng 3 – tháng 4) có lƣợng bốc hơi gần 130 mm/tháng. Độ ẩm trung bình năm là 83%, mùa khô độ ẩm thấp, đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thƣờng đạt khoảng 50%.

26

3.1.4 Hệ động thực vật

Hệ thực vật: Diện tích đất có rừng là 7.639ha (chiếm 82,3% diện tích lâm phần) trong đó rừng tự nhiên 1.664ha, rừng trồng 5.975ha. Thực vật

Một phần của tài liệu định giá chất lượng môi trường bằng phương pháp chi phí du lịch tại vườn quốc gia u minh hạ cà mau (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)