Lò xo xupap

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế động cơ đốt trong (Trang 55)

( 500 60 0÷ o C) và chịu ăn mòn hóa học.

3.2.3. Lò xo xupap

Lò xo xupap dùng để đóng kín xupap trên đế xupap và đảm bảo xupap đóng theo đúng qui luật của cam phân phối khí. Do đó trong quá trình đóng xupap không có hiện tượng va đập trên mặt cam. Lò xo xupap làm việc trong điều kiện tải trọng động thay đổi rất đột ngột . Vật liệu chế tạo xupap thường dùng dây thép có đường kính 5 mm loại thép C65.

46

5

75

Hình 3-7. Lò xo xupap

Lò xo có dạng hình trụ có bước xoắn thay đổi để tránh hiện tượng cộng hưởng làm cho lò xo bị gãy và gây va đập mạnh trong cơ cấu phân phối khí. Hai vòng ở 2 đầu lò xo quấn sít nhau và mài phẳng để lắp ghép.

Để nâng cao sức bền chống mỏi và chống rỉ cho lò xo dùng các biện pháp công nghệ như phun hạt thép làm chai bề mặt, nhuộm đen lò xo, sơn lò xo bằng lớp sơn đặc biệt, mạ kẽm hoặc mạ cátmium…

Kết cấu lò xo của xupáp nạp và thải trong động cơ là giống nhau. Có chiều dài lớn nhất là llx = 75 (mm). Lò xo có tổng cộng 10 vòng. Số vòng công tác là 8 (không kể 2 vòng đầu của lò xo). Nếu số vòng công tác của là xo càng ít thì mỗi vòng của lò xo biến dạng càng nhiều vì vậy lò xo chịu ứng suất xoắn càng lớn. Ngược lại, nếu số vòng công tác nhiều quá, lò xo quá dài, độ cứng của lò xo giảm, tần số dao động tự do thấp dễ bị cộng hưởng, sinh va đập với mặt cam.

Bước xoắn của lò xo được quấn giống nhau trên toàn bộ chiều dài của lò xo.

Lò xo xupáp làm việc trong điều kiện tải trọng động thay đổi rất đột ngột. Vì vậy vật liệu chế tạo lò xo thường dùng dây thép có đường kính 5 (mm).

Đường kính lớn nhất của lò xo dl = 46 (mm).

Lò xo làm việc trong điều kiện tải trọng động thay đổi đột ngột. Loại lò xo thường dùng nhất là lò xo xoắn ốc hình trụ. Hai vòng ở hai đầu lò xo quấn sít với nhau và mài phẳng để lắp ghép với nhau. Số vòng công tác càng ít thì mỗi vòng lò xo biến dạng càng lớn, vì vậy lò xo chịu ứng suất xoắn càng lớn. Ngược lại, nếu số vòng công tác nhiều thì thì biến dạng càng ít nhưng độ cứng giảm dần, tần số dao động tự do thấp dễ bị dao động cộng hưởng sinh ra va đập với mặt cam.

3.2.4. Trục cam

Ở động cơ này trục cam không phân đoạn, các cam được chế tạo liền trục. Trục cam dùng để dẫn động xupap đóng mở theo đúng qui luật nhất định. Trục cam gồm các phần cam thải, cam nạp và các cổ trục.

3221 21 68

27

1026

Hình 3-8. Kết cấu cam và trục cam 19. Cổ trục cam ; 20. Cam thải ; 21.Cam nạp

Vật liệu chế tạo trục cam bằng thép hợp kim C45. Các mặt ma sát của trục cam đều thấm than vs tôi cứng. Độ sâu thấm than thường khoảng 0,7 – 2 mm, độ cứng HRC khoảng 52 – 65. Các bề mặt khác thường HRC khoảng 30 – 40.

3.2.5. Con đội

Con đội là một chi tiết máy truyền lực trung gian. Kết cấu của con đội gồm 2 phần : phần dẫn hướng và phần tiếp xúc. Thân con đội hình trụ có kích thước vừa bằng đường kính mặt tiếp xúc mặt dẫn hướng tiếp xúc với lỗ dẫn hướng nên ít mòn. Phần lõm tiếp xúc với đầu đũa đẩy có bán kính lớn hơn bán kính cấu của đầu đũa đẩy khoảng 0,2 ÷ 0,3 mm. Mặt tiếp xúc của con đội hình trụ là

mặt cầu có bán kính khá lớn R= (500 1000÷ ) để tránh hiện tượng mòn vẹt mặ

con đội khi đường tâm con đội không thẳng góc với đường tâm trục cam. Để thân con đội và mặt nấm mòn đều ta thường lắp con đội lệch với mặt cam 1 khoảng e= ÷1 3mm. Như vậy khi làm việc con đội vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay quanh đường tâm của nó.

32

1

2

4

Hình 3-9. Kết cấu con đội

3.2.6. Đũa đẩy

Đũa đẩy là một thanh thép nhỏ dài dùng để truyền lực từ con đội đến đòn bẩy, để giảm nhẹ trọng lượng và để dẫn dầu bôi trơn đũa đẩy thường làm bằng ống thép rỗng. Hai đầu hàn gắn với các đầu tiếp xúc hình cầu phía mặt lõm con đội.

Đầu tiếp xúc phía đòn bẩy làm bằng thép 15X, có dạng vát côn. Thân đũa đẩy làm bằng thép C thành phần trung bình ( thép 45T). Đầu tiếp xúc phía con đội làm bằng thép C có thành phần C thấp (thép C35) hàn gắn với đũa đẩy rồi tôi đạt độ cứng HRC 52.

4

8

0

Hình 3-10: Kết cấu đũa đẩy

3.2.7. Đòn bẩy

Đòn bẩy là chi tiết truyền lực trung gian, một đầu tiếp xúc với đũa đẩy, một đầu tiếp xúc với đuôi xupap. Khi trục cam nâng con đội lên, đũa đẩy đẩy một đầu của đòn bẩy đi lên, đầu kia của đòn bẩy nén lò xo xupap xuống và mở xupap. Do đó xupap mở đúng theo pha phân phối khí.

40

63

Hình 3-11. Kết cấu đòn bẩy

Đầu tiếp xúc với đũa đẩy thường có vít điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh khe hở nhiệt, vít này được hãm chặt bằng đai ốc. Đầu tiếp xúc với đuôi xupap có mặt tiếp xúc hình trụ. Mặt ma sát giữa trục và bạc lót ép được bôi trơn bằng dầu chứa trong phần rỗng của trục. Ngoài ra trên đòn bẩy còn khoan lỗ dẫn dầu bôi trơn bề mặt tiếp xúc giữa đòn bẩy và đuôi xupap và vít điều chỉnh.

Đòn bẩy được lắp trên trục, trục này được làm bằng thép 45. Đầu tiếp xúc với xupap chịu va đập lớn nên được tôi cứng có độ cứng HRC 56 – 63.

Đòn bẩy thường được dập bằng thép C trung bình.

Tỉ lệ giữa 2 cánh tay đòn của đòn bẩy : l lxp/ c = ÷1,2 1,8.

Trong đó : lxp- chiều dài cánh tay đòn bên xupap (63 mm)

c

Một phần của tài liệu đồ án thiết kế động cơ đốt trong (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w