PHÂN TÍCH SWOT TRONG QUẢN LÝ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN

Một phần của tài liệu đánh giá sự thay đổi về phương thức quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 34)

---

SWOT

Cơ hội (O)

1. Tăng cường lợi ích người dân. 2. Phát triển rừng (số lượng và chất lượng). 3. Tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía. 4. Thúc đẩy phát triển kinh tế. Thách thức (T) 1. Chính sách quản lý mâu thuẫn với lợi ích người dân.

2. Vi phạm gia tăng. 3. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ khó khăn. 4. Thiếu nhiệt tình trong công tác quản lý.

Điểm mạnh (S)

1. Người dân có kinh nghiệm trồng và bảo vệ rừng.

2. Nhận thức và trình độ được nâng cao. 3. Quản lý rừng cộng đổng.

4. Phát triển hợp tác giữa các địa phương, phối hợp quản lý với chính quyền tại địa phương.

5. Ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác phân vùng rừng.

S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O3, O4

Phát huy vai trò quản lý rừng cộng đồng.

Phát huy hiệu quả các mối quan hệ hợp tác. S2, S3, S5 + T1, T2 Tổ chức phân chia rừng. Tổ chức bảo vệ rừng. Điểm yếu (W) 1. Thu nhập từ nghề rừng còn thấp, đất sản xuất bị thu hẹp.

2. Thiếu nguồn nhân lực trong công tác quản lý.

3. Chưa phối hợp tốt để quản lý với người dân.

4. Công tác kết hợp còn hình thức, xử phạt chưa nghiêm.

5. Thiếu cơ sở vật chất cho công tác quản lý, thu nhập thấp.

W1, W2, W3, W4 + O1, O3, O4

Phát tiển sản xuất mô hình Lâm – Ngư kết hợp. Tổ chức biên chế nhân sự. W3, W4, W5 + T3, T4 Tổ chức biên chế nhân sự

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chủ động trong công tác quản lý

4.4 CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ CẢI THIỆN SINH KẾ , XÃ HỘI VÀ SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN

Về tổ chức phân chia rừng

Mở rộng phạm vi Phân khu dịch vụ - hành chính để khai thác du lịch sinh thái, bố trí một số mô hình nghiên cứu khoa học (tuổi thành thục cây rừng, các loài cây khác....).

---

Phân khu phục hồi sinh thái I: việc phục hồi hệ sinh thái của phân khu này thực chất chỉ là việc trồng rừng, mọi diễn thế tự nhiên ở phân khu này hầu như diễn ra không rõ nét cho nên không cần thiết sử dụng quy mô lớn.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: tiêu chí của phân khu này là tôn trọng diễn thế tự nhiên, cấm các tác động của con người đem nguồn gen ngoại lai vào nuôi trồng. Do vậy, xét trên yếu tố tự nhiên của phân khu thì một số lập địa đã hình thành ổn định, có động vật trên lâm phần. Về mặt tiêu chí của phân khu này chỉ chú trọng đến những vùng đất trẻ mới bồi tụ để xác lập địa giới nên có thể chuyển một phần diện tích sang Phân khu phục hồi sinh thái II để thỏa mãn sinh kế cộng đồng.

Về tổ chức biên chế nhân sự

Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao và đáp ứng các yêu cầu của cải cách, phát triển và hiện đại hóa thì cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị cần được kiện toàn thay đổi phù hợp, đảm bảo bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, về lâu dài đòi hỏi phải thu nhận cán bộ trẻ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực trình độ vững vàng mới đáp ứng được yêu cầu.

Về việc tổ chức bảo vệ rừng

- Thiết lập lâm phần ổn định trên hệ thống lô, khoảnh, tiểu khu và mốc giới rõ ràng trên bản đồ và thực địa;

- Tăng cường phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng;

- Cần tổ chức tốt lực lượng tuần tra, duy trì chế độ trực hằng ngày;

- Kết hợp cùng Hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ rừng, tổ chức các đợt tuần tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất;

- Các phòng trạm chốt phải có kế hoạch đi tuần tra thường xuyên từng khu vực trên địa bàn quản lý theo tuần, tháng, quý;

- Thiết lập và duy trì các tổ quản lý bảo vệ rừng;

- Ngăn chặn người vào khu vực rừng mới trồng, đặc biệt là các trường hợp vào rừng đánh bắt thủy sản như kéo lưới, thu lượm thủy sản...

- Phát huy tính cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng thông qua việc thiết lập chặt chẽ các mối quan hệ như: Liên kết các tổ bảo vệ rừng, Hạt kiểm lâm sở tại và chính quyền địa phương;

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng đối với công tác bảo vệ rừng bằng nhiều hình thức như: Hội họp, thông tin trên báo đài, băng rôn, biển báo, áp phích...

- Ngoài lực lượng bảo vệ rừng của các trạm ban quản lý khu bảo tồn, tiến hành ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng với chính quyền địa phương 3 xã có rừng, tổ tự

---

quản và hộ dân sống trong vùng dự án để cùng Nhà nước tham gia quản lý bảo vệ rừng;

- Để công tác quản lý được duy trì và phát huy hiệu quả, đặc biệt là phát huy tính cộng đồng của dân cư địa phương trong việc quản lý bảo vệ rừng, ngoài các biện pháp trên, biện pháp quan trọng nhất là cải thiện nâng cao dần đời sống của người dân, giảm dần áp lực của người dân vào rừng, đồng thời chăm lo đời sống giáo dục, y tế cho cộng đồng dân cư sống trong khu vực khu bảo tồn.

Về tổ chức phát triển rừng

Định hướng về việc phát triển rừng trong khu bảo tồn theo dự án Đầu tư và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú giai đoạn 2015 – 2020:

+ Trồng rừng trên đất trống: 7,6 ha. + Trồng rừng trên bãi cát: 52,7 ha. + Trồng rừng trên vùng bồi tụ: 103 ha. + Trồng rừng trên vùng bãi lở: 22,7 ha.

Về việc tổ chức sản xuất Lâm – Ngư kết hợp

Áp dụng thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Xây dựng những quy định chung về sử dụng đất nhận khoán để nuôi trồng thủy sản, theo quy định diện tích này không quá 30% diện tích nhận khoán (70% đất rừng, 30% đất nuôi trồng thủy sản). Đi đôi với việc tổ chức hướng dẫn cho người dân nuôi trồng thủy sản theo đúng quy định, phát động phong trào trồng cây phân tán trên các bờ mương, đất trống để góp phần giải quyết chất đốt, hạn chế phá rừng từng bước nâng cao đời sống cho người dân.

Về tổ chức việc đầu tư xây dựng

Xây dựng và sửa chữa các trạm bảo vệ rừng:

+ Nhằm tăng cường cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho những người làm công tác bảo vệ rừng;

+ Số lượng trạm xây mới trong khu bảo tồn: xây dựng mỗi trạm diện tích khoảng 70m2, đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt cho 2 – 4 cán bộ làm nhiệm vụ quản lý.

---

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát và phỏng vấn các cán bộ quản lý và các hộ dân có đời sống gắn bó với nghề rừng tại 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải; cộng với nguồn số liệu về các Dự án bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Thạnh Phú đã cho ra một số kết quả vể sự thay đổi của phương thức quản lý tài nguyên rừng và những hiệu quả đạt được trong thời gian áp dụng:

- Các phương thức quản lý tài nguyên rừng có những thay đổi trong việc tổ chức phân chia các phân khu chức năng, đặc biệt có sự phát triển thêm Phân khu dịch vụ - hành chính để tiến hành các mô hình thực nghiệm, xúc tiến phát triển dịch vụ du lịch sinh thái vùng miền;

- Thay đổi trong quy hoạch: khu vực nhà ở và đất sản xuất nông nghiệp của người dân sống trong khu vực khu bảo tồn sẽ không được tính vào diện tích rừng đặc dụng, những khu đất không có khả năng tái tạo sẽ được chuyển sang vùng đệm để giải quyết nhu cầu đất ở và canh tác cho người dân;

- Ý thức về tầm quan trọng của rừng ngày càng được nâng cao, hiểu được vai trò của rừng đối với cuộc sống nhưng do sinh kế người dân vẫn chưa được đảm bảo, thu nhập chủ yếu từ trồng trọt và thủy sản cùng với hình thức xử phạt của Ban quản lý chưa thật sự nghiêm nên dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất rừng và bao chiếm nuôi trồng thủy sản ngày càng gia tăng.

5.2 KIẾN NGHỊ

Trình độ người dân tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung nên cần rút ngắn và đơn giản hóa các thủ tục trong giao khoán rừng cho người dân;

Hiện nay tình trạng sạt lở đất vẫn thường xuyên xảy ra, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát đang trên đà phát triển mạnh mẽ ở khu vực tiếp giáp giữa đất nông nghiệp của người dân và đất lâm nghiệp ít nhiều cũng làm thiệt hại đến rừng và đất rừng của Khu bảo tồn. Cần tăng cường lực lượng quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên tuần tra, kiểm tra phát hiện kịp thời nhằm ngăn chặn hậu quả đến mức thấp nhất;

Việc giao tiền khoán cho người dân còn trì trệ, xử lý các tình trạng vi phạm do người dân trình báo còn chậm trễ và thiếu sót, cần tăng cường đội ngũ cho công tác quản lý, phối hợp với người dân để giải quyết tốt hơn các vụ việc. Các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình còn khá thấp, cần đầu tư phát triển nghề rừng và mô hình sản xuất Lâm – Ngư kết hợp để cải thiện tình hình kinh tế, người dân nhiệt tình hơn trong công tác bảo vệ rừng.

---

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Bộ Lâm Ngiệp – Bộ Nội Vụ, Thông tư Liên Bộ Lâm Nghiệp – Nội vụ số 2/TT-LB ngày 13-1-1986 về công tác bảo vệ rừng và quản lý vật tư lâm sản.

[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Văn Đẳng.

[3] Nguyễn Bá Ngãi, Phạm Đức Tuấn, Vũ Văn Triệu, và Nguyễn Quang Tân (2009), Hội thảo Chính sách và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Tóm tắt lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam: chính sách và thực tiễn. Hà Nội ngày 5/6/2009.

[4] Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (1998), Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú giai đoạn 1999 – 2003, Phân viện điều tra quy hoạch rừng.

[5] Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú (2004), Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú giai đoạn 2005 – 2010, Bến Tre.

Tiếng Anh

[6] Anne M. Larson, Deborah Barry, Ganga Ram Dahal and Carol J. Pierce Colfer (2012), Thừa nhận các quyền cộng đồng, Tiềm năng và những thách thức của việc cải cách quyền hưởng dụng rừng, Tạp chí Brief info số 45, tháng 1 năm 2012.

[7] Nguyen Ba Ngai, Nguyen Hong Quan and Ernst Kuester (2005), Vietnam Community Forestry 2005, Proceedings of a First Regional Community Forestry Forum help in Bangkok, Thailand – August 24-25, 2005. RECOFTC, 2005.

[8] Nguyen Ngoc Lung (1998), Forest management system and forestry policies in Vietnam, Proceeding of the national seminar on sustainable forest management and forest certification, Ho Chi Minh City 1--12 February 1998.

---

PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC HỘ DÂN NHẬN KHOÁN RỪNG

VỀ TÌNH TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SINH KẾ TẠI KHU BẢO TỒN

Một phần của tài liệu đánh giá sự thay đổi về phương thức quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú, tỉnh bến tre (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)