Rèn khảnăng lắng nghe

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp dạy học kiểu bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4 (Trang 38)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.Rèn khảnăng lắng nghe

Đối với kiêu bài “Nghe - kê lại câu chuyên vừa nghe thầy cô kê trên

lớp ” thì khả năng lắng nghe rất quan trọng. Bởi trong khi GV kể mẫu, ngoài

việc quan sát tranh minh họa, đồ dùng trực quan hay điệu bộ, cừ chỉ của GV thì HS cần tập trung rèn cho mình khả năng nghe chính xác. Đồng thời, vì dung lượng của mỗi câu chuyện là nhiều nên HS cần biết lắng nghe có chọn lọc để có thể tóm tắt nội dung câu chuyện một cách nhanh chóng và ngắn gọn.

Mặt khác, GV phải rèn cho HS có năng lực nghe gắn với hình dung tưởng tượng để sao cho mỗi HS như được chúng kiến câu chuyện đang xảy ra. HS có thể hình dung được các sự vật, hiện tượng, nhân vật,... hay diễn biến câu chuyện một cách tương đối chính xác khiến câu chuyện diễn ra thật sinh động, hấp dẫn.

Ví dụ truyện “Một phát minh nho nhỏ”(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 167)khi

nghe đến đoạn Ma-ri-a phát hiện ra một điều bí mật là giữa chiếc bát đụng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt đi

nữa thì HS có thể hình dung được kết quả của hiện tượng này.

Sau khi GV kể, để kiểm tra khả năng lắng nghe của HS đang ở mức độ nào thì GV nên kết hợp việc đàm thoại với HS về nhân vật trong truyện, diễn biến của truyện, chi tiết quan trọng,...

2.2.5. Rèn khả năng ghi nhớ

Biện pháp cuối cùng mà GV cần rèn cho HS trong dạy kể chuyện kiểu

bài “Nghe - kế lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kế trên lớp ” là rèn khả năng

ghi nhớ. Trong suốt quá trình từ đầu tiết dạy đến khi kể mẫu lần 2 xong, để HS có thể hoàn thành tốt tiết học kể chuyện thì GV cần rèn cho HS nhớ.

- Đầu tiên, HS cần nhớ tên truyện.

Ví dụ: Khi GV viết bảng tên câu chuyện thường yêu cầu HS đọc nối tiếp. Điều này không chỉ giúp GV làm cho thời gian tiết học không bị trống mà mục đích còn giúp HS nhớ được nhanh chóng tên truyện hôm nay học.

- GV giúp HS nhớ hệ thống nhân vật, quan hệ của các nhân vật và nhận biết đặc điểm tiêu biếu của các nhân vật.

Ví dụ truyện “Đôi cảnh của Ngựa Trắng” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 106) + Hệ thống nhân vật là: Ngựa Trắng, Sói Xám, ngựa mẹ, Đại Bàng Núi. + Quan hệ của các nhân vật là: người mẹ và Ngựa Trắng là hai mẹ con, anh Đại Bàng Núi là hàng xóm của Ngựa Trắng, Sói Xám là kẻ chắn ngang đường định bắt nạt Ngựa Trắng và Đại Bàng Núi.

+ Nhân vật chính là: Ngựa Trắng và Đại Bàng Núi + Đặc điểm tiêu biểu của các nhân vật:

Ngựa mẹ: luôn yêu thương săn sóc và dạy con tập hí.

Ngựa Trắng: trắng nõn nà như một đám mây, chỉ quấn quýt bên mẹ cả ngày, là chú ngựa non đáng yêu, ao ước có cánh để bay được như Đại Bàng Núi.

Ngựa Trắng đi tìm cánh và cứu giúp Ngựa Trắng thoát khỏi sự nguy hiểm của Sói Xám.

Sói Xám: nhân vật xấu, dọa ăn thịt Ngựa Trắng.

- Nhớ diễn biến câu chuyện theo đúng trình tự: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Ví dụ truyện “Con vịt xấu JÓ"(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 37) có:

+ Mở đầu: Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con. + Diễn biến:

Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe, hắt hủi.

Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con. + Ket thúc: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.

Với câu chuyện này, các bức tranh minh họa trong SGK được sắp xếp không theo trình tự hợp lí.

+ Tranh 1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe, hắt hủi.

+ Tranh 2: Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con. + Tranh 3: Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con.

+ Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.

GV yêu cầu HS sắp xếp lại tranh theo nội dung câu chuyện đã được nghe cô kể. HS sắp xếp như sau:

+ Tranh 2: Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con. + Tranh 1 : Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành chọe, hắt hủi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tranh 3: Vự chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ưn vịt mẹ cùng đàn con.

+ Tranh 4: Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.

Qua việc GVcho HS sắp xếp lại thứ tự tranh đúng theo nội dung câu chuyện thì GV không chỉ rèn cho HS khả năng ghi nhớ mà còn kiểm tra được khả năng chú ý của HS đạt mức độ nào.

- Nhớ lời nói và hành động của các nhân vật.

Lúc ghi nhớ HS phải hình dung ra nhân vật với hình dáng, tính tình, đặc điểm, hành động, cử chỉ của nhân vật để giúp cho việc kể sau này được tốt hơn, dựa trên các câu hỏi mà GV đưa ra như sau:

+ Em hình dung nhân vật đó như thế nào? + Em thích lời nói của nhân vật nào?

+ Neu nói lời của nhân vật, em nói như thế nào?

+ Khi nói lời ấy, theo em cần có vẻ mặt, động tác, cử chỉ gì phù họp? Vì sao? Ví dụ truyện “Những chủ bé không chết’’(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 70)

+ Em hình dung nhân vật chú bé là một người yêu nước, luôn dũng cảm, hi sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược Tổ quốc.

+ Em thích lời nói của chú bé. Khi bị bắt phải đối mặt với khó khăn, thử thách nhưng:

Chú bé kiêu hãnh trả lời: - Tao là du kích!

Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ: - Tao không biết!

+ Khi nói lời ấy, theo em cần có vẻ mặt kiêu hãnh, gan lì trước kể thù vì nó thể hiện được sự anh dũng dám đối đầu với kẻ thù gian ác.

Đe có thể ghi nhớ đầy đủ và chính xác nhất câu chuyện thì:

GV khi kể cần kết họp giải nghĩa từ khó và ghi các mốc thời gian, tên nhân vật khó nhớ ra bảng lớp

Ví dụ truyện “Một nhà thơ chân chỉnh ” (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 40), GV cần ghi tên quốc vương Đa-ghét-xtan ra bảng và giải nghĩa từ: tấu, giàn hỏa thiêu.

Trong quá trình kể chuyện GV có thể đưa ra những câu hỏi để HS dự đoán những tình huống tiếp theo cho câu chuyện nhằm gây tò mò, chú ý và cuốn hút HS.

Ví dụ truyện “Khát vọng sống” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 136) GV có thể đưa ra các câu hỏi sau:

+ Giôn bị bỏ rơi trong hoàn cảnh nào?

+ Chi tiết nào cho em thấy Giôn rất cần sự giúp đỡ?

+ Giôn đã cố gắng như thế nào khi bị bỏ lại một mình như vậy? + Anh phải chịu những đau đớn, khổ cực như thế nào?

+ Anh đã làm gì khi bị gấu tấn công? + Tại sao anh không bị sói ăn thịt?

+ Nhờ đâu Giôn đã chiến thắng được con sói? + Anh được cún sống trong tình cảnh như thế nào? + Theo em, nhờ đâu mà Giôn có thể sống sót?

Việc hướng dẫn HS nghe và ghi nhớ câu chuyện sẽ rèn kĩ năng nghe và cảm thụ tác phẩm cho HS, qua đó HS sẽ nắm được nội dung chính của câu chuyện cũng như các nhân vật, sự kiện tiêu biểu của truyện.

2.3. Rèn kĩ năng kể chuyện cho HS

Khả năng nói, thuyết trình hay kể chuyện của HS vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhiều e vẫn rụt rè, nhút nhát trước đám đông. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy học kiểu bài “Nghe - kể lại câu chuyên vừa nghe thầy

cô kể trên lớp ”. Vì vậy, trước khi luyện kĩ năng kể chuyện cho HS thì GV cần

2.3.1. Luyện kĩ năng nói trước đông người

Muốn luyện kĩ năng nói trước đông người đạt hiệu quả, GV cần: - Luyện phát đúng chính âm

- Lựa chọn ngữ điệu: Việc lựa chọn ngữ điệu khi nói là giai đoạn quan trọng. Tùy theo hoàn cảnh và tình cảm, tính cách, tâm trạng của người nói mà GV hướng dẫn HS lựa chọn ngữ điệu phù họp. Đe lựa chọn ngũ' điệu tốt cần đảm bảo: giọng điệu phù hợp với nội dung và giọng điệu hướng tới người nghe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng động tác, điệu bộ, cử chỉ phù hợp với nội dung và hướng tới người nghe.

- Chú ý kết cấu của bài nói: + Biết giới thiệu truyện kể + Diễn biến của truyện kể

Phần mở đầu: cần xác định nói cho ai, nói về cái gì?

Ví dụ: Thưa các bạn, sau đây tôi xin kể câu chuyện về những con người đã anh dũng, kiên cường đấu tranh vì sự hòa bình của đất nước.

Phần diễn biến: kể câu chuyện

Phần kết thúc: chốt lại ý chính của câu chuyện, cần có sự giao tiếp với người nghe.

Ví dụ: Câu chuyện tôi kể trên đây là hết rồi. Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

2.3.2. Luyện k ĩ năng kế chuyện

2.3.2.1. Xác định nhiệm vụ của từng tiết kế chuyện

Trước khi yêu cầu HS kể, GV phải quán triệt về việc xác định nhiệm vụ của từng tiết kể chuyện.

- Câu chuyện này kể cho ta về điều gì? - Việc đó diễn ra ở đâu, khi nào?

- Việc đó diễn ra như thế nào?

- Việc đó kết thúc ra sao? Bài học được rút ra? - Sự việc này do ai kể?

Ví dụ truyện “Một phát minh nho nhỏ ” (Tiếng Việt 4, tập 1, tr 167) - Câu chuyện kể cho ta về cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tụ’ nhiên.

- Việc đó diễn ra ở nhà của Ma-ri-a, khi Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

- Việc đó liên quan đến: Ma-ri-a, anh trai và bố của Ma-ri-a, gia nhân. Nhân vật chính là Ma-ri-a.

- Diễn biến của sự việc:

+ Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.

+ Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma- ri-a xuất hiện và trêu em.

+ Ma-ri-a và a trai tranh luận về điều mà cô bé phát hiện ra.

- Việc này kết thúc khi người cha ôn tồn giải thích cho hai con. Bài học được rút ra là: nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích.

- Sự việc này do ngôi thứ ba kể.

2.3.2.2. Luyện k ĩ năng kê đoạn

a) Luyện kể đoạn

- Yêu cầu: HS nắm vững nội dung của đoạn - Biện pháp thực hiện:

+ Xác định được chức năng của đoạn mà chọn giọng kể thích họp. Cụ thể: Đoạn mở đầu: có chức năng giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh diễn ra sự việc. Đoạn diễn biến: có chức năng kể, dẫn dắt các sự kiện.

Đoạn kết thúc: có chức năng kết thúc câu chuyện bằng cách nêu bài học, lời khuyên.

Ví dụ truyện “Sự tích hồ Ba B e ”(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 8) ở đoạn 1 HS

cần kể với giọng kể thong thả, rõ ràng. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả và hình dáng khổ sở của bà cụ ăn xin. Nội dung của đoạn là: trong ngày hội cúng Phật ở xã Nam Mầu thuộc tỉnh Bắc Kan, khi mà mọi người nô nức đi xem hội thì có một bà cụ ăn xin thân thể gầy còm, lở loét không biết từ đâu đến. Bà giơ rá ra bốn phía cầu xin nhưng kết quả bà đi đến đâu cũng bị xua đuổi.

+ Thuyết minh tranh bằng một hoặc hai câu. Có 3 cách thuyết minh tranh là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuyết minh dựa vào nhân vật chính. Thuyết minh dựa vào sự việc được kể. Thuyết minh dựa vào ý nghĩa của bức tranh.

Ví dụ truyện “Bác đảnh cả và gã hung thần ” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 8) HS có thể thuyết minh theo tranh như sau:

Tranh 1: Bác đánh cá trong một ngày xui xẻo.

Tranh 2: Một bất ngờ lớn đến với bác. Bác kéo được một cái bình

Tranh 3: Bác mở bình và điều gì đã diễn ra? Thật kinh khủng khi bác thấy một gã hung thần nhảy vọt ra.

Tranh 4: Đối thoại giữa bác đánh cá và gã hung thần.

Tranh 5: Nhờ trí thông minh, bác đánh cá đã nhốt lại được gã hung thần. Việc thuyết minh theo bức tranh không chỉ giúp HS tăng khả năng sáng tạo mà còn phát huy khả năng nói.

b)Luyện kể nhóm - Yêu cầu:

+ Nhiều HS được tham gia kể chuyện

+ HS nghe nhau kể trong nhóm để đỡ áp lực, có thể học được bạn và tự điều chỉnh cách kể của mình.

+ Cho HS luyện kể trước đông người trong phạm vi nhỏ, giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp. Đây là yếu tố đảm bảo thành công khi nơi trước tập thể đông người.

- Biện pháp thực hiện:

+ GV nêu yêu cầu: tùy từng tiết kể chuyện mà yêu cầu HS kể theo phân vai hay nối tiếp nhau kể.

+ GV hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện (kể bằng lời kết họp với thuyết minh tranh)

+ Cho HS kể trong nhóm + HS nhận xét trong nhóm về:

Nội dung (có đảm bảo nội dung câu chuyện hay không?) Ngôn từ (có chính xác không?)

Cử chỉ, điệu bộ (có biết kết hợp các yếu tố phi lời trong khi kể chuyện không?)

Giao tiếp với người nghe (có đúng giọng kể không hay là giọng đọc?)

2.3.2.3. Luyện kế trước ỉớp - Mục đích:

+ Tạo khí thế học tập môn học sôi nổi, nền nếp. + Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kế chuyện có nghệ thuật.

- Yêu cầu: Động viên được đông đảo HS trong lớp tham gia kể chuyện, đặc biệt là những em nhút nhát, rụt rè.

- Biện pháp thực hiện:

+ Đại diện từng nhóm lên kể nối tiếp theo đoạn (kể chuyện phân vai). + Thi giữa các nhóm kể toàn bộ câu chuyện.

Ví dụ truyện “Con vịt xấu x í ” (Tiếng Việt 4, tập 2, tr 37) - GV gọi đại diện 4 nhóm lên kể nối tiếp theo 4 bức tranh. - HS nhận xét sau đó GV tổng kết.

- GV tổ chức thi giữa các nhóm kể toàn bộ câu chuyện.

- Yêu cầu HS theo dõi, lắng nghe và hỏi lại bạn những câu hỏi về nội dung truyện.

+ Vì sao đàn vịt con đối xử với thiên nga như vậy? + Bạn thấy thiên nga có tính cách gì đáng quý? + Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?

- GV gọi HS nhận xét đại diện các nhóm kể và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, khen ngợi HS kể chuyện và HS tham gia trả lời câu hỏi.

2.3.3. Lưu ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi HS đang kể chuyện, GV cần lun ý:

+ Yêu cầu cả lớp lắng nghe, theo dõi bạn mình kể để nhận xét.

+ Neu trong quá trình kế, HS có quên chi tiết hoặc nội dung câu chuyện thì GV phải nhắc nhở nhẹ nhàng để em đó có thế nhớ lại nội dung câu chuyện.

+ Động viên, khuyến khích các em để các em tự tin, mạnh dạn kể câu chuyện.

- Khi HS đã kể xong câu chuyện, GV yêu cầu cả lớp nhận xét nhanh những nội dung sau:

+ v ề nội dung: Ke có đủ ý, đúng trình tự nội dung câu chuyện không? + v ề diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù họp không? Đã biết kể bằng lời của mình hay chưa?

+ v ề cách thế hiện: Giọng kế có thích họp, có tụ’ nhiên không? Đã biết phối họp giữa lời kể với các hành động phi ngôn ngữ chưa?

Tiểu kết chương 2

Trong chương này, tôi đã đưa ra những biện pháp cụ thể để dạy học kiểu

bài “Nghe - kê lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kế trên lớp” cho học sinh lớp

4 trường Tiểu học c ổ Loa - Đông Anh - Hà Nội. Các biện pháp đó nhằm nâng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp dạy học kiểu bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp cho học sinh lớp 4 (Trang 38)