fumarat, và đánh giá độ ổn định
2.2.4.1. Bào chế nang cứng.
Đánh giá các chỉ tiêu của hỗn hợp bột kép.
Tiến hành đánh giá các chỉ tiêu của hỗn hợp bột kép, thí nghiệm lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình. Các thông số kỹ thuật của hỗn hợp bột kép được trình bày trong bảng sau:
Bảng 14: Một số thông số kỹ thuật của hỗn hợp bột kép
STT Độ trơn chảy (g/s) Tỷ trọng biểu kiến (g/ml)
MI 2,7 0,67
M2 2,6 0,68
Fe 3,0 0,7
Nhận x é t :
Các mẫu bột và sắt có độ trơn chảy và tỷ trọng biểu kiến thích hợp để đóng nang số 1. Đảm bảo độ chíng xác phân liều để đóng nang bằng phương pháp nêu trong phần 2.1.3.4.
Xây dựng quy trình đóng nang như phần 2.1.3.4.
Trong quá trình đóng nang, sau khi gạt vừa hết khối bột của hỗn hợp vitamin ta cần đóng thêm lượng sắt vào. Như vậy sau khi đóng lần một ta cần nén xuống một đoạn h để có thể tích chứa được vừa đủ lượng sắt cần có trong một nang. Đoạn h được tính theo công thức sau:
m
n • d • r 2
Trong đó h: đoạn cần nén xuống.
m: lượng sắt cần đóng(m=183mg/nang).
r: bán kính của chày, d: tỷ trọng biểu kiến của sắt. Thay vào công thức ta thu được h = 3,5 mm.
Đánh giá các chỉ tiêu của mẫu viên.
Sau khi xác định được thông số h ta tiến hành đóng 2 mẫu M l, M2 mỗi mẫu 3000 nang và đánh giá các thông số của nang thu được.
Các thông số kỹ thuật của mẫu viên được tóm tắt trong bảng sau: Bảng 15: Các thông số kỹ thuật của mẫu nang
STT Khối lượng trung bình Độ rã Độ hoà tan
MI 0,4987±0,0054 3,2 81,2
M2 0,4990±0,0050 3,0 80,3
Nhận xét:các mẫu viên có độ đồng đều khối lượng, độ rã đạt yêu cầu Dược Điển Việt Nam 3. Độ hoà tan với 6 viên kết quả không có viên nào có độ hoà tan < 75%. Do vậy đạt yêu cầu về độ hoà tan trong phần 2.1.3.3.
Trong nang chứa hàm lượng rất nhỏ acid folic (0,5 mg/nang) và vi hạt vitamin A là đối tượng mà chúng tôi đang quan tâm. Do vậy để đánh giá độ đồng đều hàm lượng của nang chỉ cần đánh giá độ đồng đều hàm lượng của acid folic và vitamin A trong nang. Kết quả được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 16: Đánh giá độ đồng đều hàm lượng trong nang M l.
STT Hàm lượng % vitamin A Hàm lượng % acid folic
1 94.71 96.84 2 96.23 98.85 3 98.17 101.98 4 97.45 105.2 5 105.53 97.78 6 103.68 99.82 7 96.92 104.12 8 104.12 99.32 9 99.47 98.25 10 99.34 99.57 Các giá trị x=99,56 x=100,17 SD=3,67 SD=2,74 RSD=3,69 RSD=2,74%
Nhận xét: Tất cả các nang kiểm tra đều có hàm lượng nằm trong khoảng từ 85% tới 115% so với hàm lượng yêu cầu. Độ lệch chuẩn tương đối RSD <6%.
2.2.42. Đánh giá độ ổn định.
Viên nang cứng được đóng trong lọ nhựa PVC cứng, nắp tráng parafin, lọ
được đặt trong tủ ấm nhiệt độ 40°±2°c và độ ẩm 75%±5% trong thời gian 3
tháng. Các mẫu viên được định lượng 3 lần lấy kết quả trung bình. Xác định
các hàm lượng trong nang ở thời điểm T0 (lúc bắt đầu đóng nang xong và đem
định lượng luôn) và thời điểm Tc (sau khi lão hoá cấp tốc 2 tháng). Kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 17: Đánh giá độ ổn định của nang cứng MI và M2.
STT Mẫu 1 chứa vitamin A tự làm Mẫu 2 chứa vitamin A nước ngoài
A b9 c Fe A b9 c Fe
1 1,5 0,5 3,2 1,2 1,7 0,5 3,1 0,9
2 1,4 0,4 2,8 0,9 1,4 0,4 3,2 1,2
3 1,2 0,5 2,9 1,0 1,5 0,4 2,9 1,1
TB 1,4 0,5 3,0 1,0 1,5 0,4 3,1 1,1
Nhận xét: Hai mẫu vi nang trên sau khi lão hoá cấp tốc. Hàm lượng các dược chất trong nang suy giảm không nhiều. Nang cứng đạt tiêu chuẩn DDVN3 có dự đoán tuổi thọ là ít nhất 2 năm.
So sánh độ ổn định của mẫu nang chế từ vi hạt vitamin A tự chế tạo và mẫu vi hạt nước ngoài ta có kết quả sau:
Bảng 18: So sánh độ ổn định hai mẫu MI và M2
So sánh Chuẩn Fisher Chuẩn Student T
Ft Fb Tt Tb
Nhận xét:
Ftn > Fb cho thấy sự khác nhau giữa các sai số bình phương là không có ý nghĩa thống kê, với độ tin cậy 95% tất cả đều là ước lượng của phương sai chung.
Ttn < Tb như vậy sự khác nhau về sự suy giảm hàm lượng trong hai mẫu là không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Kết luận: Mẫu vi hạt vitamin A tự bào chế và vi hạt vitamin A nước ngoài có độ ổn định tương đương nhau.