Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là bèo tai tượng (pistia stratiotes) tưới cây ớt (capsicum frutescens l.) (Trang 26)

Số liệu được xử lý bằng Excel và chạy thống kê theo phương pháp DUNCANANOVA bằng phần mềm SPSS 16 để so sánh độ khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức p < 0.05.

Tất cả các số liệu trong thí nghiệm được trình bày dưới dạng trung bình (Mean) ± Sai số chuẩn (SE).

STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp

1 pH - Máy đo Mettler

2 P_PO43- mg/L Phương pháp Acid ascorbic 3 N_NH4+ mg/L Phương pháp Indophenol blue 4 N_NO3- mg/L Phương pháp Salicylate

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả phân tích nước thải túi ủ biogas và nước ao

Kết quả Bảng 8 cho thấy giá trị pH của nước thải túi ủ biogas dao động trong khoảng 6,59 – 6,99, pH này ở khoảng trung tính nên thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng. Nước thải biogas có hàm lượng đạm và lân cao là chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Theo Nguyễn Quang Khải (2009), các nguyên tố dinh dưỡng của nguyên liệu sau khi phân hủy qua hệ thống biogas hầu như không bị tổn thất mà được chuyển hóa thành dạng phân lỏng mà cây trồng dễ hấp thu như: NH4+, NO3-. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ N_NH4+ trong nước thải dao động trong khoảng (40,9 - 43,1 mg/L), NO3- (0,6 - 0,61 mg/L), nồng độ P_PO43- (2,1 - 2,63 mg/L), kali trong nước thải biogas nằm trong khoảng (47,2 - 47,8 mg/L) các chỉ tiêu dinh dưỡng trong nước thải biogas biến động không đáng kể, với các dinh dưỡng chính như đạm, lân và kali trong nước thải biogas ở mức độ giàu dinh dưỡng nên có thể sử dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Bảng 8 Chất lượng nước thải biogas bèo Tai Tượng và nước ao tưới cho cây

Chỉ tiêu pH N-NH4 + (mg/L) N-NO3- (mg/L) P-PO43- (mg/L) K+ (mg/L) Đợt 1 (ngày 01/08/2014)

Nước thải biogas 6,59 40,9 0,6 2,1 47,8

Nước Ao 7,15 1,14 0,16 0,31 3,16

Đợt 2 (ngày16/08/2014)

Nước thải biogas 6,99 43,1 0,62 2,63 47,2

Nước ao 7,4 1,68 0,21 0,31 3,16

Chất lượng nước ao Bảng 8, cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ao ít biến động theo thời gian. pH (7,15 – 7,4) nằm trong khoảng thích hợp cho việc trồng ớt, N_NH4+ dao động trong khoảng (1,14 - 1,68 mg/L), NO3- (0,16 - 0,21 mg/L), nồng độ P_PO43- (0,31 mg/L), kali có giá trị (3,16 mg/L). Điều này có thể do ao rộng và nằm trong khu vực kín ít trao đổi với khu vực bên ngoài nên ít có sự biến động về hàm lượng dinh dưỡng của các chất.

Tổng lượng phân tính theo NPK bằng nước thải túi ủ biogas bón cho cây qua 120 ngày trồng là: N = 0,083 g/cây; P2O5 = 0,014 g/cây; K2O = 0,367 g/cây.

Tổng lượng phân bón tính theo thành phần NPK ở nghiệm thức đối chứng cho cây qua 120 ngày trồng là: N = 1,764 g/cây; P2O5 = 1,764 g/cây; K2O = 0,864

Qua kết quả lượng phân bón sau 120 ngày trồng nhận thấy, hàm lượng phân bón bằng nước thải túi ủ biogas thấp hơn so với khi sử dụng phân bón hóa học.

Một phần của tài liệu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là bèo tai tượng (pistia stratiotes) tưới cây ớt (capsicum frutescens l.) (Trang 26)