kiểm toán Việt Nam .
Để khắc phục những hạn chế trên của 3 bộ máy tổ chức kiểm toán Việt
Nam, ta thấy cần xúc tiến việc phát triển, tăng cường hệ thống kiểm toán, bao
gồm KTNN, KTĐL, KTNB, phải có những giải pháp sau:
Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng của KTV. Các công ty kiểm toán nhà
nước cần thay đổi phong cách làm việc, không quan liêu, làm việc năng động và có hiệu quả. Cần đổi mới, có những chương trình đào tạo và huấn luyện nhân
viên kiểm toán một cách chuyên môn và mang tầm cỡ quốc tế. Trước mắt nên chú trọng vào việc đào tạo cho các thế hệ trẻ. Nhà nước cần có chính sách tài trợ thiết thực như: giúp đỡ về mặt tài chính, thành lập các chương trình đào tạo
KTV ở nước ngoài....nhằm giúp đỡ các công ty kiểm toán nhà nước thực hiện
giải pháp này một cách có hiệu quả. Nhà nước cũng cần nhanh chóng công nhận
nghiệp thông dụng và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới ), tiến hành thực
hiện khẩn trương Đề án đào tạo chuyên gia kế toán, kiểm toán đã được hội đồng
khoa học ngành tài chính nghiệm thu trong khuôn khổ dự án kế toán-kiểm toán EURO TAPVIET. Để quản lí được đội ngũ KTV, nhà nước cần thực hiện cơ chế
sát hạch trình độ và cấp phép hoạt động đối với KTV người nước ngoài, quản lí danh sách và công khai danh sách các KTV được cấp bằng.
Đối với hoạt động kiểm toán của KTNN, yếu tố con người có vai trò đặc
biệt quan trọng quyết định chất lượng kiểm toán và sự phát triển của KTNN.
Muốn ổn định và phát triển, KTNN cần phải xây dựng và thực hiện một chiến lược về con người. Trước hết, tiến hành xây dựng hệ thống chức danh tiêu chuẩn KTV nhà nước . Thường xuyên kiểm tra sát hạch, đánh giá phân loại KTV để
sắp xếp bố trí công việc phù hợp năng lực trình độ. Cần có quy hoạch cán bộ để
có kế hoạch đào tao bồi dưỡng dài hạn đáp ứng yêu cầu cán bộ của ngành. Vận
hành chặt chẽ cơ chế thi tuyển, sát hạch để nâng cấp, nâng bậc và cấp chứng chỉ
hành nghề KTV nhà nước. Kiến nghị chính phủ xây dựng và áp dụng chế độ lương, chế độ đãi ngộ tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu công việc của KTV để vừa thu hút được người có năng lực trình độ, vừa đảm bảo tu thế người thay
mặt nhà nước làm công tác kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân quỹ, công sản
quốc gia, bảo vệ lợi ích kinh tế của đất nước, đồng thời tránh sự mua chuộc cám
dỗ.
Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt
Nam. Cùng với việc ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, nhà
nước đã ban hành thêm 4 chuẩn mực về kế toán Việt Nam. Việc luật hoá các chuẩn mực kế toán kiểm toán sẽ giúp cho các cơ quan kiểm toán có cơ sỏ pháp lí
vững chắc khi làm việc với khách hàng, hạn chế những rủi ro đáng tiếc do luật định không rõ ràng.
Thứ ba, các công ty kiểm toán cần phải xây dựng cho mình một chương
trình kiểm toán riêng, điều đó sẽ tạo điều kiện nâng cao uy tín chuyên môn của
công ty, xây dựng và áp dụng một hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và có thế cạnh tranh có hiệu quả
tại thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Ngoài việc duy trì khách hàng
trong nước, các công ty kiểm toán Việt Nam cần phải mở rộng ra thế giới bên
ngoài để mở rộng mạng lưới kiểm toán độc lập, đáp ứng nhu cầu kiểm toán mọi
doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, các dự án đầu tư và các công trình
XDCB, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt đối với các doanh
nghiệp vừa và lớn, có doanh thu lớn và nộp nhiều vào ngân sách nhà nước.
Mạng lưới kiểm toán này bao gồm các công ty (văn phòng) kiểm toán thuộc mọi
thành phần kinh tế, hoạt động theo pháp luật nhà nước và hợp đồng trách nhiệm
giữa đơn vị kiểm toán với đơn vị kinh tế, sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức chủ dự
án, chủ đầu tư.
Thứ tư, tăng cường đổi mới công tác tổ chức hoạt động kiểm toán và nâng cao hiệu lực của hoạt động KTNN. Nhanh chóng áp dụng phương pháp kỹ thuật
kiểm toán tiên tiến và hiện đại hoá công tác kiểm toán. Những bài học kinh
nghiệm thu được qua kiểm toán và kiến thức học tập tiếp thu của các nước trên thế giới cần khẩn trương áp dụng để đổi mới công tác tổ chức hoạt động kiểm
toán, tạo đà cho hoạt động kiểm toán của KTNN có sự biến đổi về chất.
+ Lập kế hoạch định hướng xây dựng và phát triển dài hạn ngày KTNN. Xây dựng định hướng công tác kiểm toán mục tiêu cho công tác kiểm toán cho
từng thời kỳ và lâu dài. Cải tiến công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm toán hàng
năm và lập kế hoạch kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán phù hợp điều kiện của
KTNN và khả năng trình độ KTV; nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất cho mục tiêu hoạt động kiểm toán trong từng thời kỳ.
+ Khắc phục những yếu điểm trong công tác kiểm toán, chấn chỉnh công
tác tổ chức điều hành của các đoàn kiểm toán; nâng cao kỹ năng kiểm toán và thu thập bằng chứng kiểm toán của KTV. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra sổ sách
báo cáo kiểm toán. Nâng cao chất lượng kiểm toán, báo cáo kiểm toán và chất lượng báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN. áp dụng thử
nghiệm và từng bước đưa kiểm toán trước, kiểm toán hoạt động vào thực hiện
tại KTNN.
+ Khẩn trương xây dựng đề án chiến lược về ứng dụng kỹ thuật tin học làm
căn cứ định hướng cho việc thực hiện chương trình trang bị kỹ thuật và ứng
dụng tin học, từng bước hiện đại hóa công tác kiểm toán.
Xây dựng chương trình kiểm toán việc ứng dụng tin học ở các cơ quan đơn
vị để hạn chế lãng phí thiệt hại và tăng cường tính kinh tế hiệu quả.
+ Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức và KTNN, tiến tới mở cửa hội nhập khu vực và thế giới về kiểm toán. Tăng cường tuyên truyền để quảng đại quần chúng nhận thức được vai trò vị trí và tác dụng của
hoạt động kiểm toán.
+ Thực hiện công khai hoá kết quả kiểm toán và báo cáo tổng hợp kết quả
kiểm toán hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường
quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức ép của dư luận xã hội đối với các
hành vi làm trái do KTNN phát hiện ra, làm tăng tính hiệu lực của những phát
hiện và kiến nghị của KTNN.
Thứ năm, Củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy KTNN trung ương theo hướng chuyên môn hoá kiểm toán theo chuyên ngành hẹp; tăng cường năng
lực cho các bộ phận có chức năng tham mưu chuyên môn nghiệp vụ của khối văieọt nam phòng. Củng cố tổ chức các phòng kiểm toán, kết hợp giữa quản lý
hành chính với quản lý chuyên môn nghiệp vụ, xem trọng công tác kiểm tra đạo đức hành nghề.
Thứ sáu, cùng với việc sớm ban hành luật kế toán mới thay cho pháp lệnh
hiện hành (vì ban hành từ năm 1988, nay đã có nhiều nội dung không phù hợp),
củng cố phòng Tài chính - Kế toán của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cần
sớm tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp lớn. Trước mắt
cần làm ngay đối với các tổng công ty 90, 91 và các doanh nghiệp độc lập có qui
hoạt động độc lập với phòng Tài chính - Kế toán của doanh nghiệp, theo pháp
luật, dưới sự đào tạo, hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn kiểm
toán của kiểm toán nhà nước. Nó phải được giao một quyền hạn rộng rãi để có
th kiểm toán toàn bộ hoạt động của đơn vị. Trong mỗi cuộc kiểm toán KTNB được hoàn toàn độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, truy nhập thông tin không
giới hạn trong phạm vi đơn vị đó.
KẾT LUẬN
Có thể nói, trong tình hình hoạt động đa dạng và phức tạp của các tổ chức
kinh tế: DNNN, DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, đặc biệt là những
công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải
hết sức quan tâm đến kết quả kinh doanh, hiệu quả tài chính của các tổ chức
kinh tế này. Bởi vậy, kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là một yêu cầu tất
yếu khách quan, nhất là trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, một khi thị trường chứng khoán ra đời và hoạt động thì kiểm toán sẽ có một vai trò hết sức
quan trọng, không những đối với những người có nhu cầu sử dụng BCTC của
doanh nghiệp mà cả đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế tài chính của các cơ quan chức năng nói riêng và nhà nước nói chung. Quá trình hình thành và phát triển ngành kiểm toán tại Việt Nam trong một thời gian tương đối ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm phong phú như các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển trên thế giới. Do đó, ngành kiểm toán nước ta phải không ngừng
nghiên cứu, điều chỉnh và vận dụng phù hợp các kỹ thuật kiểm toán hiện đại,
chất lượng và số lượng dịch vụ kiểm toán phải được phát triển và nâng cao. Đó
là một yêu cầu cấp bách và phải coi đây là một trong những công cụ đắc lực có ý
nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nói