MÁY TỔ CHỨC KIỂM TOÁN VIỆT NAM 1 Những hạn chế của hoạt động kiểm toán Việt Nam :

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Sự hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam “ docx (Trang 26 - 29)

1.1. KTĐL:

Hơn 10 năm qua, hoạt động KTĐL đã có những phát triển vượt bậc về

chất lượng dịch vụ và số lượng DN tham gia trên thị trường, hứa hẹn một sự

bùng nổ trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những tồn tại làm hạn chế đến hoạt động KTĐL.

Một là, trong việc phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, vai trò của các KTV chuyên nghiệp là nhân tố quan trọng quyết định. Tuy vậy, ở nước ta, nhà nước chưa công nhận một chức danh nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán (tương tự chức danh CPA của các nước) và chưa có chương trình đào tạo chính

quy, thi và cấp bằng chuyên gia kế toán, kiểm toán (trong khi Trung Quốc đã có luật về Chuyên viên kế toán hành nghề có đăng kí từ năm 1993). Sự hạn chế về

mặt kĩ thuật nghề nghiệp đã làm cho việc hành sự của KTV có những mặt hạn

chế và ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kiểm toán. Do đó, việc tổ chức thi

tuyển KTV hiện nay còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, cũng có lúc, vì nhiều lí do

khác nhau, có những KTV đã từ chối yêu cầu được phục vụ của khách hàng không phải vì yêu cầu vượt quá khả năng của mình. Đây cũng là một trong

những vấn đề cần rút kinh nghiệm đối với các KTV.

Hai là, kiểm soát chất lượng hoạt động KTĐL có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở để tăng thêm niềm tin của các đối tượng sử dụng thông tin kết quả kiểm toán. Ở Việt Nam, cơ chế kiểm tra

chất lượng đối với các công ty kiểm toán và hoạt động kiểm toán chưa được xác

lập và thực hiện nên trên thực tế không thể kiểm tra và đánh giá một cách sát

thực chất lượng dịch vụ của từng công ty kiểm toán. Mặt khác, dịch vụ kiểm

toán cũng chưa được thẩm định từ bên ngoài ( từ phía hội Kế toán và bộ Tài

chính ). Đây cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng dịch vụ chưa được như

mong muốn, vì thế, các tổ chức kiểm toán chưa mạnh dạn thực hiện các dịch vụ tư vấn quản trị là điều mà các nhà quản lí quan tâm nhất.

Ba là, do ở Việt Nam, kiểm toán chỉ mới xuất hiện, nên đối với nhiều DN,

kiểm toán là một khái niệm còn quá mới mẻ, có thể nói là xa lạ trong nhận thức

của họ. Từ đó dẫn tới tính hiệu lực không cao của KTĐL . Vẫn còn khá nhiều

DN không thực hiện kiểm toán theo quy định hiện hành. Còn đối với những đơn

vị có thực hiện việc kiểm toán thì hiệu lực pháp lí của báo cáo kiểm toán chưa đuợc tôn trọng. Về phía nhà nước, vẫn chưa có quy định về việc xử lí đối với

những đơn vị thuộc diện kiểm toán hàng năm nhưng không thực hiện kiểm toán.

Bốn là, đa số các công ty kiểm toán Việt Nam chưa có chương trình kiểm

toán riêng nên phải sử dụng các chương trình kiểm toán của các công ty nước

ngoài, lấy kinh nghiệm của đội ngũ KTV của mình là chính trong hoạt động

nghiệp vụ. Trong khi đó, chương trình kiểm toán là một cơ sở pháp lí quan trọng đối với công ty kiểm toán, nó thể hiện uy tín, chất lượng của KTV và tạo ra sự

tín nhiệm của khách hàng đối với công ty kiểm toán.

1.2. KTNN:

Từ khi ra đời, KTNN đã góp phần không nhỏ vào việc kiểm soát

NSNN, thể hiện vai trò tích cực của mình trong nền kinh tế thị trường. Tuy

nhiên, hoạt động KTNN trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế cần phải có

biện pháp khắc phục, đó là:

Thứ nhất, hiệu lực hoạt động kiểm toán còn hạn chế, chưa đủ mạnh để đi

sâu làm rõ sai phạm trong quản lí, điều hành, phân phối và sử dụng NSNN. Mặc dù KTNN đã phát hiện, tiết kiệm chi tiêu cho nhà nước hàng nghìn tỉ đồng nhưng đó vẫn là một con số rất nhỏ so với thực tế. Vẫn còn tệ nạn tham nhũng,

tham ô NSNN, mà chỉ đến khi nó là một con số quá lớn thì KTNN mới có thể

phát hiện được .

Thứ hai, phạm vi hoạt động của KTNN còn hẹp, khối lượng thu chi ngân sách được kiểm toán hàng năm còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng thu chi ngân

sách, chất lượng kiểm toán chưa cao, mới chỉ dừng lại ở việc xem xét, xử lí

những vấn đề riêng lẻ của từng đối tượng kiểm toán mà chưa đi sâu phân tích tổng hợp để đưa ra các giải pháp có tính chất vĩ mô. Yêu cầu đối với KTNN, đó

là KTNN phải trở thành một công cụ đắc lực của nhà nước để quản lí nền kinh

tế vĩ mô, do đó, KTNN phải phát huy hết vai trò của mình, hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn để đạt được chất lượng tốt nhất .

Thứ ba, đội ngũ KTV nhìn chung có phẩm chất tốt, cần cù, chịu khó trong

công việc nhưng trình độ chưa tương xứng với đòi hỏi của nhiệm vụ được giao. Đây đó đã xuất hiện một vài hiện tượng cá biệt phản ánh sự thiếu trong sáng trong công việc và trong sinh hoạt làm ảnh hưởng đến thanh danh của KTNN. Đối với công việc kiểm toán, KTV giữ một vai trò hết sức quan trọng, nhưng KTV nhà nước Việt Nam, cũng như KTV độc lập, vẫn chưa có những khoá đào tạo về nghiệp vụ mang tính chất chuyên sâu và có tầm cỡ quốc tế trong nước.

Mặc dù nguồn lực về nhân viên kiểm toán của nước ta khá cao, nhưng tỉ lệ

những người có trình độ chuyên môn mang tính chất quốc tế lại thấp. Đây là một trong những bất lợi mà kiểm toán Việt Nam phải đương đầu.

1.3. KTNB:

KTNB Việt Nam là loại hình ra đời muộn nhất, kinh nghiệm hoạt động còn chưa nhiều, các văn bản pháp quy về KTNB cũng chưa được hoàn thiện, do đó, không thể tránh khỏi những hạn chế sau:

Thứ nhất, đối tượng của các quy định và hướng dẫn về KTNB còn đang bị

bó hẹp trong phạm vi các DNNN. Thực tế ở nước ta cho thấy rằng không chỉ các

DNNN mới cần có bộ máy KTNB mà rất nhiều các DN thuộc các thành phần

kinh tế khác cũng có nhu cầu và thực sự đã thiết lập và duy trì một cách có hiệu

quả bộ máy này. Mặt khác, nhu cầu này rất khó có thể định lượng, nên việc áp

thức đối với một số DN, trong khi một số DN khác có nhu cầu lại không được hướng dẫn hoặc quy định cụ thể.

Thứ hai, trong khi một số DNNN tiếp tục cho ra đời, củng cố hoạt động

và phát huy vai trò KTNB thì ở một số DN đã thành lập trước đó lại cho giải tán

lực lượng này, một số tổng công ty thì chỉ duy trì phòng KTNB của tổng công ty

và giải tán KTNB ở các đơn vị thành viên. Cho đến nay, có thể nói rằng, đại bộ

phận các DNNN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ hoặc DN làm ăn thua lỗ thực tế

là không thành lập KTNB. Trong bối cảnh đó, ở các DN đang tồn tại bộ máy

KTNB lại đang xuất hiện những vướng mắc xuất phát từ các văn bản quy định

về loại hình kiểm toán này.

Thứ ba, KTNB vừa mới ra đời nhưng ở mỗi DN, thậm chí các đơn vị

thành viên của một tổng công ty đã có xu hướng hoạt động khác nhau, DN có

quy mô vừa và nhỏ thì thực hiện tất cả mọi nội dng kiểm toán trong đơn vị

mình, DN quy mô lớn thì, hoặc chỉ kiểm toán BCTC , hoặc chỉ kiểm toán hoạt động, tuân thủ, còn lĩnh vực khác thì thuê KTĐL. Như vậy, vẫn chưa có sự

thống nhất trong loại hình hoạt động của KTNB.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “ Sự hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam “ docx (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)