Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán viên:

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên chuan (Trang 37 - 42)

II. Giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên:

6. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán viên:

Trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên thì đào tạo kiểm toán viên là giải pháp quan trọng nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đến từng kiểm toán viên không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn về cả đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.

•Về mục tiêu đào tạo:

Đào tạo kiểm toán viên nhằm đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn được công nhận trong phạm vi quốc gia, ngang tầm với các nước khu vực và với quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nói riêng.

Định hướng cơ bản về đào tạo kiểm toán là phải kết hợp được các yếu tố như quy đinh của quốc tế, quốc gia, kinh nghiệm đào tạo của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và phù hợp với những đặc điểm, đặc thù của Việt Nam. Đồng thời phải tính đến sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Mặt khác, phải xác định được lé trình, quy trình đào tạo và các phương án cụ thể trong đào tạo.

Định hướng phát triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam đến năm 2010 được Bộ Tài chính dự kiến tăng số lượng công ty kiểm toán lên tới 100 công ty, với số lượng người làm việc trong các công ty này là 20.000 người, doanh thu đạt 2.800 tỷ đồng. Cùng với sự tăng thêm về số lượng, chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng phải nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập.

•Các giải pháp tổ chức đào tạo:

Để thực hiện được điều đó cần phải nâng cao chất lượng đào tạo với các giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, phải xác định loại hình đào tạo hợp lý. Chất lượng kiểm toán nói

chung và chất lượng kiểm toán viên nói riêng phụ thuộc khá lớn vào loại hình đào tạo. Do đó, xác định loại hình đào tạo hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Ở các nước kinh tế phát triển và ngay ở Việt Nam, để trở thành nhân viên kiểm toán phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học kinh tế, thời gian công tác nghề nghiệp được quy định và một số điều kiện quan trọng

khác. Đối với kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp… ngoài các điều kiện nói trên còn cần thiết phải có các điều kiện cao hơn và phải trải qua một kỳ thi tuyển quốc gia để được cấp chứng chỉ.

Để được tuyển vào làm việc ở các công ty kiểm toán và trở thành kiểm toán viên, kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp…, nên nhất thiết phải được đào tạo căn bản qua con đường đại học kinh tế chuyên ngành kế toán, kiểm toán, đồng thời phải được đào tạo, bồi dưỡng ở một trung tâm kiểm toán thời hạn Ýt nhất là 6 tháng trước khi vào nghề.

Hai là, Các trường đại học, học viện thuộc khối kinh tế, nơi đào tạo căn

bản, bước đầu làm nền cho việc tạo lập nghề kiểm toán, cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty kiểm toán cần mở chuyên ngành đào tạo kiểm toán. Trên thực tế, những năm vừa qua các trường đại học ở nước ta chưa mở chuyên ngành hẹp về kiểm toán mà mới chỉ có các chuyên ngành kế toán doanh nghiệp, chuyên ngành kế toán, kiểm toán… thuộc ngành kế toán. Do đó, nội dung, chương trình cho chuyên ngành này cơ bản vẫn chỉ là trang bị kiến thức chuyên sâu về kế toán nên chưa phù hợp cho những người sau khi tốt nghiệp vào làm nghề kiểm toán chuyên nghiệp. Nếu có chuyên ngành hẹp về kiểm toán thì nội dung, chương trình xây dùng cho chuyên ngành này ngoài khối lượng kiến thức cơ sở chuyên ngành được kết cấu hợp lý cần thiết phải tăng cường các môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Trong khối kiến thức cơ sở chuyên ngành cần thiết phải trang bị phần lớn các kiến thức về luật như đại cương, các luật chuyên ngành (luật doanh nghiệp, luật tài chính, luật thuế, luật kế toán…). Trong khối kiến thức chuyên ngành cần tăng cường các kiến thức về nghề nghiệp kế toán, đặc biệt là kiểm toán (lý thuyết kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán dự án, kiểm toán ngân sách…). Có như vậy, với nền tảng ban đầu, chất lượng của kiểm toán nói chung và kiểm toán viên nói riêng trong quá trình thực thi nhiệm vụ mới đảm bảo chất lượng. Khối lượng kiến thức các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành kiểm toán hiện nay trong các trường đại học là quá Ýt nên ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc trong ngành kiểm toán.

Tuy nhiên, nếu chỉ có nội dung, chương trình hợp lý không thôi thì chưa đủ mà cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngò giáo viên nhằm nâng cao tính chủ động của sinh viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy là công việc thường xuyên của giảng viên trong các trường đại học. Mỗi môn

học có đặc điểm khác nhau, yêu cầu và nội dung khác nhau nên không thể có một phương pháp chung. Đối với các môn học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, đổi mới phương pháp giảng dạy phải đạt được mục đích cơ bản là sinh viên tiếp thu được lý luận cơ bản về kế toán, kiểm toán trong điều kiện hội nhập, đồng thời vận dụng được lý luận để xử lý vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý kinh tế, tài chính và tư vấn về kế toán, kiểm toán.

Trong những năm qua, phương pháp giảng dạy ở hầu hết các trường đại học là độc thoại, giảng viên đọc bài giảng sinh viên ghi chép theo. Do đó, hạn chế tính mở rộng, gợi mở vấn đề, sinh viên Ýt động não, thụ động dẫn đến tiếp nhận kiến thức không đạt hiệu quả cao, không có tư duy mới. Vì vậy, cần phải đổi mới phương pháp, kết hợp phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, giảng lý thuyết đi đôi với thực hành, tập trung xử lý các tình huống mà trong thực tế hay gặp phải để nâng cao tính chủ động, phương pháp tư duy và khả năng thích ứng thực tế của người học.

Ba là, các trường đại học và các cơ quan thực tế phải có sự phối kết hợp

chặt chẽ trong việc chỉ đạo, giúp đỡ sinh viên trong quá trình thực tập cuối khoá.

Quá trình thực tập, giúp sinh viên bước đầu làm quen với môi trường làm việc thực tế, vận dụng những lý luận đã tiếp thu được trong nhà trường vào thực tế để nhận biết quy trình làm việc. Trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo kế toán kiểm toán nói riêng có xu hướng giảm sút, đặc biệt là tính thích ứng với thực tiễn. Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Song, một nguyên nhân rất cơ bản là chưa kết hợp được lý thuyết với thực hành, quá trình thực tập tốt nghiệp chưa có hiệu quả nếu không muốn nói là hình thức, vì quy mô sinh viên thực tập quá lớn, doanh nghiệp thiếu trách nhiệm và khó khăn nhiều mặt như địa điểm, chỗ ngồi, người hướng dẫn… Do đó, các cơ quan chủ quản, doanh nghiệp và nhà trường cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, thậm chí phải có những hợp đồng thỏa thuận hàng năm, có trách nhiệm, nghĩa vô và những quyền lợi cụ thể giữa các bên trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ sinh viên thực tập…

Bốn là, phát huy vai trò chức năng và trách nhiệm của các cơ quan quản

Cần xác định phân nhiệm rõ vai trò, chức năng và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán cũng như của Hội nghề nghiệp trong việc xây dựng chế độ, chính sách và các quy định khác về tiêu chuẩn tuyển dụng, thi tuyển kiểm toán viên theo ngạch, bậc. Hàng năm cần có sự đánh giá chất lượng nhân viên kiểm toán, kiểm toán viên các cấp bởi một Hội đồng đánh giá chất lượng, Hội đồng này cần có sự tham gia của nhiều phía như đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, Hội nghề nghiệp, các công ty kiểm toán lơn, các chuyên gia kế toán, kiểm toán đầu ngành hoặc giữa các công ty có thể có sự kiểm tra chất lượng theo hình thức kiểm tra chéo…

Năm là, cần thành lập các trung tâm đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu về

kiểm toán.

Để nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm toán viên, Hội kế toán Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Tài chính, các công ty kiểm toán trong và ngoài nước để thực hiện việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngò kiểm toán viên. Để thực hiện được điều này, trước hết phải có quy định bắt buộc đối với những người làm nghề kiểm toán nói chung và kiểm toán viên các cấp nói riêng trong việc đăng ký thời gian Ýt nhất một năm từ 5 đến7 ngày tham gia líp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

Sáu là, các công ty kiểm toán muốn nâng cao uy tín của mình về chất

lượng dịch vụ tư vấn, kiểm toán cần có kế hoạch cụ thể về tiêu chuẩn tuyển dụng, kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ và gửi đi đào tạo ở nước ngoài, đồng thời tham gia tích cực vào việc đánh giá chất lượng của nhân viên kiểm toán. Trên thực tế một số công ty kiểm toán ở nước ta như VACO… đã có nhiều cố gắng trong vấn đề này. song, nhìn chung để nâng cao chất lượng kiểm toán hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hội nhập ở nước ta đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị từ nhà trường, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, các công ty kiểm toán và các cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán.

III. KÊT LUẬN:

Kiểm toán là loại hình mới được hình thành ở Việt nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường của ta vẫn chưa phát triển, vì thế dịch vụ kiểm toán ở nước ta chưa thực sự phát triển tương xứng với vai trò của nó, không những chưa phát triển mà nó còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần phải được tháo gỡ để cho dịch vụ kiểm toán nước ta phát triển đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong sự bất cập chung của dịch vụ kiểm toán thì nổi lên đó là vấn đề đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên. Đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên nó giữ vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công của cuộc kiểm toán, đến chất lượng dịch vụ kiểm toán được cung cấp. Chính vì lý do vậy mà việc đề gia được những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết để từ đó nêu lên được thực trạng về đạo nghề nghiệp kiểm toán viên hiện nay và tìm ra được những giải pháp nhằm khắc phục được những thực trạng đó là việc làm còn quan trọng hơn. Nhưng để cho các lý luận trên có thể được vận dụng vào thực tiễn thì cần phải có sự quan tâm chỉ đạo và phối kết hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, sự kết hợp của các tổ chức, các công ty kiểm toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán cũng như là đào tạo cán bộ nhân viên kiểm toán viên. Nhưng dù dùng phương pháp nào đi chăng nữa để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của mỗi kiểm toán viên thì việc làm quan trọng nhất vẫn là bản thân mỗi kiểm toán viên phải không ngừng rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ, tự hoàn thiện về nhân cách đạo đức.

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên chuan (Trang 37 - 42)

w