Hàm lƣợng vật chất khô, protein thô và tỉ lệ lá/thân của cây chùm ngây

Một phần của tài liệu khảo sát mức độ ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) tại thành phố cần thơ (Trang 36)

chùm ngây trong thí nghiệm

Bảng 4.6 Hàm lƣợng DM, CP và tỉ lệ lá/thân của cây chùm ngây (%) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P VC HC VC*HC DM 22,79 22,67 22,31 0,47 0,77 CP 19,77 21,00 19,98 0,44 0,19 Lá/thân 75,09 68,00 72,91 2,38 0,19

Kết quả từ Bảng 4.6 cho thấy với các nghiệm thức khác nhau ảnh hƣởng đến đặc tính sinh trƣởng và năng suất của cây nhƣng không làm thay đổi giá trị dinh dƣỡng của cây. Hàm lƣợng DM và CP không khác biệt nhau giữa các nghiệm thức (P>0,05). 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 NSCX NSCK Tấn/ha Năng suất HC VC*HC VC

26

Hàm lƣợng DM ở các nghiêm thức dao động từ 22,31-22,79%. Kết quả này cao hơn kết quả của Lƣu Hữu Mãnh và ctv (2005) chỉ dao động từ 16,80- 18,90%. So với kết quả của Bạch Tuấn kiệt (2007) chỉ 14,69% vẫn thấp hơn kết quả thí nghiệm.

Tuy nhiên thì hàm lƣợng CP ở thí nghiệm chỉ từ 19,77-21,00%, thấp hơn so với kết quả của Lƣu Hữu Mãnh và ctv (2005) là từ 25,54-26,39%, kết quả của Bạch Tuấn Kiệt (2005) cao nhất với hàm lƣợng CP là 28,03% là do cây của thí nghiệm trồng vào mùa mƣa, tác động của thời tiết cây chậm phát triển, sau bón phân thì cây mới phát triển trở lại. Nên ảnh hƣởng đến thành phần dƣỡng chất trong cây. Tuy nhiên so với các kết quả nghiên cứu về giống cỏ hòa thảo thì hàm lƣợng CP của thí nghiệm cao hơn rất nhiều. Ở cỏ voi, cỏ sả, cỏ lông tây hàm lƣợng CP lần lƣợt là 8,33%, 8,26%, 11,52% (Nguyễn Thiết, 2012) rất thấp so với kết quả thí nghiệm cây chùm ngây dao động từ 19,77- 21,00%.

Tỉ lệ lá/thân của cây chùm ngây ở các nghiệm thức trong thí nghiệm cũng không có sự khác biệt ý nghĩa (P=0,19), nhìn chung thì tỉ lệ lá/thân của nghiệm thức VC cao nhất là 75,09% tƣơng đƣơng với nghiệm thức VC*HC 72,91% và thấp nhất ở HC chỉ 68,00%. Tỉ lệ lá trên thân tƣơng đối thấp là do số nhánh lá trên thân giảm, do ảnh hƣởng của thời tiết, mƣa nhiều vàng lá và rụng.

27

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu khảo sát mức độ ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) tại thành phố cần thơ (Trang 36)