Năng suất chất xanh, năng suất chất khô và năng suất protein của cây

Một phần của tài liệu khảo sát mức độ ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) tại thành phố cần thơ (Trang 34)

cây chùm ngây trong thí nghiệm

Bảng 4.5 Năng suất chất khô, năng suất chất xanh và năng suất protein của cây chùm ngây (tấn/ha) Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P VC HC VC*HC NSCX 4,15a 1,09b 3,60a 0,49 0,01 NSCK 0,94a 0,24b 0,80a 0,11 0,01 NSCP 0,19a 0,05b 0,16a 0,02 0,01 Ghi chú: a,b

những số liệu cùng hàng có ít nhất một chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

24

Từ Bảng 4.5 nhìn chung cho thấy năng suất của cây ở các nghiệm thức luôn khác biệt nhau có ý nghĩa. Năng suất ở nghiệm thức VC và nghiệm thức VC*HC tƣơng đƣơng nhau và cho kết quả cao nhất, riêng nghiệm thức HC cho kết quả thấp nhất. Kết quả này là do ở nghiệm thức VC sử dụng phân vô cơ cung cấp nhiều dƣỡng chất, dễ hấp thu tác động nhanh, mạnh lên sự sinh trƣởng và phát triển của cây.

So về năng suất chất xanh có sự khác biệt có ý nghĩa (P=0,01), ở nghiệm thức VC có năng suất chất xanh cao nhất là 4,15 tấn/ha; nghiệm thức VC*HC là 3,6 tấn/ha và thấp nhất ở nghiệm thức HC chỉ 1,09 tấn/ha. Kết quả trên có sự trên lệch rất lớn với kết quả của Bạch Tuấn Kiệt (2007) là 15,09 tấn/ha. Kết quả này vẫn thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lƣu Hữu Mãnh và ctv (2005)

thu hoạch ở 70 ngày dao động từ 7,63-11,1 tấn/ha.

Năng suất chất khô cũng có sự khác biệt có ý nghĩa (P=0,01), NSCK dao động từ 0,24-0,94 tấn/ha trong khi đó theo Lƣu Hữu Mãnh và ctv (2005) thì thu hoạch ở thời điểm 70 ngày cho kết quả từ 2,0-1,44 tấn/ha cao hơn kết quả thí nghiệm, tuy nhiên kết quả này vẫn tƣơng đƣơng với kết quả thu hoạch ở 157 ngày từ 0,82-1,06 tấn/ha.

Theo kết quả nghiên cứu về NSCK của Reyes S.N (2006) 24,7 tấn/ha do mật độ trồng cao 750.000 cây/ha ở năm thứ nhất, NSCK giảm ở năm thứ hai chỉ 10,4 tấn/ha khi mật độ trồng 500.000 cây/ha.

Về năng suất protein vẫn có sự khác biệt ý nghĩa (P=0,01), kết quả thí nghiệm cho thấy NSCP dao động ở khoảng 0,05-0,19 tấn/ha. Ở nghiệm thức VC cho năng suất protein cao nhất là 0,19 tấn/ha, so với nghiệm thức HC cho năng suất thấp nhất chỉ 0,05 tấn/ha. Kết quả thí nghiệm thấp hơn nhiều so với kết quả của Lƣu Hữu Mãnh và ctv (2005) từ 0,368-0,523 tấn/ha. Tuy nhiên kết quả thí nghiệm vẫn tƣơng đƣơng với kết quả của Lƣu Hữu Mãnh và ctv (2005) khi thu hoạch ở thời điểm 157 ngày là từ 0,197-0,298 tấn/ha.

25

Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện năng suất chất xanh, năng suất chất khô Sự khác biệt về năng suất chất xanh, năng suất chất khô của cây chùm ngây ở các nghiệm thức đƣợc trình bày ở Hình 4.7.

Từ kết quả trên cho thấy năng suất ở các nghiệm thức có sự khác nhau là do sử dụng phân bón khác nhau. Kết quả thí nghiệm vẫn còn thấp hơn với các kết quả nghiên cứu trƣớc là do cây trồng ở những nơi khác nhau, điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhƣỡng và mùa vụ thu hoạch khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau (Areghore, 2002).

Một phần của tài liệu khảo sát mức độ ảnh hưởng của phân bón lên khả năng sinh trưởng và tính năng sản xuất của cây chùm ngây (moringa oleifera, lam) tại thành phố cần thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)