Lựa chọn ứng dụng và đánh giá một số bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ cầu lông trường THPT gia lộc hải dương (Trang 34)

thuật bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng

3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bật nhảy đập cầu và lựa chọn các bài tập chuyên môn

Để giúp cho công tác nghiên cứu và huấn luyện đạt đƣợc hiệu quả cao, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia và một số giáo viên dạy bộ môn thể dục các VĐV, HLV Có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Sau khi tiến hành phỏng vấn đề tài thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng bật nhảy đập cầu của đội tuyển nữ Cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng

(n=25)

TT

Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn

Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Số phiếu tán thành % Số phiếu tán thành % Số phiếu tán thành %

I Các yếu tố khả năng phối hợp

28

2. Khả năng phối hợp giữa tay đập và chân bật nhảy

12 48 9 36 4 16

3. Lỗi các giai đoạn kỹ thuật trong bật nhảy

18 72 6 24 1 4 4. Cách cầm vợt 12 48 9 36 4 16 II Sự phát triển các tố chất thể lực 5. Sức nhanh 17 68 6 24 2 8 6. Sức mạnh 18 72 6 24 1 4 7. Sức bền 15 60 8 32 2 8 8. Khéo léo 11 44 11 44 3 12 9. Khả năng phối hợp vận động 17 68 7 28 1 4

Qua kết quả ở bảng 3.3 cho thấy đa số các HLV, giáo viên đều cho rằng các yếu tố sau ảnh hƣởng tới khả năng bật nhảy đập cầu trong đánh cầu của VĐV Cầu lông, đó là sức nhanh (68%), sức mạnh (72%), sức bền (60%), và năng lực phối hợp động tác (68%).

Sức nhanh là khoảng thời gian thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Đƣợc tổng hợp của 3 yếu tố: thời gian phản ứng, thời gian thực hiện một động tác riêng lẻ và tần số động tác trong yếu tố quyết định các dạng sức nhanh đó là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ dƣới tác động của tập luyện sức nhanh biến đổi chậm hơn so với sức mạnh, bền, để phát triển sức nhanh tăng cƣờng độ linh hoạt và tốc độ dẫn chuyền hƣng phấn ở trung tâm thần kinh và bộ máy vận động, cần tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ và nâng cao góc độ thả lỏng cơ, để đạt dƣợc điều đó yêu cầu bài tập có tần số cao, trọng tải nhỏ và thời gian nghỉ dài, sức nhanh phản ứng vận động chia làm 3 loại: sức nhanh phản ứng vận động đơn giản, sức nhanh phản ứng vận động phức tạp và sức nhanh phản ứng vận động lựa chọn. Trong môn Cầu lông thì

29

sức nhanh phản ứng vận động phức tạp có ý nghĩa rất cao. Sức nhanh phản ứng vận động là khả năng đáp lại nhanh nhất những tín hiệu xuất hiện đột ngột bằng những hành vi vận động định trƣớc. Huấn luyện sức nhanh phản ứng vận động, ngƣời ta xác định giai đoạn phán đoán, ghi nhận động tác đối phƣơng. Chính vì vậy mà ngƣời ta thƣờng sử dụng những bài tập phản ứng với vật di động, di chuyển theo lời nói, theo tín hiệu tay, các bài tập di chuyển chéo, lên, xuống 4 góc sân, di chuyển đổi hƣớng đột ngột, bật nhảy di chuyển các vị trí.

Sức mạnh của cơ phụ thuộc vào thiết diện ngang của các nhóm cơ cho nên khi thiết diện ngang của cơ tăng, thì sức mạnh cũng tăng. Quá trình tập luyện nó làm tăng thiết diện ngang của cơ gọi là sự phì đại cơ, cơ sở sinh lý để phát triển sức mạnh là tăng cƣờng số lƣợng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động, nhất là các đơn vị vận động nhanh chứa các sợi cơ có khả năng phì đại cơ lớn do đó trọng tải phải lớn để gây hƣng phấn đối với các đơn vị vận động nhanh, có ngƣỡng hƣng phấn thấp do đó trọng tải không nhỏ hơn 70% sức mạnh tích cực tối đa. Trong hoạt động TDTT hay tất cả các tố chất thể lực đƣợc phát triển, việc hoàn thiện một tố chất thể này bao giờ cũng kéo theo sự hoàn thiện tố chất vận động khác. Chính vì vậy trong quá trình huấn luyện cần chú ý đến hoàn thiện các tố chất thể lực, bên cạnh đó phải biết kết hợp nhip nhàng các tố chất thể lực với kỹ thuật động tác. Đó chính là khả năng phối hợp vận động, năng lực phối hợp vận động đƣợc thể hiện ở khả năng tiếp thu cũng nhƣ việc sử dụng các kỹ xảo thể thao để thực hiện nhiêm vụ nào đó. Để giúp cho công tác huấn luyện khả năng phối hợp vận động đƣợc tốt thì ngoài việc phát triển các năng lực nhịp điệu, phản ứng cần chú ý đến năng lực thích ứng (chuyển đổi động tác) bằng các bài tập phối hợp với yêu cầu cao về độ chính xác các thông số thời gian, không gian và dùng sức các bài tâp chiến thuật và thi đấu cho mọi đối tƣợng khác nhau.

Sức bền trong cầu lông là khả năng duy trì các hoạt động trong một thời gian dài với cƣờng độ lớn. Do đăc điểm môn Cầu lông khác với môn

30

Bóng đá, Bóng rổ, thi đấu Cầu lông đƣợc tính theo hiệp, thời gian mỗi hiệp không quy định tùy thuộc vào trình độ vận động viên hai bên cho nên các vân động viên cấp cao có trình độ ngang nhau thi đấu với cƣờng độ cao và thời gian kéo dài một trận từ 2 - 3h. Chính vì cƣờng độ và thời gian thi đấu kéo dài cho nên đòi hỏi VĐV một sự chuẩn bị tốt về thể lực đặc biệt là sức bền chuyên môn. Trong quá trình huấn luyện sức bền thì cần chú ý đến các yếu tố sau: cƣờng độ bài tập, thời gian bài tập, thời gian nghỉ giữa quãng, tính chất nghỉ ngơi và số lần lặp lại.

3.2.2. Lựa chọn các bài tập đánh giá chuyên môn nhằm nâng cao khả năng bật nhảy đập cầu cho nữ VĐV cầu lông trường THPT Gia Lộc - Hải Dương

Trong quá trình lựa chọn các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao khả năng bật nhảy đập cầu cho nữ VĐV Cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng thì cần phải:

- Lựa chọn những bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Cầu lông với lƣợng đối kháng chƣa tới mức tối đa, tốc độ phải đạt cực đại. Áp dụng tùy theo nhiệm vụ phát triển sức mạnh cho bộ phận thực hiện động tác kỹ thuật nào đó.

- Lựa chọn những bài tập phát triển sức mạnh phải có cấu trúc gần giống với cấu trúc kỹ thuật động tác để sau khi thực hiện các bài tập này thì định hình động tác kỹ thuật chuyên môn mà không bị phá vỡ, giúp cho việc thực hiện các kỹ thuật động tác đó đƣợc tốt hơn.

- Động viên các VĐV cố gắng lặp lại thêm một số lần nữa khi cơ thể họ đã kiệt sức thì mới có hiệu quả nâng cao khả năng bật nhảy đập cầu phát triển sức mạnh tốc độ.

- Kết hợp các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn với các bài tập phát triển chung để phát triển toàn diện nhằm nâng ca thành tích VĐV.

31

Trong quá trinh sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh chung cần hạn chế sử dụng các bài tập tĩnh để gây hiệu quả xấu tới việc thực hiên động tác.

Trên cơ sở lý luận và qua thực tiễn việc huấn luyện VĐV Cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng chúng tôi đƣa ra hệ thống các bài tập thực nghiệm để nâng cao khả năng bật nhảy đập cầu cho nữ VĐV Cầu lông trƣờng THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng. Để chọn đƣợc những bài tập hợp lý nhất đƣa vào thực nghiêm đạt hiệu quả tốt, đúng mục đích chúng tôi tiến hành phỏng vấn số giáo viên, huấn luyện viên, chuyên gia bằng phiếu phỏng vấn. Kết quả đƣợc trình bày tại bảng 3.4 (n = 25)

Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao khả năng bật nhảy đập cầu của đội tuyển nữ Cầu lông trƣờng

THPT Gia Lộc - Hải Dƣơng (n=25)

TT Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn

Quan trọng ít quan trọng Không quan trọng

Số phiếu tán thành % Số phiếu tán thành % Số phiếu tán thành % I Các bài tập phát triển thể lực

1 Gánh tạ 12kg bật nhảy đổi chân liên tục 19 76 5 20 1 4

2 Nhảy dây tốc độ 18 80 5 20 2 8

3 Đứng lên ngồi xuống hai chân 9 36 10 40 6 24

4 Gánh tạ trọng lƣợng nhỏ chạy đạp sau 19 76 5 20 1 4 5 Tại chỗ bật với chạm vào vật trên cao 12 48 8 32 5 20 6 Tại chỗ bật nhảy bằng hai chân co đeo

bao cát 12 48 10 40 3 12

7 Gánh tạ trọng lƣợng nhỏ bƣớc bục 15 60 8 32 2 8 8 Gánh tạ đứng lên ngồi xuống liên tục 11 44 10 40 4 16

32

9 Bài tập thi đấu 18 72 6 24 1 4

10 Lăng tạ ante 0,5kg liên tục 20 lần tốc độ

cao 12 48 9 36 4 16

11 Chạy đạp sau lên dốc 20 80 2 8 3 12

12 Bài tập bật bục cao 40cm 19 76 4 16 2 8

13 Bật cóc 20m 11 44 10 40 4 16

14 Nhảy lò cò 1 chân 15m 9 36 10 40 6 24

15 Đứng lên ngồi xuống bằng một chân 13 52 10 40 2 8 II Các bài tập phát triển kỹ thuật

16 Ngồi bật nhảy đập cầu ở 4 góc 18 72 5 20 2 8

17 Bật nhảy đập cầu thẳng vào ô 20 80 2 8 3 12

18 Di chuyển đập cầu hai góc lƣới và hai

góc cuối sân liên tục 11 44 10 40 4 16

19 Tại chỗ bật nhảy đánh cầu 21 84 2 8 2 8

20 Di chuyển ngang bật nhảy đập cầu cuối

sân 18 72 3 12 4 16

21 Di chuyển 3 bƣớc bật nhảy đập cầu. 15 60 7 28 3 12 22 Bật nhảy đập cầu hai góc lƣới 19 76 4 16 2 8

23 Bật nhảy đập cầu chéo vào ô. 20 80 3 12 2 8

24 Di chuyển bật nhảy đập cầu khắp sân 18 72 5 20 2 8

Dựa trên kết quả phỏng vấn bảng 3.4 kết hợp với cơ sở lý luận đã nêu (đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi 16 - 18, cơ sở khoa học, huấn luyện thể lực, cơ sở sinh lý các tố chất vận động). Chúng tôi quan tâm đến các bài tập có phiếu phỏng vấn ở mức quan trọng ( chiếm từ 70% trở lên), chúng tôi lựa chọn tổng hợp đƣợc 13 bài tập để nghiên cứu:

33

Bài tập 1: Gánh tạ 12kg bật đổi chân liên tục. Bài tập 2: Gánh tạ trọng lƣợng nhỏ chạy đạp sau. Bài tập 3: Bài tập bật bục cao 40cm

Bài tập 4: Bài tập bật cóc 20m. Bài tập 5: Nhảy dây tốc độ.

Bài tập 6: Lăng tạ ante 0,5kg liên tục 20 lần tốc độ cao. * Nhóm 2: Các bài tập kỹ thuật

Bài tập 1: Bật nhảy đập cầu thẳng vào ô Bài tập 2: Bật nhảy đập cầu chéo vào ô.

Bài tập 3: Di chuyển ngang bật nhảy đập cầu liên tục phía cuối sân. Bài tập 4: Di chuyển 3 bƣớc bật nhảy đập cầu.

Bài tập 5: Di chuyển đập cầu hai góc lƣới và hai góc cuối sân. Bài tập 6: Di chuyển bật nhảy đập cầu khắp sân.

Bài tập 7: Thi đấu thử. * Bài tập phát triển thể lực

Việc phát triển các tố chất thể lực là mặt cơ bản của quá trình huấn luyện bao gồm thể lực chung và thể lực chuyên môn. Mặt khác quá trình thực hiện kỹ thuật đập cầu không thể mang lại hiệu quả khi các yếu tố thể lực không đủ tăng cƣờng uy lực của kỹ thuật này. Chính vì vậy mà việc lựa chọn các bài tập phát triển thể lực trong các môn thể thao nói chung và môn Cầu lông nói riêng hết sức quan trọng.

Bài tập 1: Bài tập gánh tạ 12kg bật nhảy đổi chân liên tục - Mục đích

Phát triển sức mạnh tối đa cho bật nhảy đập cầu.

- Yêu cầu: Thực hiện tích cực tối đa trong mỗi lần thực hiện, bật bằng mũi bàn chân, lƣng thẳng.

34

- Cƣờng độ: Tối đa.

- Thời gian nghỉ giữa các tổ 5 phút, nghỉ tích cực. Bài tập 2: Gánh tạ trọng lƣợng nhỏ chạy đạp sau - Mục đích:

Phát triển sức manh tốc độ cho các nhóm cơ chi dƣới.

- Yêu cầu: Thực hiện tích cực tối đa trong mỗi lần thực hiện. - Lƣợng vận động: 3 tổ x 10 lần

- Cƣờng độ: Tối đa.

- Thời gian nghỉ giữa các tổ 4 - 5 phút. Bài tập 3: Bài tập bật bục cao 40 cm

- Mục đích: Phát triển sức bền, mạnh cho các nhóm cơ tam đầu cẳng chân và nhóm cơ đùi nhằm nâng cao khả năng phối hợp động tác.

- Yêu cầu: Bật nhanh, đầu gối vuông góc. - Lƣợng vận động: 3 tổ x 30 lần.

- Cƣờng độ: Tối đa.

- Thời gian nghỉ giữa các tổ là 2 phút. Bài tập 4: Bài tập bật cóc 20 m

- Mục đích: Nhằm phát triển sức mạnh của các nhóm cơ cẳng chân, nhóm cơ đùi, nhằm nâng cao sức bật trong phối hợp động tác.

- Yêu cầu: Thực hiện tích cực tối đa trong mỗi lần thực hiện. - Lƣợng vận động: 2 tổ x 20 lần.

- Cƣờng độ: Tối đa.

- Thời gian nghỉ giữa các tổ 2 phút. Bài tập 5: Nhảy dây tốc độ

- Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ của nhóm cơ chi trên đặc biệt là các cơ tham gia vào hoạt động của cổ tay và nhóm cơ chi dƣới, tăng độ linh hoạt của khớp cổ tay.

35

- Yêu cầu: Bật nhanh bằng mũi chân trên và sử dụng khớp cổ tay. - Lƣợng vận động: 3 tổ x 1 phút

- Cƣờng độ: Tối đa.

- Thời gian: Nghỉ giữa các tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực. Bài tập 6: Lăng tạ Ante 0,5 kg liên tục 20 lần tốc độ cao

- Mục đích: Nhằm phát triển sức mạnh tốc độ của chi trên và sự linh hoạt của khớp cổ tay.

- Yêu cầu: Lăng nhanh có lực bột phát của cổ tay. - Lƣợng vận động: 3 tổ x 1 phút

- Cƣờng độ: Tối đa.

- Thời gian nghỉ giữa các tổ 2 phút. * Bài tập kỹ thuật

Bài tập 7: Bật nhảy đập cầu thẳng vào ô

Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ và tính ổn định của kỹ thuật, tăng độ chuẩn xác về điểm rơi.

- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật, kết hợp động tác bật nhảy, đƣờng cầu đi phải cắm, và có lực mạnh về phía đƣờng thẳng dọc biên của sân.

- Lƣợng vận động: 3 tổ x 2 phút

- Cƣờng độ: Thực hiện 80% sức tối đa.

- Thời gian: Nghỉ giữa các tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực tránh thụ động hoàn toàn.

Bài tập 8: Bật nhảy đập cầu chéo vào ô

- Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ và tính ổn định của kỹ thuật, tăng độ chuẩn xác về điểm rơi.

- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật, phát huy lực tối đa sao cho đƣờng cầu đi cắm chéo sân vào ô quy định, phải kết hợp bật nhảy.

- Lƣợng vận động: 3 tổ x 2 phút

36

- Thời gian: Nghỉ giữa các tổ 2 phút, nghỉ ngơi tích cực tránh thụ động. Bài tập 9: Di chuyển ngang bật nhảy đập cầu liên tục phía cuối sân - Mục đích:

Phát triển sức mạnh bền và khả năng phối hợp vận động trong đập cầu. - Yêu cầu: Thực hiện di chuyển ngang bật nhảy đập cầu đúng kỹ thuật, phát huy lực tối đa sao cho đƣờng cầu đi cắm và có lực.

- Lƣợng vận động: 3 tổ x 2 phút - Cƣờng độ: 60% sức.

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật bật nhảy đập cầu cho đội tuyển nữ cầu lông trường THPT gia lộc hải dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)