Makeup theo từng thời kỳ ở phương Tây (1) Thập niên

Một phần của tài liệu Trang điểm cơ bản 01 (Trang 26)

(1) Thập niên 1990

Bối cảnh lịch sử

Đầu thế kỷ 20, ở phường Tây do ảnh hưởng từ cuối thế kỷ 19, khi đó những quốc gia phát triển ở phương Tây làm giàu thông qua tiến hành khai thác thuộc địa, vẫn đang hưởng cuộc sống giàu có và phát triển cho đến trước Chiến tranh Thế giới thứ I.

Công nghiệp chế tạo mỹ phẩm đã rất phát triển, có thể sản xuất ra kem mát xa(massage) từ năm 1901 cũng như sản xuất hàng loạt dầu gội và các sản phẩm chăm sóc móng tay móng chân.Năm 1908, 1909 Elizabeth Arden và Helena Rubinstein mở thẩm mỹ viện và bắt đầu cho ra mắt những sản phẩm làm đẹp.

Đầu thế kỷ 19 là thời điểm khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ nhanh nhất, xã hội dần dần có sự thay đổi từ những cái mang tính cảm giác sang những cái mang tính suy ngẫm, từ hình thức sang chức năng, tuy nhiên trong lĩnh vực thời trang và makeup hầy như không có thay đổi gì lớn.

Lina Cavallier (năm 1908)

Makeup

Việc sản xuất mỹ phẩm hàng loạt được hợp pháp hóa, lượng tiêu thụ mỹ phẩm cơ bản tăng lên và việc trang điểm một cách tự nhiên lấy chủ đạo là việc thể hiện làn da sạch rất được thịnh hành.

Năm 1909, chuyến công diễn của đoàn Ba lê Nga với trang phục mang màu sắc phương Đông đã gây ảnh hưởng rất lớn trong cảm giác của những người phương Tây, tạo nên hiệu ứng mùa xuân phương Đông và màu sắc trong trang điểm cũng bị ảnh hưởng nhiều của màu sắc phương Đông. Vào thời đó thịnh hành lối trang điểm kẻ mắt sao cho mắt trông đen và dài như mắt người châu Á, phấn mắt màu vàng và trang điểm môi thường sử dụng những sắc màu mạnh như đỏ hoặc hồng. Điều này có thể coi là việc thử nghiệm của một phần những phụ nữ cấp tiến hơn là việc thịnh hành nhất thời.

Quảng cáo mỹ phẩm những năm 1990 (Elizabeth Arden)

Tóc

Vào đầu những năm 1990 rất thịnh hành „kiểu Pampadour‟. Tóc mái dài được trải ngược lên trên trán, đôi chỗ được kẹp bằng những chiếc kẹp nhân tạo, khiến tóc phồng ra, phần tóc phía sau thịnh hành kiểu Chignon được buộc gọn lại. Phía trên kiểu đầu phồng này người ta thường đội mũ hoặc cắm hoa hoặc những dải Ribbon lên.

Marcel, một nhà tạo mẫu tóc đã phát triển kiểu Marcel wave, bó bộ phận tóc lại, tăng nhiệt độ để tạo nên những đường lượn sóng trên tóc, đây được coi là khởi nguồn của việc uốn tóc (permanent). Bên cạnh đó chất màu tóc hợp tính được phát triển nên cũng thịnh hành trong giới nữ lưu việc nhuộm tóc mái màu nâu đỏ.

Thời trang

Thời trang những năm đầu 1900 vẫn nhằm phô trương sự giàu có và thân phận hơn là mang tính thực dụng, từ cuối thế kỷ này lại thình hành „S letter style‟ với kiểu thời trang rực rỡ theo ảnh hưởng của làn gió nghệ thuật mới. Lối thời trang này nhấn mạnh quá đà những đường cong của người phụ nữ, làm cho eo thon lại, mông căng và tròn tạo thành hình chữ S, khi đi ra ngoài thường sử dụng gang tay và đội mũ có gắn mạng che mặt.

Sự xuất hiện của nhà thiết kế Paul Poiret đã giúp chị em phụ nữ giải thoát khỏi chiếc áo nịt ngực và tạo nên một truyền kỳ mới trong lịch sử thời trang hiện đại. Nửa sau thập niên 1900, dáng hình chữ S được thay đổi sang dáng hình chữ T với những chiếc mũ rộng vành rực rỡ.

(2) Những năm 1910

Bối cảnh lịch sử

Những năm 1910 chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ I (năm 1914) dẫn đến sự biến đổi xã hội lớn nhất trong thế kỷ 20, cũng như hàng loạt những thay đổi khác như cách mạng Bôn sê vích tại Nga, sản xuất hàng loạt thông qua việc đưa vào sử dụng hệ thống băng chuyền của hang ô tô Ford.

Sau Thế chiến lần thứ I, số lượng phụ nữ đi làm tăng lên, tiếng nói đòi nữ quyền ngày càng nhiều và nữ giới cũng bắt đầu tham gia vào những môn thể thao năng động.

Sau năm 1912 công nghiệp phim ảnh bắt đầu phát triển, quần chúng cũng bắt đầu cho thấy sự quan tâm đối với các xu hướng thịnh hành về trang điểm, kiểu tóc và thời trang v.v thông qua những bộ kịch câm được chính thức ra mắt. Vào thời kỳ này việc truyển tải tin tức qua các phương tiện truyền thông được phổ biến hóa, kỹ thuật nhuộm vải cũng được đa dạng hóa nhờ sự phát triển của công nghiệp.

Trang điểm

Vào những năm 1910, những ngôi sao đại chúng xuất hiện trên phim ảnh hay các show diễn rất được mến mộ, trang phục và cách trang điểm của họ trở thành chủ đề nóng của dân thường và dân thường cũng bắt đầu bắt chước cách trang điểm và trang phục của họ. Đặc biệt, nữ diễn viên „Theda Bara‟ trong phim „Vamp‟, đóng vai người đàn bà hư hỏng, với cách trang điểm lông mày mỏng được kẻ chì theo đường thẳng, vùng mắt được đánh tạo bóng đậm, mi mắt đánh Mascara khiến cho đôi mắt trông có vẻ thần bí và sâu sắc hơn, tạo cảm giác gợi cảm đã nhận được rất nhiều quan tâm từ quần chúng.

Kể từ thời điểm đó thẩm mỹ viện và các loại chỉnh hình thẩm mỹ bắt đầu thịnh hành, thậm chí một vài người đi đầu trong lĩnh vực thời trang đã tiến hành phẫu thuật chỉnh hình như loại bỏ nếp nhăn để làm đẹp.

Theda Bara

Tóc

Trong bối cảnh Thế chiến thứ I rất nhiều phụ nữ đã phải thay nam giới đến làm việc trong các nhà máy sản xuất binh nhu và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. Các kiểu tóc đơn giản, dễ thực hiện trở nên phát triển, đặc biệt kiểu tóc ngắn (bob) rất được thịnh hành. Xu hướng này bắt đầu sau khi nghệ sĩ nhày Tango nổi tiếng „Irene Castle‟ đã để kiểu tóc Bob và nhảy.

Bất chấp sự phản đối và tranh cãi từ phái nam, kiểu tóc ngắn vẫn ngày càng được chị em phụ nữ ưa chuộng, đến khoảng năm 1919 có thể nhìn thấy rất nhiều phụ nữ trẻ với kiểu tóc ngắn, trang điểm sáng rõ, mặc váy ngắn, hút thuốc lá đi ngoài đường. Kiểu mũ thịnh hành thời kỳ này là kiểu to với phần đội rộng và có trang trí lông vũ hoặc kiểu mũ có chóp cao và phần đội hẹp.

Thời trang

Kể từ nửa sau những năm 1900, do ảnh hưởng của nhà thiết kế „Paul Poiret‟, thời trang thực dụng và năng động được phổ biến hóa, áo nịt ngực biến mất, màu sắc quần áo thường được sử dụng là màu đen, màu nâu và màu trắng.Nữ giới đa số mặc váy đầm thoải mái không cần áo nịt ngực tuy nhiên phần từ đầu gối đến cổ chân khá hẹp gây khó khăn trong việc bước đi.Càng về cuối chiều dài của váy càng được ngắn lại, thậm chí còn xuất hiện cả quần áo bơi khoe ra khá nhiều bộ phận cơ thể.

Bên cạnh đó, áo choàng rộng và quần áo mặc khi đi ô tô cũng khá thịnh hành nhưng chúng lại không mang tính thực dụng. Vào những năm 1910 „Coco Chanel‟ đã mang đến xu hướng mới cho giới thời trang

Pháp, phong cách thời trang của Chanel khá đơn giản áo phông không cổ trông giống áo sơ mi của nam giới hoặc mũ nồi.

(3) Những năm 1920

Bối cảnh lịch sử

Phương Tây đầu những năm 1920 là thời kỳ phục hồi sau Thế chiến thứ I. Tất cả văn hóa, nghệ thuật bị kìm nén trong suốt chiến tranh bắt đầu tìm lại được sức sống, tạo nên bầu không khí trẻ trung và tươi tắn. Sự phô trương và nhấn mạnh những cái mới lạ thể hiện cảm giác được giải thoát khỏi trói buộc được biểu thị rõ ràng, thậm chí những năm này còn được gọi bằng tên „những năm 20 hoan lạc‟ hoặc „những năm 20 náo nhiệt‟. Bên cạnh đó, cũng trong những năm này đã thực hiện giải phóng phụ nữ, chủ trương nam nữ bình đẳng cùng với đảm bảo quyền tham chính của nữ giới và nhờ có làn gió giải phóng phụ nữ này, tự do luyến ái đã trở nên công khai.

Xu hướng này ảnh hưởng khá nhiều đến thời trang và trang điểm, nếu nói nghệ thuật mới của dân tộc là hình ảnh của những năm trước Thế chiến thứ I thì từ những năm 1920 nghệ thuật trang trí mang tính dị quốc rất được thịnh hành.

Trang điểm

Văn hóa đại chúng được phổ cập và lan truyền nhanh chóng dẫn đến cách trang điểm của những ngôi sao điện ảnh Hollywood có ảnh hưởng tuyệt đối đến quần chúng.

Nữ diễn viên Clara Bow đã trở thành đối tượng đáng khao khát của những người phụ nữ ưu thích tự do, và lỗi trang điểm mang cảm giác nhân tạo rất được thịnh hành. Lông mày được nhổ và vẻ dài, mỏng bằng chì mắt, đặc biệt phần đầu mắt và phía dưới mắt được đánh đen đậm. Má được đánh màu đỏ theo hình tròn để cho cảm giác hơi đỏ mặt, môi được tô nhỏ hơn thực tế với màu đỏ sáng hoặc tô theo hình cây cung của Thần ái tình.

Tóc

Vào thập niên 20, thịnh hành kiểu đầu Bob ngắn phá cách với hình ảnh của người con gái giống như một cậu thiếu niên .

Ở Mỹ lại thịnh hành kiểu Boish Bob, nó giống với các kiểu tóc ngắn hiện nay. Tóc mái được làm lượn sóng hoặc trang trí bằng kẹp. Thời kỳ này kiểu tóc của Marcel wave được sử dụng rộng rãi với mái tóc ngắn được uốn lọn, do sự thịnh hành của kiểu tóc này dẫn đến việc hầu hết các loại trang sức khác đều biến mất trừ những chiếc ghim nhỏ. Ngoài ra, vào giữa thập niên 20, chiếc mũ có hình chuông được gọi là Cloche với tầm nhìn sâu kéo xuống từ lông mày đến gáy cũng được sử dụng nhiều.

Thời trang

Những năm thập niên 20, địa vị của phái nữ được hình thành, họ độc lập về kinh tế và có thể hưởng cuộc sống tự do nên đã xuất hiện đại từ „Flapper‟ ám chỉ những cô gái trẻ như vậy, nó cũng tương tự như từ „Garconne‟ chỉ những cô gái trông giống con trai. Họ thích thú với việc tự do luyến ái, theo đuổi những cái năng động và cởi mở, thường mặc như những thiếu niên với áo khoác màu nâu nhạt, váy xếp li, bít tất màu da chứ không phải màu đen, và đi giày có quai da.

Nửa sau những năm 1920 xu hướng thời trang trở lại với đường cong eo và ngực, đường eo cũng trở lại vị trí tự nhiên vốn có. Vào thời điểm này, Chanel sử dụng những đường nét trẻ trung, khỏe khoắn, tạo nên kiểu thời trang cổ điển vượt trước thời đại. Tiêu biểu như áo len dài tay, áo theo kiểu thủy thủ, áo len Jec xi thoải mái, và Twit Suit mang tính phá cách, có thể nói bà là nhà thiết kế đầu tiên phục vụ cho quần chúng và cũng là nhà thiết kết kết nối thời trang với phát triển kinh tế.

(4) Những năm 1930

Bối cảnh lịch sử

Vào năm 1929, thị trường chứng khoàn Newyork rớt giá khiến thế giới bắt đầu lâm vào khủng hoảng kinh tế, tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng lên đột biến. Ở châu Âu, Hitle tấn công Áo, Tiệp Khắc, Phần Lan dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới. Tuy nhiên những tiến bộ trong công nghiệp vẫn diễn ra, công nghiệp mỹ phẩm cũng khai thác nhiều sản phẩm mới như các loại phấn (powder),phấn mắt, chì kẻ, kem v.v và phát triển nhanh chóng.

Trái với xã hội tối tăm thời bấy giờ, phụ nữ vần tiếp tục quan tâm đến thời trang và làm đẹp. Hơn nữa với sự ra đời của truyền hình chính thức như BBC của Anh tháng 1 năm 1936 và NBC của Mỹ tháng 4 năm 1939, nhân loại chính thức bước vào thời đại của hình ảnh.

② Trang điểm

Vào thập niên 30, với tâm lý thoát ly khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 1929 và Thế chiến thứ II năm 1939, thịnh hành cách trang điểm thể hiện không khí vừa mạnh mẽ, thành thục lại thần bí, tinh xảo.

Trên mặt đánh phấn nền che khuyết điểm, lông mày được tỉa mỏng và vẽ theo hình tròn, môi được tô rộng và rõ với những màu đậm, lông mi được đánh mascara mày đen hoặc xanh khiến mắt có chiều sâu hơn, mang đến cảm giác thần bí.

Những nữ diễn viên xuất hiện trên phim ảnh Hollywood càng trở thành đối tượng được sùng bái của quần chúng với những chuẩn mực về cái đẹp và dẫn đầu cho các xu hướng trang điểm. Tiêu biểu như Greta Garbo, Mariene Dietrich, Jean Harlow, Joan Crawford. Đặc biệt hình ảnh của Greta Garbo với đôi mắt sâu, lông mày tròn và mỏng, gò má cao được coi như hình tượng của sự thần bí rất được quần chúng chú ý.

Tóc

Vào những năm 1930, thường thấy hình ảnh người người phụ nữ thành thục nhã nhặn theo xu hướng thời trang lãng mạn và kiểu tóc Permanent wave với những đường lượn sóng do sử dụng nhiệt nhẹ hoặc kiểu tóc thẳng sành điệu dùng bàn là (Iron).

Kiểu tóc được ưa thích vào thời kì này là kiểu tóc rẽ ngôi chính giữa hoặc rẽ sang bên, đường lượn sóng có chiều dài đến vai hoặc tạo thành lọn, tóc phía trước và phía bên được kẹp bởi ghim, phía sau được buông xuống một cách tự nhiên. Đây là kiểu tóc đã được nữ diễn viên Greta Garbo sử dụng trong bộ phim Ana Christie và nó thịnh hành đến tận giữa thập niên 30. Ngoài ra, vào thời kỳ này người ta cũng đã sử dụng đến dung dịch tạo kiểu (Setting Lotion) để tạo kiểu cho Permanent, dùng Hair Lacquer và Hair Bleach để thau đổi màu sắc của tóc.

Greta Garbo

④ Thời trang

Vào thập niên 30 bắt đầu xuất hiện hình ảnh những người phụ nữ thành thục và sành điệu. Đường eo được trở lại đùng vị trí và chiều dài của váy bắt đầu được kéo dài ra. Những chiếu váy bắt đầu được dài ra đến bắp chân, sau đó đến năm 1938 đã trở thành thời đại của những chiếc váy dài. Với kiểu váy như vậy tạo nên hình ảnh người phụ nữ dài và mảnh mai, trong thời kỳ này thời trang thường chú trọng đến phần ngực nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ, kiểu đồ lót „all in one‟ và „two-way stretch‟ cũng được phát triển.

Nhà thiết kế tiêu biểu cho những năm 1930, Elsa Schiapalelli đã đưa ra những kiểu thiết kế rộng và vuông góc nhấn mạnh bờ vai, đường eo chuẩn với dáng người, váy dài đến bắp chân. Đến năm 1937. Tailored suit được hiện đại hóa, trở thành trang phục công sở, người ta thường mặc váy kết hợp với áo sơ mi, bên ngoài khoác thêm Jacket.

(5) Những năm 1940

① Bối cảnh lịch sử

Văn hóa thế giới bị đình chệ, nhân loại chìm trong nỗi đau chiến tranh kể từ năm 1939 khi Thế chiến thứ 2 bắt đầu cho đến năm 1945 khi nó kết thúc.

Sau chiến tranh, trung tâm văn hóa thế giới chuyển dần sang nước Mỹ và nước Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh về kinh tế, chính trị. Trong hoàn cảnh xã hội như vậy đã làm thay đổi cả hệ thống ý thức của người dân, bắt đầu chuyển từ ý thức quyền lực bảo thủ của nửa thập niên đầu đến ý thức tự do của văn hóa đại chúng ở nửa sau.

Phần lớn phụ nữ đều làm việc ở công xưởng công nghiệp, dù trong chiến tranh thiếu thốn cơ cực họ cũng vẫn nắm giữ chủ quyền về kinh tế, trang điểm, thời trang và kiểu tóc vẫn thay đổi không ngừng.

② Trang điểm

Đầu những năm 1940 chứng kiến sự diễn ra của Chiến tranh thế giới II, nổi bật lên là hình ảnh những người phụ nữ mạnh mẽ thay nam giới tiến vào làm việc tại mặt trận công nghiệp. Kiểu dáng Pancake được phát triển với hiệu quả chống nước mà che khuyết điểm hoàn toàn cho làn da, lớp trang điểm của phụ nữ ngày càng đậm lên, phấn mắt được đánh trải rộng để cho mắt trông trũng sâu xuống, sử dụng phấn nềm đậm mày tạo bóng v.v khiến khuôn mặt càng trở nên sắc nét hơn.

Ngoài ra với lối trang điểm vừa mang lại cảm giác sinh động vừa gợi cảm, lông mày được kẻ dày, rõ

Một phần của tài liệu Trang điểm cơ bản 01 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)