Một lưu ý khác là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản về hàng may mặc đang được sửa đổi theo tầm vóc của Người Nhật. Tất cả các nhà sản xuất nước
ngoài nắm rõ tiêu chuẩn này để xuất khẩu hàng. Doanh nghiệp cần in tờ bớm
hay catalogue bằng tiếng Nhật. Nếu muốn bán hàng trực tiếp hãy thuê Người
Nhật hay đào tạo đội ngũ nhân viên có thể nói tiếng Nhật.
Nếu chẳng may nảy sinh khiếu nại hư hỏng liên quan đến lô hàng, bạn đừng bao giờ trốn tránh hay phớt lờ. Bạn nên thử nhận sai sót và bồi thờng thiệt
hại. Nếu làm như vậy bạn sẽ giành được sự tin cậy cần có để làm ăn lâu dài và
sau này sẽ thu hồi lại cao hơn so với chi phí bồi thờng thiệt hại. ây là cách gieo lỗ để gặt lãi.
Để bán được hàng ở Nhật, công đoạn đóng gói rất quan trọng. Ngay cả
một đồ trang trí bằng kim loại thì cần phải đánh bóng mặt sau mới có thể bán được hàng. Công đoạn hoàn tất và đóng gói còn được gọi là trang điểm cho sản
phẩm. Tại Nhật, nhiều mặt hàng được dùng làm quà tặng nên những mặt hàng
không được trang điểm sẽ không bán được. Trong nhiều trường hợp, doanh số
bán hàng lệ thuộc vào việc đóng gói đẹp hay xấu.
Trên đây là những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình thâm nhập
của GILIMEX cùng những gợi ý đối với GILIMEX khi thâm nhập thị trường
Nhật Bản, hẳn qua đó chúng ta sẽ có được cái nhìn rõ hơn về những đặc điểm môi trường kinh tế của Nhật Bản ảnh hưởng như thế nào đối với quyết định thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và GILIMEX nói riêng,
đấy thực sự là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh
KẾT LUẬN
Với những ưu điểm và điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này là một