3.1.1 Cần phải đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường
Các doanh nghiệp Việt Nam khi quyết định thâm nhập thị trường Nhật
Bản cần đánh giá rõ và đầy đủ những đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng cũng như
tập quán tiêu dùng của người Nhật Bản, như nghiên cứu ở phần thái độ của người tiêu dùng Nhật Bản chúng ta thấy rằng người Nhật Bản rất khắt khe trong
việc đánh giá cũng như lựa chọn sản phẩm, khi người tiêu dùng đã thấy mình
mua được một hàng hoá không như ý, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang mua sản
phẩm nhãn hiệu mới. Nếu có một vấn đề nào đó đối với sản phẩm sản xuất thì
người tiêu dùng Nhật Bản muốn được giải quyết ngay lập tức. Do đó các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung cần hết sức lưu ý và cần hơn hết là phải biết thật
nhiều những thông tin về người tiêu dung Nhật Bản đấy mới thực sự là tiền đề để các doanh nghiệp Việt Nam có thể có được sự lưu tâm của người tiêu dùng Nhật Bản, đây là kinh nghiệm quan trọng đầu tiên mà các doanh nghiệp của Việt
Nam cần lưu tâm chú ý.
Mặt khác, người tiêu dùng Nhật Bản rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa, người tiêu dùng muốn những hàng hoá có độ tin cậy và những dịch vụ
sau bán hàng giúp họ hài lòng. Do đó vấn đề rất đáng lưu tâm đối doanh nghiệp
Việt Nam đó là cần có những sự thay đổi thích ứng đúng đắn để có thể chiếm được cảm tình cũng như sự chú ý của người tiêu dùng Nhật Bản. Qua đây, chúng ta rút ra được một bài học kinh nghiệm quí, đó là sẽ thực sự đầy đủ hơn
trong việc đánh giá các nhu cầu thị hiếu của thị trường Nhật nếu các doanh
nghiệp Việt Nam lưu tấm hơn nữa trong việc thay đổi linh hoạt và từng bước
khả năng nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu, sáng tạo sản phẩm nhằm kéo nhu cầu
từ phía khách hàng Nhật vào hàng hóa của Việt Nam nói chung cũng như hàng
hóa thủ công mỹ nghệ nói riêng là điều đáng lưu tâm
3.1.2 Việc đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Người Nhật Bản có thói quen tiêu dùng một loại hàng hoá nào đó trong
một thời gian ngắn, rồi sau đó thị hiếu về loại hàng này sẽ nhanh chóng biến mất và thay vào đó là một loại hàng hoá khác. Như vậy, một loại hàng hoá nào đó
nếu chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản thì cũng có thể chỉ tồn tại được trong
thị trường này một thời gian ngắn. Nhưng đặc tính tiêu dùng quan trọng nhất của người tiêu dùng Nhật Bản đó là họ sẽ sử dụng những hàng hoá đã được kiểm tra
theo những tiêu chuẩn JIS, JAS hoặc ECOMARK. Với những tiêu chuẩn này thì họ không cần biết hàng hoá này có xuất xứ từ đâu. Đây thực sự là một thách
thức biết trước đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề là ở chỗ, các doanh
nghiệp Việt Nam có nắm được cơ hội và thực hiện nhanh chóng và thuận lợi
trong việc xúc tiến khả năng hàng hóa của mình được Bộ thương mại và công nghiệp của Nhật Bản cấp cho các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản như các tiêu chuẩn: JIS, JAS, Ecomark…. đây thực sự là bái toán nan giản nếu
chỉ dừng lại ở sự nỗ lực của các doanh nghiêp, Nhà nước lúc này đóng vai trò thực sự quan trọng trong việc xúc tiến hợp tác song phương đối với đối tác Nhật
Bản, từ đó hàng hóa Việt Nam mới có thể có được sự đối xử công bằng, bởi hiện
nay Nhật Bản vẫn chưa cho Việt Nam hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) cũng như những ưu ái đặc biệt nào so với các đối tác khác khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan…
3.1.3 Vấn đề thu thập thông tin thị trường và những chuyển biến mới của môi trường kinh tế nơi công ty hoạt động
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước tình trạng thiếu thông tin thị trường Nhật Bản một lý do căn bản đấy là công tác xúc tiến quan hệ ngoại giao chưa đồng bộ, cũng như mở rộng đàm phán với phía đối tác Nhật Bản. Thiết
các tổ chức xúc tiến thương mại về Nhật Bản như : VCCI, JETRO, Vietrade…. để có thêm thông tin đầy đủ hơn về thi trường Nhật Bản.
Điều quan trọng nữa muốn nói ở đây đấy là việc thu thập các thông tin
cũng như nắ bắt được những chuyển biến mới về kinh tế của Nhật Bản, đây là
điều kiện quan trọng ràng buộc và quyết định trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu
của công ty GILIMEX, hệ thống những chính sách tiền tệ, thị trường, đầu tư hay
phát triển ngành hàng của Nhật Bản chẳng hạn, như đã phân tích ở phần trước
bất kể những thay đổi nào từ nền kinh tế Nhật Bản cũng có thể gây ảnh hưởng
hai mặt đối với công ty trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của mình sang thị trường Nhật Bản.
3.1.4 Kinh nghiệm từ hoạt động Marketing
Nếu chúng ta xuất khẩu hàng hoa sang Nhật Bản, cũng cần phải chú ý đến
khâu vận chuyển, bảo quản, đồng thời kiểm tra một cách kỹ càng trước khi xuất hàng, để tránh khỏi việc mắc phải một số lỗi cơ bản, cho dù là nhỏ nhưng sẽ gây ấn tượng không tốt đối với người tiêu dùng.
Tuy nhiên điều đáng lưu tâm nữa đấy là công tác xúc tiến bán hàng, công việc quảng bá sản phẩm thông qua nhiều hình thức: Thông tin đại chúng,
website doanh nghiệp, catalog, áp fích, văn phòng đại diện (Tổ chức hội trợ,
triển lãm)… là công việc không thể thiếu, khách hàng Nhật Bản không những
quan tâm tới chất lượng hàng hóa mà còn chú ý nhiều tới công tác khuyếch trương quảng cáo về hàng hóa của công ty, bao giờ cũng vậy sự thuận tiện trong
giao dịch cùng những dịch vụ sau khách hàng hấp dẫn bao gìơ cũng lôi cuốn được sự chú ý của khách hàng và điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng sáng
tạo và có sự nhạy cảm từ phía các doanh nghiệp.
3.1.5 Đẩy mạnh khả năng xuất khẩu qua việc gia tăng hợp tác kinh doanh với các đối tác Nhật Bản
Nếu các công ty nắm bắt được cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác
của Nhật thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc sản phẩm của công ty mình sẽ
mềm dẻo hơn, tạo nên khả năng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ trong tương lai cho công ty
Trên đây là những bài học kinh nghiệm quí báu, thiết nghĩ các doanh
nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thành công thị trường Nhật Bản hẳn cần phải lưu tâm tới những thực tế kinh nghiệm trên, từ đó mà có được những đối sách cụ
thể và đủ mạnh để hoạt động thành công và hiệu quả trên thị trường Nhật