Phƣơng thức nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Bắc

Một phần của tài liệu Khảo sát độ đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản tại xã hải bắc, huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 30)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.3.Phƣơng thức nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Bắc

Thực tế hiện nay, có nhiều phƣơng thức nuôi trồng thủy sản, ngƣời nuôi tùy theo điều kiện thực tế để áp dụng và điều chỉnh.

- Nuôi thâm canh: là hình thức nuôi mà chi phí ban đầu, kĩ thuật và hiệu quả sản xuất cao; có xu hƣớng tiến tới kiểm soát đƣợc các điều kiện nuôi về chất lƣợng môi trƣờng, tiểu khí hậu…Các hệ thống nuôi có tính chất nhân tạo (man – made culture system).

- Nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi lệ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên nhờ phân bón hay cho ăn bổ sung. Giống đƣợc sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống (giống nhân tạo); bón phân định kì, thay nƣớc định kì hay sục khí. Nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản.

23

giản; giống đƣợc sản xuất từ các trại (nhân tạo) hay thu gom từ tự nhiên; bón phân vô cơ hoặc hữu cơ thƣờng xuyên; giám sát chất lƣợng nƣớc ở mức độ đơn giản; nuôi trong ao hay lồng bè đơn giản.

- Nuôi quảng canh: là hình thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp (môi trƣờng, thức ăn, địch hại, bệnh..); mức độ đầu tƣ ban đầu, kĩ thuật và hiệu quả thấp; tận dụng mặt nƣớc tự nhiên; phụ thuộc nhiều vào môi trƣờng, không chủ động nguồn thức ăn.

Bảng 3.5. Phƣơng thức, mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Bắc Hộ nuôi (hộ) Diện tích nuôi

Hộ Tỷ lệ Diện

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Chung 81 100,0 11,9 100,0

1. Theo phƣơng thức nuôi

Quảng canh cải tiến

15 18,52 1,6 13,45

Bán thâm canh 59 72,84 8,1 68,06

Thâm canh 7 8,64 2,2 18,49

2. Theo mô hình nuôi

Kết hợp (nuôi ghép)

58 71,60 7,5 63,03

Chuyên canh

(nuôi đơn) 23 28,40 4,4 36,97

3. Theo loại nƣớc nuôi

Nƣớc ngọt 81 100,0 11,9 100,0

Nƣớc lợ 0 0 0 0

Nƣớc mặn 0 0 0 0

Nguồn: UBND xã Hải Bắc- Ban thống kê. 2014

- Thời gian qua, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các vùng nuôi, huyện Hải Hậu đã tăng cƣờng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hƣớng dẫn các hộ dân từng bƣớc chuyển từ nuôi quảng canh ít cho ăn sang nuôi quảng canh cải

24

tiến, kết hợp cho đối tƣợng nuôi ăn thức ăn công nghiệp; xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp kết hợp nuôi thủy sản với chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng màu.[14]

- Tại Hải Bắc, không có những diện tích mặt nƣớc lớn, chủ yếu là ao hồ tự nhiên có sẵn và ao đào có diện tích nhỏ trong thôn, xóm nên nuôi trồng thủy sản chủ yếu theo quy mô nhỏ lẻ. Hộ gia đình sử dụng ao hồ nhỏ nhƣ một cách tận dụng đất đai và lao động.

- Về phƣơng thức nuôi, kết quả điều tra cho thấy có cả 3 phƣơng thức: quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Trong đó chủ yếu là nuôi bán thâm canh– chiếm 72,84% số hộ nuôi và 68,06% diện tích; tiếp theo là nuôi quảng canh cải tiến - chiếm 18,52% số hộ nuôi và 13,45% diện tích; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ có rất ít hộ (8,64%) nuôi thâm canh bởi vì nuôi cá thâm canh với mật độ cao cần đầu tƣ thức ăn công nghiệp, trang bị máy bơm, máy sục khí…Nguồn nƣớc thay thế phải chủ động và phải làm tốt đƣợc công tác quản lý kỹ thuật ao nuôi, quản lý môi trƣờng ao và tình hình dịch bệnh. - Về mô hình nuôi, hầu hết các hộ nuôi ghép nhiều đối tƣợng con nuôi, số hộ

nuôi một loài trong một ao nuôi chiếm tỷ lệ thấp (28,4%), trong đó gồm những hộ nuôi cá và nuôi một số con đặc sản. Mô hình nuôi ghép các loài cá trong ao, ngƣời nuôi chọn một đối tƣợng nuôi chính chiếm 71,6%

- Hải Bắc là 1 xã vùng biển nhƣng vị trí địa lý cách biển khoảng từ 8km, chất đất và nƣớc ở Hải Bắc không có mặn lợ nên không có hình thức nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ nhƣ nhiều xã khác trong huyện Hải Hậu. 100% nuôi thủy sản nƣớc ngọt.

Một phần của tài liệu Khảo sát độ đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản tại xã hải bắc, huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 30)