Máy CNC YKD
4.2.1 Sơ đồ cấu trúc động học máy bào bánh răng côn răng thẳng
Các chuyển động cắt và tạo hình bề mặt răng của bánh răng côn răng thẳng trên máy bào răng côn được mô tả trên sơ đồ gia công (hình 4.11). Trên giá dao(bánh răng côn dẹt sinh) quay tạo ra tốc độ bao hình, có dao bào tịnh tiến để thực hiện nhiệm vụ cắt chính, phôi bánh răng quay tương ứng với chuyển động quay của giá dao để nhắc lại sự ăn khớp của bánh răng côn với bánh dẹt sinh. Vì bánh dẹt sinh chỉ có một răng nên trong một chu kỳ hoạt động chỉ gia công được một răng.
Hình 4.11. Sơ đồ gia công bánh răng côn theo phương pháp bào bao hình Các chuyển động trong chu kỳ qia công có các thành phần sau:
T1- Chuyển động cắt chính của dao bào, tạo ra vận tốc cắt và hình đường răng thẳng. Hình thành nhóm động học tạo hình đường sinh s(T1).
Bánh dẹt sinh
Phôi bánh răng côn
T1 npd
ngd
nf
ngd- Chuyển động quay của giá dao (bánh răng côn dẹt sinh), là chuyển động chạy dao vòng, tạo ra tốc độ bao hình quay bao hình.
nf - Chuyển động quay của phôi bánh răng côn, tương ứng với chuyển động quay của giá dao theo mối tương quan tỉ số truyền:
d f f gd Z Z n n = (4.5)
Hình thành nhóm động học bao hình biên dạng răng c(nd,nf), là nhóm tạo hình đường chuẩn.
*Chuyển động bao hình và phân độ trong chu kỳ bào răng:
Hình 4.12. Chu kỳ gia công một răng
Dao bào răng (được tạo hình theo biên dạng sinh) chỉ đại diện cho một răng của bánh dẹt sinh cho nên chu kỳ gia công chỉ bào một răng. Kể từ khi bắt đầu bao hình đến hết cắt (thời gian công tác: tct) là quá trình nhắc lại ăn khớp bánh răng côn dẹt sinh-bánh răng côn để bao hình. Tiếp theo bàn máy mang phôi lùi ra và đảo chiều chuyển động của giá dao và phôi về vị trí bắt đầu (thời gian chạy không- tck) . Trong khoảng thời gian chạy không phôi cần quay phân độ (npđ) để bào răng tiếp theo. Tóm lại trong thời chu kỳ, quá trình phân độ nối tiếp vào quá trình bao hình. Chuyển động quay của phôi tham gia cả hai nhóm động học bao hình và phân độ theo cấu trúc nối tiếp. Sơ đồ (Hình 4.12) mô tả quan hệ giữa chuyển động bao hình và chuyển động phân độ theo chu kỳ gia công một răng.
Nhóm động học bao hình biên dạng răng và nhóm động học phân độ cùng có khâu chấp hành chung là bàn máy mang phôi bánh răng. Sử dụng cơ cấu cộng chuyển động nối tuần tự hai nhóm động học này. Nối động các nhóm động học cần thiết cho bào bao hình để thành lập sơ đồ cấu trúc động học máy (hình 4.13) với các xích điều chỉnh sau:
*Xích truyền dẫn chuyển động chính: Chuyển động cắt chính trên máy bào là chuyển động tịnh tiến, được truyền từ động cơ M – 1 – 2 – iv – 3 – 4 –5- cơ cấu đĩa biên-tay quay-con trượt mang dao bào răng. Một hành trình kép của dao tính theo một vòng quay của đĩa biên (ĐB).
Lượng di động tính toán:
nđc (v/p) Động cơ M nhtk (htk) dao bào T
Phương trình điều chỉnh động học nđc . i1-2 .iv .i3-5 = nhtk