loại theo các mức độ năng lực nhận thức tư duy hóa học của học sinh
- Đảm bảo tính chính xác và khoa học: bài tập là phương tiện giúp các em học sinh hiểu đúng và đầy đủ các kiến thức hóa học nên tính chính xác và khoa học của bài tập là yếu tố vô cùng quan trọng
- Có sự phong phú, đa dạng về các dạng bài và sâu chuỗi được toàn bộ kiến thức đã học: bài tập được lựa chọn phù hợp và kĩ lưỡng từ các nguồn tài liệu khác nhau, kết hợp với một số bài tự xây dựng phù hợp với nội dung kiến thức. Bài tập có thể ở hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm.
- Khai thác được đặc trưng, bản chất hóa học của nhóm kim loại chuyển tiếp: bài tập đi sâu khai thác cấu tạo hóa học các nguyên tố, các hiện tượng hóa học xảy ra, tránh nặng nề tính toán phức tạp; khai thác các thao tác, kĩ thuật thực hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận. Bài tập sẽ gắn kết giữa lí thuyết và thực tế, khai thác quá trình điều chế sản xuất, những ứng dụng quan trọng của kim loại chuyển tiếp trong thực tế đời sống. Hệ thống bài tập được giải quyết bằng sự vận dụng linh hoạt mềm dẻo các định luật cơ bản, tránh hiện tượng suy diễn hay mò mẫm.
- Bài tập đưa ra cho học sinh không mang tính chất chỉ tái hiện kiến thức đơn thuần mà chủ yếu phải sử dụng các thao tác tư duy một cách hợp lí để giải quyết bài toán.
29
* Một số phương pháp cần thiết để giải bài tập về kim loại chuyển tiếp:
- Phương pháp quan sát, giải thích hiện tượng thí nghiệm.
- Phương pháp bảo toàn khối lượng: phương pháp này giúp học sinh giải bài toán một cách nhanh chóng và đơn giản khi biết được mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng mà không cần để ý tới hiệu suất của phản ứng. Phản ứng tổng quát:
A + B C + D Ta luôn có:
mA + mB = mC + mD - Phương pháp bảo toàn electron:
Nguyên tắc: tổng số e mà các chất khử cho bằng tổng số e mà các chất oxi hóa nhận.
( e cho = e nhận)
Áp dụng: Phương pháp bảo toàn electron thường áp dụng cho các bài toán oxi hóa – khử, phương pháp này cũng giúp học sinh giải bài toán một cách nhanh chóng và đơn giản mà không viết cụ thể phương trình phản ứng phức tạp khi các em xác định được chất nhận electron, chất nhường electron. Lưu ý, khi xét cho một quá trình phản ứng các em chỉ cần quan tâm đến trạng thái oxi hóa đầu của các chất phản ứng và trạng thái oxi hóa cuối của các chất sản phẩm mà không cần để ý đến mức oxi hóa trung gian. Khi sử dụng phương pháp này thường dùng thêm một số phương pháp như bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố.
- Phương pháp bảo toàn nguyên tố: trong một phản ứng hóa học thì các nguyên tố hóa học luôn được bảo toàn, có nghĩa là tổng số mol nguyên tử của nguyên tố M bất kì trước và sau phản ứng luôn bằng nhau. Phương pháp này giúp các em không phải viết phản ứng nhiều mà chỉ viết sơ đồ chuyển hóa biểu diễn các biến đổi cơ bản của nguyên tố quan tâm.
- Phương pháp tăng giảm khối lượng:
Ta có phản ứng: aA + bB cC + dD
Căn cứ vào phản ứng trên ta biết được cứ a mol chất A phản ứng tạo ra d mol chất D thì khối lượng tăng hoặc giảm m gam. Căn cứ vào đề bài ta biết chất A phản ứng
30
tạo ra chất D khối lượng tăng hoặc giảm là m’ gam. Từ đó ta sẽ tính được số mol của chất A, chất B và suy ra kết quả mà đề bài yêu cầu. ...