Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập kim loại nói chung và kim loại chuyển tiếp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy hóa học của học sinh trung học phổ thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại chuyển tiếp (Trang 25)

chuyển tiếp nói riêng trong học tập bộ môn hóa học ở trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Hải An, THPT Hàng Hải

Để có căn cứ đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống bài tập kim loại nói chung và kim loại chuyển tiếp trong dạy học hóa học ở lớp 12 nhằm nâng cao năng lực tư duy hóa học cho học sinh hiện nay, đồng thời cũng khẳng định tính quan trọng, cấp thiết và tính thực tiễn của đề tài, tôi đã phát phiếu điều tra đến 27 giáo viên dạy bộ môn hóa học và một số em học sinh lớp 12 của 3 trường THPT thuộc quận Hải An là: THPT Lê Quý Đôn, THPT Hải An, THPT Hàng Hải. Kết quả thu được như sau:

Hầu hết các thầy cô giảng dạy kinh nghiệm lâu năm cho rằng hệ thống bài tập hóa học được sử dụng vào trong giảng dạy và học tập bộ môn giữ một vai trò rất quan trọng giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hóa học, đặc biệt

17

thông qua hệ thống bài tập được sử dụng sẽ góp phần kích thích sự phát triển tư duy hóa học cho học sinh. Có 20 giáo viên (GV) tương ứng 74,07% GV được khảo sát cho là bài tập giữ vai trò rất quan trọng và 25,93% GV còn lại cho là quan trọng, không có giáo viên nào cho rằng việc sử dụng bài tập hóa học là bình thường hay không cần thiết cho việc dạy và học bộ môn. Do vậy 100% các thầy cô đều thường xuyên sử dụng bài tập hóa học trong dạy học. Điều này đã khẳng định bài tập không thể thiếu trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn hóa học.

Nguồn bài tập được các thầy cô sử dụng vẫn chủ yếu bám sát sách giáo khoa và sách bài tập. Ngoài bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập ra một số thầy cô cũng khai thác bài tập ở một số sách tham khảo, internet hoặc tự soạn thêm cụ thể là: có 15 GV tương ứng 55,56% GV sử dụng bài tập sách tham khảo, 7 GV tương ứng 25,93% GV tham khảo bài tập trên internet, 5 GV tương ứng 18,52%, ngoài ra GV thường tự soạn thêm một số bài tập để sử dụng.

Mức độ bài tập các thầy cô đưa ra không phải ngẫu nhiên mà chủ yếu đưa ra dưới dạng các chuyên đề bài tập theo mức độ học lực của học sinh (giỏi – khá – trung bình – yếu) và một ít theo năng lực nhận thức tư duy hóa học của học sinh. Các thầy cô cho rằng việc ra bài tập như vậy sẽ gây hứng thú, kích thích phát triển tư duy khoa học cho học sinh.

Hiện nay theo phân phối chương trình hóa học lớp 12 cơ bản thì phần lý thuyết về đồng, hợp chất của đồng, sơ lược về niken, kẽm, chì thiếc được giảm tải, theo chương trình hóa học lớp 12 nâng cao thì được giới thiệu đầy đủ hơn nhưng cũng chỉ mang tính chất giới thiệu sơ lược là chính nên hệ thống bài tập về kim loại chuyển tiếp được sử dụng chưa nhiều.

Bên cạnh việc tham khảo ý kiến thầy cô, tôi cũng tham khảo một số ý kiến học sinh về việc sử dụng bài tập về kim loại nói chung cũng như bài tập kim loại chuyển tiếp nói riêng như sau:

Với việc thay đổi hình thức thi cử như hiện nay thì khá nhiều em không còn hứng thú và thích học bộ môn hóa học. Một số trường tập chung dạy những kiến thức cơ bản cần thiết phục vụ cho các em thi đại học, do vậy theo phân phối chương trình hóa học lớp 12 cơ bản thì phần lý thuyết về đồng, hợp chất của đồng, sơ lược về niken, kẽm, chì thiếc được giảm tải nên lượng bài tập về kim loại chuyển tiếp

18

không còn được thầy cô và các em học sinh chú ý đến nhiều. Qua việc khảo sát thực trạng của học sinh ta nhận thấy:

60% 20%

Hình 1.1: Tỉ lệ phần trăm về việc học bộ môn hóa học Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 5% 15%

Với tỉ lệ phần trăm trên và ý kiến của các em thì các em chỉ cần chăn chỉ học và làm bài môn hóa nói chung hay bài tập về phần kim loại nói chung khi có tiết hoặc giờ kiểm tra. Các em cũng cho rằng để học tốt và nâng cao chất lượng học tập bộ môn cũng như tiếp thu bài về kim loại chuyển tiếp tốt hơn thì:

Như vậy hệ thống bài tập vẫn chiếm ưu thế lớn để học tốt bộ môn hóa học.

0 20 40 60 80 ghi chép TN BT TN và BT

Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm học sinh tiếp thu bộ môn Nghe giảng

19

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN CÁC THẦY (CÔ) DẠY MÔN HÓA HỌC Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học tại trường trung học phổ thông, phát huy tối đa tác dụng của việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học, cụ thể bài tập về kim loại chuyển tiếp trong chương trình hóa học lớp 12, xin quý thầy (cô) cho ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào các ô lựa chọn.

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy (cô)! A.Thông tin cá nhân:

Họ và tên: Số điện thoại: Số năm công tác:

Trình độ đào tạo: Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ Đơn vị công tác:

B. Thực trạng về việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học, bài tập về kim loại chuyển tiếp:

1. Theo quý thầy (cô), hệ thống bài tập hóa học giữ một vị trí như thế nào trong quá trình dạy và học bộ môn?

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không cần thiết 2. Quý thầy (cô) đã sử dụng hệ thống bài tập trong giảng dạy ở mức độ nào? Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 3. Các nguồn bài tập mà quý thầy (cô) sử dụng được lấy từ đâu?

Sách giáo khoa Sách bài tập Sách tham khảo Internet Tự soạn

4. Số lượng bài tập trung bình về phần kim loại chuyển tiếp mà quý thầy (cô) sử dụng trong 1 tiết khi dạy học là:

0 1 2 3 4 5 Nhiều hơn 5

5. Quý thầy (cô) thường ra bài tập hóa học nói chung, bài tập phần kim loại chuyển tiếp nói riêng cho học sinh dựa trên cơ sở phân loại nào sau đây:

Theo nội dung bài học (định nghĩa, tính chất, ứng dụng, điều chế ...) Theo các dạng bài tập chuyên đề (cấu hình e, phản ứng oxi hóa-khử ...) Theo mức độ học lực của học sinh(giỏi – khá – trung bình ...)

Theo năng lực nhận thức tư duy (quan sát, so sánh, phân tích ....) Theo ngẫu hứng hoặc ra mức độ chung cho cả lớp

6. Mục đích mà quý thầy cô sử dụng bài tập hóa học nói chung, bài tập phần kim loại chuyển tiếp nói riêng trong giảng dạy bộ môn là gì?

20

Nhiệm vụ bắt buộc Gây hứng thú, đam mê

Phát triển năng lực nhận thức Phát triển năng lực nhận thức và tư duy hóa học 7. Theo thầy, cô, bài tập phần kim loại chuyển tiếp trong chương trình hóa học lớp 12 cần khai thác những nội dung kiến thức nào để nâng cao năng lực tư duy hóa học của học sinh?

... ... ... 8. Thầy cô gặp những khó khăn gì khi xây dựng bài tập phần kim loại chuyển tiếp? Rất ít tư liệu Khó về nội dung Hạn chế về thời gian

Khó tìm những ứng dụng liên quan

9. Theo thầy, cô khi giảng dạy về phần kim loại chuyển tiếp trong chương trình hóa học lớp 12 thì có những ứng dụng gì quan trọng trong thực tế đời sống để kích thích hứng thú, say mê trong học tập bộ môn cho học sinh?

... ... ... 10. Hệ thống bài tập kim loại chuyển tiếp mà các thầy, cô sử dụng cho học sinh làm đã kích thích sự phát triển tư duy hóa học của học sinh THPT hay chưa?

... ... ...

21

PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH

( Dành cho học sinh lớp 12 năm học 2013 – 2014)

Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học tại trường trung học phổ thông, phát huy tối đa tác dụng của việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học, cụ thể bài tập về kim loại chuyển tiếp trong chương trình hóa học lớp 12, xin các em cho ý kiến về các vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào các ô lựa chọn.

Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các em! Họ và tên:

Nam, nữ: Tuổi:

Lớp: Trường:

Chức vụ trong lớp:

Các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây: 1. Các em có hứng thú khi học môn hóa học không?

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 2. Điểm tổng kết bộ môn hóa học của các em:

Lớp 8: Lớp 9: Lớp 10: Lớp 11: Lớp 12: 3. Theo các em thì làm thế nào để học tốt bộ môn hóa học?

Chăm chú nghe giảng Chăm chỉ ghi chép bài đầy đủ Tích cực thực hành thí nghiệm Tích cực làm bài tập Kết hợp thực hành thí nghiệm và làm bài tập Ý kiến khác

4. Các em giành thời gian làm bài tập môn hóa vào lúc nào?

Khi nào có giờ hóa Khi nào kiểm tra hoặc thi học kì

Tùy cảm hứng Thường xuyên Ý kiến khác 5. Để học tốt (hiểu sâu) bộ môn hóa học theo em có nhất thiết phải làm bài tập vận dụng không?

Có Không

6. Theo em các dạng bài tập về kim loại chuyển tiếp trong chương trình như thế nào? Bình thường Dễ Khó Rất khó

7. Với thời lượng chương trình thì theo em lượng bài tập về kim loại chuyển tiếp được luyện tập, vận dụng như thế nào trên lớp?

22

8. Các em gặp khó khăn gì khi làm bài tập về kim loại chuyển tiếp?

... ... ...

Tiểu kết chương 1

Trong dạy học hóa học phổ thông cần bồi dưỡng và phát triển cho học sinh các năng lực nhận thức và tư duy hóa học, từ đó giúp các em trang bị cho bản thân những phương pháp học tập tích cực, phát huy tối đa tính sáng tạo, chủ động, độc lập, tích cực. Trên quan điểm đó trong chương 1 tôi đã đề cập 4 vấn đề:

- Các khái niệm về nhận thức và tư duy,

- Bản chất của quá trình dạy học nói chung và đặc điểm dạy học hóa học nói riêng,

- Hệ thống bài tập hóa học, quan hệ giữa hệ thống bài tập hóa học về kim

loại với việc nâng cao khả năng nhận thức và tư duy của học sinh,

- Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập kim loại chuyển tiếp trong học tập bộ

23 CHƯƠNG 2

PHÂN LOẠI VÀ HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THEO MỨC ĐỘ TƯ DUY HOÁ HỌC

2.1. Vị trí, đặc điểm, cấu trúc, mục tiêu của phần kim loại chuyển tiếp trong chương trình hóa học lớp 12

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy hóa học của học sinh trung học phổ thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại chuyển tiếp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)