Cây đậu đũa (cây đậu dải áo)

Một phần của tài liệu Tài liệu Vườn rau dinh dưỡng gia đình doc (Trang 26 - 27)

VI. kỹ thuật trồng và để giống một số cây rau rất cần thiết

10. Cây đậu đũa (cây đậu dải áo)

Có rất nhiều giống đậu đũa đ−ợc trồng khắp nơi trên miền Bắc. ở đây chỉ đề cập đến các giống đậu đũa có thời gian thu quả kéo dài, chịu hạn, dễ trồng và ít sâu bệnh, thích hợp với cách trồng nhỏ ở v−ờn gia đình:

• Giống đậu đũa Cao Bằng: quả vừa phải dài 20 - 30cm hạt có màu trắng với rốn có vết nâu, chịu hạn tốt.

• Giống đậu đũa khoang: màu tím, hạt màu nâu khoang trắng, cây −a ẩm, quả dài 30 - 40cm.

• Giống đậu dải áo: quả dài 50 - 80cm, quả non màu xanh, quả già màu trắng, hạt mầu nâu là giống đậu đũa cần thâm canh cao.

a) Kỹ thuật trồng

Đậu đũa là cây thân leo nên khi trồng cần làm giàn cho chúng. Có thể tận dụng hàng rào, t−ờng bao để tạo ra các giàn cho đậu leo. Th−ờng thì nhân dân hay dùng cây dóc, thân cây thanh cao làm thành giàn chữ A cho đậu đũa. Giống đậu đũa Cao Bằng là giống dễ trồng nhất. Nếu trồng thành luống thì làm luống rộng 1m, trồng 2 hàng; hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 15 - 20cm, gieo 2 hạt sau tỉa để lại 1 cây, cần bón lót phân chuồng mục và phân lân cho đậu đũa, khi đậu v−ơn dài, xới vun chu đáo và xắm giàn cho đậu leo lên. Đậu lên cao 1m cần bấm ngọn, các ngọn mới ra dài 40cm đ−ợc bấm ngọn tiếp. Thu hoạch khi quả đã đạt độ lớn và chiểu dài tối đa nh−ng ch−a có xơ.

b) Để giống

ở đợt thu hoạch thứ 3 chọn các cây có nhiều cành, nhiều quả, ít sâu bệnh để lại quả không thu cho quả chín và thu hoạch hạt làm giống. Khi quả đã teo bóc ra thấy có màu vỏ vốn có thì có thể thu hoạch quả, buộc túm các quả lại, phơi thật khô, sau đó bỏ vào trong túi polyetylen kín, dán lại bảo quản đến vụ sau, khi cần gieo mới bóc vỏ lấy hạt mang trồng. Cách bảo quản này giữ đ−ợc độ nảy mầm lâu và tỷ lệ nảy mầm cao.

Một phần của tài liệu Tài liệu Vườn rau dinh dưỡng gia đình doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)