8. Cấu trúc của đề tài
2.3. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp liên môn
2.3.1. Quy trình chung
2.3.2. Giải thích các bư
Bước 1: Xác định m Sử dụng kiến thứ đích nâng cao hiệu quả
22 Xác định mục tiêu bài học
Phân tích nội dung thành các yếu tố thành phần
định mối quan hệ giữa nội dung kiến thức thức môn học khác
Xác định hình thức truyền đạt phù hợp
Vận dụng kiến thức liên môn học vào tổ chức dạy học ng, với một lượng hợp lý, vừa làm phong phú thêm ki
ừa nâng cao được chất lượng dạy học, nhưng ph p với trình độ người học.
Phát huy cao độ các hoạt động nhận thức tích cực của h p đưa vào bài học phải đảm bảo tính vừa sức, có giá tr
ạo được hứng thú cho người học, đảm b đơn giản, ví dụ thực tế.
ổ chức dạy học tích hợp liên môn
Quy trình chung: gồm 5 bước
i thích các bước
nh mục tiêu bài học
ức liên môn học trong giảng dạy Sinh h ả giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ Phân tích nội dung thành các yếu tố thành phần
thức nghiên cứu
Vận dụng kiến thức liên môn học vào tổ chức dạy học
a làm phong phú thêm kiến c, nhưng phải sát
a học sinh. Kiến c, có giá trị giúp người m bảo nguyên tắc
y Sinh học nhằm mục động sáng tạo
23
cho học sinh. Vì vậy giáo viên phải trả lời được câu hỏi: khi học xong bài này học sinh có thể thu nhận được gì, hình thành phát triển kĩ năng gì, có chuyển biến gì về thái độ tình cảm. Từ khi cải cách chương trình giáo dục năm 1986, chúng ta đã quen với việc xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Điều đó có nghĩa, giáo viên không chỉ quan tâm tới yêu cầu học sinh thông hiểu, ghi nhớ diễn đạt kiến thức do giáo viên truyền đạt, lặp lại đúng và thành thạo các kỹ năng đã được tập dượt trong tiết học mà còn đặc biệt chú ý nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng và tư duy phù hợp với nội dung bài học (phân tích, tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện, nêu giả thuyết chứng minh...)
Khi xác định mục tiêu bài học, giáo viên phải căn cứ vào những kiến thức đã có của học sinh và trình độ năng lực của từng nhóm học sinh khác nhau (giỏi, khá, trung bình, kém). Làm như vậy, mỗi học sinh đều được tham gia vào quá trình dạy học một cách phù hợp nhất với khả năng trí tuệ của mình.
Bước 2: Phân tích nội dung thành các yếu tố thành phần nghĩa là xác định rõ các nội dung trong một giới hạn kiến thức đang nghiên cứu. Đó có thể là nội dung một mục, một phần trong bài hay cả một bài.
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa nội dung kiến thức nghiên cứu với kiến thức môn học khác nghĩa là phân tích cơ sở của kiến thức dựa trên các kiến thức đã có của người học với các môn khoa học khác.
GV hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, phân tích tài liệu tham khảo và các bảng biểu cho sẵn, làm thí nghiệm mô phỏng, đưa ra các câu hỏi định hướng giúp học sinh phân tích, xác định được tiêu chí từ đó rút ra kiến thức trọng tâm, cơ bản và khắc sâu được kiến thức nghiên cứu.
24
Bước 4: Xác định hình thức diễn đạt phù hợp nghĩa là chọn dạng diễn đạt là sơ đồ, câu hỏi tham vấn chứa mâu thuẫn, quan sát hiện tượng chứa vấn đề cần nghiên cứu... Dựa vào nội dung đã xác định ở bước 2, từ đó đưa ra cách diễn đạt hợp lý nhằm kích thích khả năng tư duy của học sinh, giúp các em chủ động tìm tòi giải quyết vấn đề.
Bước 5: Sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức xác định ở bước 1, sử dụng các kiến thức bộ môn, liên môn đã tìm hiểu ở bước 2, sử dụng ngôn ngữ diễn đạt đã thực hiện ở bước 3 để học sinh tìm tòi phát hiện kiến thức. Từ đó học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động, tự nhiên, sáng tạo.
Ví dụ 1: dạy nội dung “Vai trò của nước” bài 1 “Trao đổi nước ở thực vật” Sinh học 11 nâng cao.
Bước 1: Các mục tiêu cần đạt được sau khi GV dạy xong nội dung này là:
- Trình bày được sự phù hợp gữa cấu trúc và chức năng của nước. Bước 2: Phân tích nội dung thành các yếu tố thành phần.
Ở trong nội dung này GV cần truyền đạt đến cho HS hai nội dung lớn như sau:
- Cấu trúc hóa học và tính chất vật lý, hóa học của nước.
- Sự phù hợp giữa cấu trúc của nước với vai trò là dung môi hòa tan các chất cần thiết trong tế bào?
Bước 3: Xác định mối quan hệ giữa nội dung kiến thức nghiên cứu với kiến thức môn học khác.
- Các kiến thức vật lý và hóa học có liên quan đến nội dung này bao gồm: cấu trúc hóa học của nước, tính chất vật lý và hóa học của nước.
25
Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với hai nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hoá trị. Do đôi electron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía oxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau.
Nước có khả năng dẫn nhiệt, toả nhiệt và dễ bốc hơi nên nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung. Ngoài ra, nước liên kết có
tác dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào. Phân tử nước có tính phân cực nên nước có những đặc tính hoá - lí đặc
biệt làm cho nó có vai trò rất quan trọng đối với sự sống (dung môi hoà tan các chất, môi trường khuếch tán và phản ứng, điều hoà nhiệt…).
Bước 4: Xác định hình thức diễn đạt phù hợp
- GV phân tích phân tích sâu phần cấu trúc và đặc tính lí hóa của phân tử nước dựa vào các kiến thức môn hóa và môn lí sau đó đưa ra câu hỏi cho
HS: “Vì sao nước có vai trò là thành phần cấu tạo, dung môi hòa tan các
chất cần thiết trong tế bào, đồng thời còn là môi trường phản ứng sinh hóa bên trong tế bào?”
- HS sẽ dựa vào các kiến thức lý hóa đã tiếp thu được, chia thành các nhóm nhỏ cùng nhau thảo luận để đưa ra câu trả lời. Các nhóm sẽ được bổ sung ý kiến cho nhau hoặc phản bác ý kiến của nhóm khác để có thể đưa ra một câu trả lời hoàn chỉnh nhất.
- GV sẽ tổng hợp lại các ý kiến của HS, bổ sung, chỉnh sửa và đưa ra kết luận cuối cùng.
26