Giá trị nhập khẩu (triệu USD, CIF) Nhập khẩu (%GDP) Cán cân thương mại (triệu USD) Cán cân thương mại (%GDP) Độ mở thương mại ((XK+NK)/G DP) 1996 7255,9 29,43 11143,6 45,19 -3887,7 -15,77 74,62 1997 9185,0 34,22 11592,3 43,18 -2407,3 -8,97 77,40 1998 9360,3 34,40 11499,6 42,26 -2139,3 -7,86 76,66 1999 11541,4 40,24 11742,1 40,94 -200,7 -0,70 81,17 2000 14482,7 46,56 15636,5 50,16 -1153,8 -3,70 96,62 2001 15029,2 45,98 16218 49,62 -1188,8 -3,64 95,60 2002 16706,1 47,64 19745,6 56,31 -3039,5 -8,67 103,96 2003 20149,3 50,94 25255,8 63,85 -5106,5 -12,91 114,80 2004 26485.,0 58,30 31968,8 70,37 -5483,8 -12,07 128,67 2005 32447,1 61,32 36761,1 69,47 -4314,0 -8,15 130,79 2006 39826,2 65,38 44891,1 73,70 -5064,9 -8,31 139,08 2007 48561,4 68,38 62764,7 88,38 -14203,3 -20,00 156,76 2008 62685,1 68,81 80713,8 88,60 -18028,7 -19,79 157,42 2009 57096,3 58,75 69948,8 71,98 -12852,5 -13,23 130,73 2010 72236,7 67,87 84838,6 79,72 -12601,9 -11,84 147,59 2011 96905,7 78,40 106749,9 86,37 -9844,2 -7,96 164,77 2012 114631,0 80,71 114347,0 80,91 284 0,20 161,63 Nguồn: TCKT
Sau năm 2002, thâm hụt đã tăng nhanh và vượt ngưỡng 10% GDP. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, hội nhập sâu rộng với thế giới thì thâm hụt cán cân thương mại tăng mạnh cả về mức độ lẫn tỷ lệ so với GDP. Năm 2007 thâm hụt lên tới 14,2 tỷ USD và 18 tỷ USD vào năm 2008 (tương đương mức 20% và 19,8% GDP). Trong những năm trở lại đây mức độ thâm hụt có giảm, chỉ còn khoảng 9,8 tỷ USD vào năm 2011 tuy nhiên so với GDP thì vẫn ở mức 8% GDP là tương đối lớn. Đến năm 2012, lần đầu tiên kể từ năm 1993 nước ta đạt được thặng dư cán cân thương mại dù chỉ ở mức thấp là 284 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước dẫn tới suy giảm nhập khẩu. Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp. Ngược lại khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,7 tỷ USD, cho thấy một thực trạng trong xuất nhập khẩu Việt Nam là trong xuất siêu vẫn có nhập siêu.
Rõ ràng, đây là một vấn đề cần quan tâm khi xem xét đến thâm hụt thương mại ở Việt Nam. Nếu như khu vực kinh tế trong nước liên tục thâm hụt qua các năm thì ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lại thấy sự nổi lên rõ ràng khi khu vực này liên tục đạt thặng dư thương mại góp phần giảm bớt mức độ thâm hụt cho cán cân thương mại tổng thể.
Nguồn: TCTK
Đặc biệt, sự đóng góp lớn trong khối khu vực có vốn FDI trong năm 2012 lại chủ yếu tập trung nhờ một "đại gia" là Samsung4. Năm trước, Samsung xuất khẩu được 6 tỷ USD, năm nay xuất khẩu lên tới 12 tỷ USD. Sản phẩm chủ yếu là điện thoại Samsung Galaxy và tivi màn hình phẳng. Chính vì vậy đã giúp cho Samsung thặng dư lên tới khoảng 10 tỷ USD trong năm nay và là nhân tố chính đưa cán cân thương mại Việt Nam đạt được thặng dư. Như vậy, kể tử năm 1999-2000, khi mà khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu nổi lên thì tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng lớn. Cùng với đó là hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn nhắm tới thị trường xuất khẩu, có hiệu quả cao, liên tục đạt được thặng dư thương mại đã góp phần cải thiện cán cân thương mại nước ta.
Về thị trường xuất nhập khẩu, xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm các quốc gia, khu vực bao gồm EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ. Trong khi đó với nhập khẩu thì châu Á (đặc biệt là các nước ASEAN và APEC) vẫn chiếm đa số do lợi thế về khoảng cách, chất lượng và giá cả hàng hóa phù hợp. Việc tập trung vào một số thị 4 http://news.zing.vn/kinh-doanh/viet-nam-xuat-sieu-nho-samsung/a293272.html
trường làm cho nhập khẩu của Việt Nam rất dễ rủi ro khi có những biến động bất lợi từ các thị trường này. Một vấn đề đặt ra hiện nay là càng ngày nước ta càng phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, khi mà nhập siêu của nước ta chủ yếu là nhập siêu với Trung Quốc. Kể từ sau khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng lớn trong khi thâm hụt với các nước trong khối ASEAN có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2002, thâm hụt thương mại với Trung Quốc chỉ là 0,6 tỷ USD chiếm khoảng 20% tổng thâm hụt cán cân thương mại năm đó thì tới năm 2012, thâm hụt song phương với Trung Quốc đã lên tới 16,7 tỷ USD trong khi cán cân thương mại đạt thặng dư 248 triệu USD. Bên cạnh đó, ta có thể thấy cán cân thương mại của nước ta đạt thặng dư chủ yếu với 2 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và EU. Đặc biệt kể từ năm 2001 sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết, thặng dư thương mại với Mỹ đã liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2002, thặng dư thương mại với Mỹ đạt 2,0 tỷ USD tăng gấp 3 lần so với 0,65 tỷ USD năm 2001. Đến nay, thặng dư thương mại với Mỹ đã đạt mức 14,9 tỷ USD năm 2012 cho thấy Mỹ ngày càng là một đối tác quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Nguồn: TCTK
Như vậy, hiện nay xuất nhập khẩu của nước ta từ phụ thuộc vào một nhóm nước và khối nước dần chuyển sang phụ thuộc quá nhiều vào một nước đó là Trung Quốc, điều này sẽ là rất bất lợi bởi thị trường Trung Quốc là một thị trường rất khó xác định và chứa nhiều điều rủi ro trong bối cảnh hiện nay.
2.1.1 Xuất khẩu hàng hoá
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, với những tác động tích cực từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước theo hướng thị trường định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập kinh tế, năng lực sản xuất của nền kinh tế đã được giải phóng, lực lượng sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, dần dần từ sản xuất nhằm thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu. Trong cả giai đoạn 1996-2012, xuất khẩu nước ta tăng bình quân 17,6%/năm, tổng giá trị xuất khẩu đạt mức 11,46 tỷ USD năm 2012, gấp hơn 15 lần so với 7,26 tỷ USD năm 1996. Về giá trị tương đối, tỷ lệ xuất khẩu/GDP cũng liên tục tăng qua các năm cho thấy Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Sau khi gia nhập AFTA, tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt 29,4% GDP thì đến nay, sau 5 năm chính thức gia nhập WTO con số này đã lên tới 80,71% năm 2012.
Nguồn: TCTK
Tuy nhiên, xét theo từng giai đoạn ta sẽ thấy từ năm 1996 tới năm 2002 là một giai đoạn tương đối bất ổn đối với nền kinh tế của Việt Nam cũng như đối với hoạt động xuất khẩu. Nếu như trong 2 năm 1996-1997 xuất khẩu liên tục tăng với tốc độ khoảng 30% thì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khiến cho xuất khẩu năm 1998 của nước ta chỉ tăng khoảng 2%. Sau 2 năm tiếp theo phục hồi, xuất khẩu tăng nhanh thì đến năm 2001- 2002 tốc độ tăng xuất khẩu lại suy giảm.
Năm 2002, Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc đánh dấu bước ngoặt lớn đối với hoạt động thương mại. Đặc biệt vào năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nước ta đã cải cách cơ cấu, dỡ bo hàng rào thuế quan tạo điều khiện giao lưu hợp tác kinh tế với các nước. Những yếu tố này khiến cho tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2003-2008 luôn ở mức ổn định là khoảng 20-30%. Tuy nhiên ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008-2009 đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam, thị trường bị thu hẹp; khả năng thanh toán giảm sút; giá hàng hóa giảm trên toàn cầu làm cho thuận lợi về giá của nước ta
không còn nữa. Mặt khác do sức ép cạnh tranh với các nước khác và không ít các vụ kiện chống bán phá giá đã đẩy kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2009 sụt giảm so với năm trước đó, lần đầu tiên kể từ năm 1996, tốc độ tăng xuất khẩu là âm.
Bàng 4: Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu
Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Tộc độ tăng xuất khẩu 33,16 26,59 1,91 23,30 25,48 3,77 11,16 20,61 31,44
Tộc độ tăng nhập khẩu 36,64 4,03 -0,80 2,11 33,17 3,72 21,75 27,91 26,58
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tộc độ tăng xuất khẩu 22,51 22,74 21,93 29,08 -8,92 26,52 34,1
5 18,29
Tộc độ tăng nhập khẩu 14,99 22,12 39,82 28,60 -13,34 21,29 25,83 7,12
Nguồn: TCTK
Đến năm 2010 - 2011, tốc độ tăng xuất khẩu lại phục hồi trở lại với mức tăng khá cao, điều này có được có lẽ phải kể đến tác động tích cực từ phía khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khi mà tốc độ tăng xuất khẩu của khu vực này trong 2 năm lần lượt là 28,91% và 40,76%.
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu theo nhóm hàng, xuất khẩu nước ta có
sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng sản phầm nông, lâm, thủy sản và tăng dần tỷ trọng sản phẩm hàng công nghiệp. Năm 1996, sản phẩm nông, lâm thủy sản vẫn chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu thì đến năm 2012 con số này đã giảm một nửa và chỉ còn 20,8%. Cùng với đó là sự tăng nhanh chóng của hàng hóa chế biến công nghiệp nặng như điện thoại và linh kiện, điện tử máy tính...; nhóm hàng công nghiệp nhẹ với dệt may, da giày....
Nguồn: TCKT
Tuy nhiên, nếu như trước đây chúng ta lo ngại về vấn đề Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tài nguyên, nguyên liệu thô thì vấn đề của chúng ta hiện nay dường như là tình trạng “xuất khẩu hộ”. Mặc dù cơ cấu hàng xuất khẩu dần chuyển sang hàng chế biến thế nhưng máy móc, nguyên nhiên vật liệu để sản xuất những hàng hoá này chúng ta vẫn phải đi nhập do đó giá trị gia tăng là không nhiều. Thêm nữa, chiến lược hướng vào xuất khẩu của nước ta đã dẫn đến khuynh hướng tập trung quá nhiều nguồn lực cho sản xuất phục vụ xuất khẩu mà bo bê sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Trình độ khoa học kỹ thuật yếu kém, đầu vào cho sản xuất còn phải nhập khẩu nhiều từ nước ngoài nên luôn chịu ảnh hưởng của biến động giá thế giới. Theo Tô Trung Thành (2012), hàm lượng công nghệ xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là công nghệ thấp (khoảng 60% và 12-13% ngành sử dụng công nghệ cao) và hầu như không thay đổi trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia thì tỷ trọng ngành sử dụng công nghệ cao đã lên tới 35,6%; 27% và 45,7%. Điều này cho thấy sự tụt hậu khá xa của Việt Nam so với các nước khác trong việc xác lập năng lực cạnh tranh.
Những năm gần đây cũng chứng kiến sự nổi lên của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu. Từ mức chỉ chiếm 29,7% giá trị xuất khẩu năm 1996 và trung bình giai đoạn 1996-2000 là 35,4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã dần khẳng định vị thế của mình. Đến năm 2001 tỷ trọng của khu vực này đạt 45,23% giá trị xuất khẩu và kể từ năm 2003 trở đi đã vượt mức 50%. Điều này cho thấy sự đóng góp của khu vực này vào hoạt động xuất khẩu ngày càng lớn.
Bàng 5: Cơ cấu xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế qua các năm
Năm 1996 2001 2003 2007 2012
Khu vực kinh tế trong nước 70,30 54,77 49,57 42,81 36,93
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 29,70 45,23 50,43 57,19 63,07
Nguồn: TCTK
Xét theo đối tác xuất khẩu, trước những năm 2000 đối tác nhập khẩu
chính của Việt Nam chủ yếu là EU, ASEAN và Nhật Bản. Trong những năm 1996-1999, giá trị xuất khẩu sang 3 thị trường này luôn đạt mức xấp xỉ 60% tổng giá trị xuất khẩu. Từ sau năm 2001, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh, giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ liên tục tăng nhanh qua các năm và dần trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau EU. Thậm chí, nhìn vào hình 7 ta có thể thấy trong giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn chiếm tỷ trọng lớn hơn thị trường EU.
Nguồn: TCTK
Cùng với sự mở rộng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu nước ta sang thị trường Trung Quốc cũng dần được đẩy mạnh qua đó giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tránh tình trạng lệ thuộc vào một nhóm nước trong lĩnh vực xuất khẩu.
2.1.2 Nhập khẩu hàng hoá
Cũng như xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh qua các năm, quy mô cũng như tỷ lệ so với GDP. Nhập khẩu năm 1996 đạt 11,14 tỷ USD bằng khoảng 45,2% GDP, đến 2011 đã tăng lên 11,43 tỷ USD và bằng khoảng 80,91% GDP. Tuy nhiên nhịp độ tăng nhập khẩu hàng hoá là không đồng đều qua các giai đoạn.
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập AFTA, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt nguồn từ một số nước Đông Nam Á lan rộng ra nhiều nước khiến xuất khẩu của các nước này suy giảm nghiêm trọng. Do vậy mà nhập khẩu nước ta trong giai đoạn này hầu như tăng rất chậm, thậm chí năm 1998 nhập khẩu còn giảm 0,8% (xem bảng 4). Một phần cũng là do trong giai đoạn này Chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ tình hình nhập khẩu, lượng vốn đầu tư FDI vào cũng giảm mạnh do đó các máy móc thiết bị nhập khẩu
thuộc khối FDI cũng giảm theo. Điều này đã khiến cho trung bình giai đoạn 1996-2001 nhập khẩu chỉ tăng khoảng 7,8%/năm mà hầu hết là do một năm duy nhất là năm 2000 xuất khẩu tăng đột biến 33,2%.
Hình 8: Nhập khẩu hàng hoá qua các năm
Nguồn: TCTK
Tình hình xuất khẩu chỉ được cải thiện sau khi Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc năm 2002, tốc độ tăng nhập khẩu luôn trên mức 20%, bằng hơn 50% GDP. Kể từ đây, hầu hết các năm tốc độ tăng nhập khẩu luôn lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu đã làm gia tăng tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng nhập khẩu lên tới 39,8% trong khi đó tốc độ tăng xuất khẩu chỉ đạt 21,9% trong năm 2007. Cũng như xuất khẩu, nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 khiến cho giá trị nhập khẩu giảm mạnh vào năm 2009, tuy nhiên ngay sau đó đã phục hồi nhanh chóng trong hai năm tiếp theo. Đến năm 2012, khi mà nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, suy giảm tiêu dùng và sản xuất trong nước đã khiến suy giảm nhập khẩu hàng hóa. Tốc độ tăng nhập khẩu chỉ đạt ở mức 7,12%.
Về cơ cấu hàng hoá nhập khẩu, ở đây chúng tôi xét theo cơ cấu nhóm
hàng để thấy rõ được rằng nhập khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là nhập khẩu