0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Hình 6: Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo nhóm hàng

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CÁN CÂN VÃNG LAI VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN LIÊN THỜI KỲ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (Trang 32 -32 )

Trung Quốc liên tục duy trì ở mức rất cao.

Hình 2: Cán cân vãng lai một số nước, triệu USD

Nguồn: IFS

Tuy nhiên khác những quốc gia này, cán cân vãng lai Việt Nam chỉ duy trì thặng dư được trong một thời gian ngắn. Thặng dư vãng lai chỉ duy trì được trong 3 năm 1999-2001 với mức thặng dư giảm dần từ 4,1% xuống 2,1% GDP. Đến cuối năm 2001, đầu năm 2002 cán cân vãng lai lại chuyển sang trạng thái thâm hụt. Mặc dù thâm hụt trong giai đoạn này là không lớn (dao động dưới 5% GDP) nhưng với thời gian dài như vậy cũng cho thấy nhiều điều đáng ngại đối với nền kinh tế. Theo cách tiếp cận liên thời kỳ thì cán cân vãng lai thể hiện mức độ chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước. Xem xét tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong giai đoạn này, ta thấy được rằng sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước lớn hơn hẳn so với giai đoạn có thặng dư vãng lai trước đó (bảng 2).

Bảng 2: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư qua các năm, %GDP

m 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 2002 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 2009 201 0 201 1 S 17,1 20,2 21,7 24,8 27,1 28,9 28,0 27,1 27,9 31,4 31,7 27,3 24,5 27,8 28,6 30,8 I 32,1 34,6 32,4 32,8 34,2 35,4 37,4 39,0 40,7 40,9 41,5 46,5 41,5 42,7 41,9 34,6

S-I -15,0 -14,4 -10,7 -8,0 -7,1 -6,5 -9,3 -11,9 -12,8 -9,5 -9,9 -19,2 -17,0 -15,0 -13,3 -3,8

Nguồn: TCTK, WB

Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, cán cân vãng lai của Việt Nam lập tức đạt thâm hụt kỷ lục trong 2 năm 2007 và 2008 với mức tương ứng là 9,8% GDP và 11,9% GDP. Còn nếu xét theo quý thì mức thâm hụt còn có phần nghiêm trọng hơn, nếu như quý II năm 2007 chỉ là thâm hụt 9,5% GDP thì sang đến quý I năm 2008 đã lên tới 38,8% GDP. Đồng thời, thời kỳ này chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư đã lên tới trên 15%. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra khiến nước ta cũng chịu nhiều tác động lớn tới kênh xuất nhập khẩu, tuy nhiên thời kỳ này lại là thời kỳ nước ta nhận được một lượng kiều hối lớn gửi về. Điều này đã giúp cho cán cân vãn lai có xu hướng giảm dần mức độ thâm hụt chì còn ở mức 6,8% GDP năm 2009 và 4,0% GDP năm 2010. Sang đến năm 2011, nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy giảm tăng trưởng sau những dấu hiệu phục hồi tạm thời năm 2010 nhờ vào chính sách kích cầu. Tốc độ tăng trưởng cả năm chỉ đạt 5,89% so với 6,78% năm 2010. Cùng với đó là mức tăng trưởng tổng tích lũy tài sản, tiêu dùng cuối cùng đều âm đã khiến cho tổng cầu năm 2011 suy giảm so với năm trước3. Đồng thời, nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất cũng thấp hơn nhiều do lãi suất tăng cao, hạn chế tốc độ tăng tín dụng và điều kiện tín dụng ngặt nghèo. Những điều này dẫn tới nhu cầu nhập khẩu giảm, tốc độ tăng nhập khẩu trong 2 năm 2011, 2012 luôn thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu. Do đó mà kể từ nửa cuối năm 2011 cho tới nay, cán cân vãng lai nước ta đã chuyển sang trạng thái thặng dư, đồng thời mức chênh lệch tiết kiệm - đầu tư cũng giảm xuống còn 3,8% năm 2011.

2. Cơ cấu cán cân vãng lai

2.1 Diễn biến cán cân thương mại

3Chương 2, “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012: Đối diện thách thức tái cơ cấu”, Nguyễn Đức Thánh (cb), Nxb ĐHQG HN.

Kể từ năm 1996 tới nay, cán cân thương mại của nước ta luôn trong tình trạng thâm hụt, đặc biệt là từ sau năm 2003, tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong cả giai đoạn nghiên cứu, duy chỉ có 3 năm 1999-2001 là cán cân thương mại tương đối ổn định với mức thâm hụt không đáng kể.

Bảng 3: Diễn biến cán cân thương mại giai đoạn 1996-2012

Năm Giá trị xuất khẩu(triệu USD, FOB) Xuất khẩu

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CÁN CÂN VÃNG LAI VIỆT NAM GÓC NHÌN TỪ CÁCH TIẾP CẬN LIÊN THỜI KỲ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (Trang 32 -32 )

×